Biểu tượng nú i đá trong truyền thuyết ở Chi Lăn g Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở chi lăng lạng sơn (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Biểu tượng nú i đá trong truyền thuyết ở Chi Lăn g Lạng Sơn

Để làm nổi giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tác giả dân gian đã xây dựng biểu tượng trong một số truyền thuyết. Chúng ta nhận thấy, “Biểu tượng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống thường ngày và đời sống học thuật. Tính đa nghĩa của biểu tượng đã tạo ra sức hút đối với các nhà nghiên cứu, vì vậy, mỗi ngành khoa học lại gởi gắm một nội hàm riêng cho thuật ngữ này” [16, tr. 7]. Trong cuốn Từ điển Triết học, tác giả Rôdentan M. và Iuđin P. cũng nhận định “Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính, hay theo thuật ngữ của Paplốp, tạo nên hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực” [34, tr. 50].Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng là “hình ảnh tượng trưng”, là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [30, tr. 26]. Biểu tượng có một vị trí đáng kể góp phần thể hiện những tư tưởng, tình cảm của con người trong mỗi truyện kể nói chung và trong truyện truyền thuyết nói riêng. Trong mỗi truyền thuyết, người dân Chi Lăng thể hiện niềm tự hào về những trang sử vẻ vang và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông. Bên cạnh đó họ còn tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và chính thiên nhiên nơi đây đã góp phần nhào nặn bản tính tốt đẹp của con người. Chúng ta biết rằng, từ ngàn đời nay, con người luôn phải đoàn kết, thương yêu nhau để chống chọi lại những tai họa do thiên nhiên gây ra và người dân ở vùng Chi Lăng không phải là ngoại lệ. Con người - thiên nhiên, Thiên nhiên - con người là những yếu tố không thể tách rời nhau. Suy cho cùng, con người là một bộ phận của thiên nhiên. Họ cải tạo môi trường theo quy luật của tự nhiên. Thiên nhiên biết chiều lòng người biết chăm chỉ lao động, thông minh, giàu lòng nhân ái. Nhiều những truyền thuyết con người đã đã vận dụng một cách thông minh và khéo léo dựa vào điều kiện thiên nhiên ở địa thế hiểm trở bởi thế núi, thế đá, thế sông trong vùng mà lập nên những chiến công hiển hách.

Biểu tượng đá - Tượng trưng tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của dân tộc: Trong truyền thuyết Núi Tam Đăng, có kể lại

xinh xinh giữa cánh đồng màu mỡ dọc theo bờ sông Thương. Trên đỉnh núi, có tượng đá giống như ba ngọn lửa chảy hình trái tim đặt ngược, đó là núi Tam Đăng (còn gọi là Ba Đăng), nghĩa là ba ngọn đèn cháy rực.” [42, tr. 122]. Trước kẻ thù hung bạo, rơi vào hoàn cảnh khó khăn các nghĩa sĩ của ta quyết không chịu nộp mình cho giặc. Họ đã bất tử hóa cái chết bằng cách dùng tay móc tim mình ra, chụm lại dâng cao thành ba ngọn lửa hình tượng đá. Trái tim của ba nghĩa sĩ dân binh, hai trai, một gái hóa thành núi Tam Đăng vừa là sự chứng giám của ông trời cho lòng trung kiên, dũng cảm của họ, vừa là một chứng tích lưu lại muôn đời cho hậu thế về tinh thần quả cảm của các chàng trai, cô gái.

Truyền thuyết Núi Tay Ngai, hình ảnh bọn giặc sợ khiếp vía trước sức mạnh

của nghĩa quân ta. Chúng khiếp đảm, chạy bán sống bán chết về xuôi, bỏ lại sáu cái hòm da nặng trĩu. Ở trong là những tập sách truyền giáo là truyền đơn và rất nhiều tài liệu của chúng. Nhiều người tự hỏi: Tại sao chúng lại kiếp sợ đến thế và câu trả lời ấy được tác giả dân gian khẳng định “Núi Tay Ngai, như con mắt, lỗ tai của những người nghĩa sĩ đã ghi thêm chiến công về tài năng bắn giỏi vô song của người thủ lĩnh nghĩa quân.” [42, tr. 222].

Truyền thuyết Núi Ngọc là hình ảnh của núi Ngọc, “Nải ngọc trai sáng rực lên trên tay người già đang đứng như cây nghiến giữa rừng khi trời lặng gió đêm ấy, một quả núi nhỏ xinh mọc lên ở đó. Núi được đặt tên là núi Ngọc. Tay nải ngọc quí theo người già, trai tráng vào rừng sâu.”[42, tr. 90]. Cũng từ đó, ngọc đã thành vũ khí, ngọc lại càng tăng thêm ý chí của người dân Chi Lăng và làm sáng ngời thêm phẩm giá con người, theo con người vào rừng sâu đứng dậy đuổi giặc Minh.

Hình ảnh “Hòn đá Liễu Thăng” được tác giả dân gian xây dựng trong truyền thuyết Liễu Thăng thạch. Cái chết của Liễu Thăng được kể như sau: “Bỗng có những tiếng reo hò nổi lên như tiếng hò vang chiến thắng của nghĩa quân trong trận đánh sáng nay. Đó là tiếng reo hò của nghĩa quân đầu tiên đã phát hiện ra hòn đá nơi Liễu Thăng trút hơi thở cuối cùng, sau tiếng sét kỳ lạ trước đó đã biến thành hình một người khổng lồ cụt đầu, nằm úp sấp, chân tay như đang còn run rẩy, ruột lòng thòng, từ bụng bên phía tay phải sổ dài xuống tận gót chân. Đó là Liễu Thăng thạch” [42; tr. 177]. Tên tướng giặc Liễu Thăng bại trận hóa đá, nằm đó với thời gian là biểu

tượng của chiến công hào hùng của dân tộc ta và đồng thời cũng là biểu tượng của sự thất bại ê chề, nhục nhã của quân xâm lược.

Một số truyền thuyết vùng Chi Lăng, biểu tượng của thiên nhiên gây ra biết khó khăn, tai họa cho con người, đều có liên quan đến đá. Trong truyền thuyết Núi Kỳ Lân, ở Chi Lăng có một quả núi đá tên là núi Kỳ Lân, có đôi vợ chồng con Kỳ

Lân này rất hung ác. Nó đã gây ra bao tai họa cho mọi người và nhiều người đã bị nó ăn thịt. Dân chúng quanh vùng phải hiệp lực với nhau để giết nó và đã chiến thắng. Trong vùng Sông Hóa, Chi Lăng còn có hòn đá Dấu Trẻ ở quãng Suối Lân. Truyền thuyết Hòn đá Dấu trẻ, người anh hùng họ Lương cùng với dân làng đã tiêu diệt

được con Dải ở khúc Suối Lân đem lại cuộc sống bình yên cho mọi nhà ở trong làng, từ đó không còn thấy trẻ em bị chết ở khúc suối ây nữa. Ngọn núi Kỳ Lân, hòn đá Dấu trẻ trong vùng là biểu tượng thiên nhiên gây ra những tai họa cho con người nhưng nhờ sự đoàn kết và sức mạnh con người nơi đây đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

Một số truyền thuyết, biểu tượng của thiên nhiên Chi Lăng đã tạo nên thế hiểm để đánh giặc và đã cùng người dân đánh giặc trong suốt chặng đường dài của lịch sử chống ngoại xâm. Có rất nhiều truyền thuyết ở Chi Lăng những điều kiện tự nhiên góp phần hỗ trợ cho con người đánh thắng kẻ thù xâm lược. Điều ấy giải thích vì sao ở truyền thuyết Chi Lăng có rất nhiều truyện bên cạnh giải thích các biểu tượng tự nhiên mang ý nghĩa cao đẹp còn nhấn mạnh thiên nhiên và con người như những người bạn tri kỷ cùng nhau lập nên những chiến thắng vẻ vang. Người Chi Lăng tự hào có ngọn núi mang tên Phượng Hoàng là bởi núi ấy do chim Phượng Hoàng hóa đá mà thành. Theo phong tục của địa phương thì loài chim này là niềm tự hào của bà con các dân tộc ở vùng này. Bởi lẽ, chim phượng Hoàng chỉ xây tổ ở những mảnh đất thiêng, đất lành, đất làm nên nghiệp lớn: “Vì vậy Phượng hoàng được đồng bào bảo vệ hết sức chu đáo, cấm bắn, cấm phá tổ chim Phượng hoàng. Ai vi phạm bị xử tội nặng, kể cả chết. Hình chim Phượng hoàng được vẽ ở đền thờ, miếu mạo dành cho những người có công với dân, với nước. Phượng Hoàng còn tượng trưng cho sức mạnh người miền núi. Bởi thế đời nọ đã truyền sang đời kia câu sấm: Phượng đi nay Phượng đã về”[42, tr. 6]. Bọn giặc đã tìm cách giết hại chim Phượng Hoàng như một sự lo sợ cho tương lai của chúng ở vùng đất này và để

rồi “Phượng hoàng hóa đá mãi mãi đứng đó chứng kiến những sự tích anh hùng của người dân đất này. Bụng Phượng hoàng đá chứa đựng được hàng vạn quân mai phục, có thể bất ngờ gieo nỗi kinh hoàng lên đầu quân giặc xâm lược. Lông chim Phượng hoàng đã hóa thành cỏ cây bịt mắt kẻ thù khiến chúng không tài nào tìm ra và không thể ngờ được rằng trong bụng nó đang ẩn dấu hàng trăm nghĩa binh mai phục sẵn...” [42, tr. 8]. Qua bao thời gian, Phượng Hoàng vẫn đứng đó biểu tượng niềm tin chiến thắng và niềm tự hào của dân tộc.

Trong truyền thuyết Núi Qủy, có nhắc tới việc Lý Thường Kiệt đi thị sát vùng biên ải, đến trước núi Qủy và bất giác ông nhìn thấy con Qủy không có mũi, ông cảm thấy ngột ngạt và hiểu ra rằng linh hồn của các chiến sĩ đã hóa đá này muốn được tham gia đánh giặc. Lý Thường Kiệt đã giương cung, đặt tên ngắm vào đầu Qủy rồi nói: “Nếu con Qủy thiêng này tượng trưng cho tinh thần bất diệt của những người lính trấn ải đã quả cảm ngã xuống vì sự sống còn của dân, của nước thì không những cần có đôi mắt sáng để nhìn thấu tâm can của kẻ thù mà còn phải có cái mũi tinh nhậy phát hiện ra mùi hắc ám của chúng cách xa hàng vạn dặm.” [42, tr. 60]. Dứt lời, Lý Thường Kiệt đã bật dây cung, mũi tên lao vút đi như một tia chớp sáng lòa và một tiếng nổ dền vang núi rừng Chi Lăng. Thế là, mặt Qủy đã có mũi. Trời bừng sáng và chim chóc lại hát ca tưng bừng, hoa rừng lại ngào ngạt đưa hương. Mặt đá Quỷ ngày nay được nhiều người biết đến như một chứng tích gắn với câu chuyện truyền thuyết trong dân gian.

Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết. Biểu tượng thiên nhiên trong truyền thuyết Chi Lăng ít nhiều phản ánh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên nơi đây. Con người Chi Lăng, mảnh đất Chi Lăng là cái cội nguồn, là nơi ươm mầm văn hóa Chi Lăng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở chi lăng lạng sơn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)