Hệ thống lễ hội dân gia nở Chi Lăn g Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở chi lăng lạng sơn (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Hệ thống lễ hội dân gia nở Chi Lăn g Lạng Sơn

Lễ hội ở Chi Lăng có quy mô, cách tổ chức và thời gian tổ chức khác nhau nằm trong hệ thống lễ hội ở Lạng Sơn. “Ở Xứ Lạng, tiến trình của ngày hội trước đây diễn ra thường như sau. Đến ngày hội ở làng nào thì sáng hôm đó, mọi người đều ăn cơm vào khoảng 10 giờ để còn đem “Măm tồng” ra nơi hội họp bày cúng. Đồ cúng gồm: gà thiến béo, đẹp, vàng ươm, thịt lạp, trứng luộc vẽ phẩm đỏ, xanh, tím, vàng, hai cặp bánh trưng bọc lại lá dong xanh và các loại bánh ngày tết như bánh bỏng (khẩu sli thúc théc), bánh khảo (cao pung), oản (xảo án), chè lam (pẻnh khinh), bánh phồng đường (pẻng khô, pẻng khoai), bánh sừng bò (coóc mò). Ở nơi có hội tung còn

thì mỗi mâm kèm theo hai quả còn. Các mâm bày thẳng tắp tạo thành lối đi giữa mà tận cùng là mâm cúng của Pú mo (vị mo già có uy tín chủ trì ngày hội)”[46, tr.146].

Các lễ hội ở Chi Lăng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu của vùng miền, địa phương. Qua tìm hiểu, chúng tôi đã thống kê được 16 lễ hội và nhận thấy hầu hết các lễ hội ở vùng này đa số được tổ chức vào mùa xuân. Có những lễ hội vẫn được tồn tại, lưu truyền hoặc vừa được khôi phục trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, có những lễ hội ở Chi Lăng ngày nay không được lưu truyền vì đã mai một, chỉ còn tâm thức người dân. Vì yêu quý vốn cổ, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, ghi chép lại cả những lễ hội hiện nay đã vắng bóng, chỉ còn trong trí nhớ của những người già. Ngày hội thường tiến hành các tín ngưỡng, phong tục đồng thời là dịp để người dân tụ họp đông vui, để gặp gỡ, giao lưu, tham gia các trò chơi, cuộc thi. Đã thành thông lệ, đến ngày hội mọi người nối tiếp nhau từ nhiều nơi trong huyện và những vị khách vùng khác tìm về với cội nguồn văn hóa của dân tộc, tìm đến căn nguyên của cái đẹp, cái thiện trong văn hóa dân tộc.

Ở một số thôn, xóm của các xã trong huyện Chi Lăng đều có những lễ hội tiêu biểu truyền thống.

Lễ hội Lồng Tồng, xã Bằng Mạc

Lễ hội diễn ra tại thôn Khòn Vạc, xã Bằng Mạc, huyện Chi Lăng, từ sáng sớm đến hết đêm ngày mùng 6 tháng giêng. Đây là lễ hội của người Tày nơi đây đã có từ rất lâu đời. Lễ hội diễn ra để nhân dân trong vùng báo cáo các vị thần linh về kết quả lao động trong một năm và cầu mong thần linh phù hộ, che chở cho dân làng, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

Lễ hội Lồng Tồng, xã Nhân Lý

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng tại xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng. Lễ hội được tổ chức trong một ngày. Trước đây được tổ chức tại một đám ruộng to ở trong thôn Lạng Giai B. Hiện nay lễ hội vẫn duy trì và được tổ chức tại thôn Lạng Giai A. Tiến hành nghi lễ mở hướng lấy lộc, ông Lềnh tạ ơn rồi kết thúc phần lễ. Phần hội có các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian

Lễ hội Suối Mạ - Hội Lồng Tồng

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 tháng giêng tại xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Hội phe của thôn Suối Mạ đứng ra tổ chức lễ hội. Ông cai có nhiệm vụ mời thầy cúng làm lễ vào ngày hội.

Lễ hội Làng Hăng và Làng Mủn

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 7 tháng giêng đến ngày 11 thánh giêng tại thôn Đông Mồ và thôn Nà Ké xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng. Lễ hội diễn ra ngoài trời ở sân đình làng. Đến nay chưa xác định được chính xác đối tượng thờ ở đình, tuy nhiên cũng có nhiều truyền thuyết về ngôi đình này.

Lễ hội Lồng Tồng “Đập đất”, thị trấn Chi Lăng

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 tháng giêng tại xóm Ná và thôn Cây Hồng, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng

Lễ hội được tổ chức sau tết nguyên đán có lịch sử lâu đời và ngày nay vẫn còn tồn tại. Phần lễ bao giờ cũng được chuẩn bị rất chu đáo từ trang phục, chiêng, trống, cờ, số lượng người tham gia tế, lễ vật gồm 3 cỗ chay, 3 cỗ mặn. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như: đẩy gậy, đấu vật, đánh đu, hát chèo, hát ví.

Lễ hội Xuống đồng “đập đất”, thị trấn Chi Lăng

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng tại thôn Trung Mai, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Lễ hội được tổ chức một ngày tại sân Đình Tháng Một có lịch sử lâu đời và ngày nay vẫn còn tồn tại. Phần lễ Ban Hương trưởng gồm 10 người tổ chức họp làng và xin ý kiến các cụ Bô lão chuẩn bị trang phục, chiêng, trống, cờ, lễ vật, số lượng người tham gia tế. Phần lễ được tổ chức lúc nửa đêm. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như: đẩy gậy, đấu vật, đánh đu, hát chèo, hát ví.

Lễ hội Quán Thanh - Lễ hội đền Quỉ Môn

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 8 tháng giêng tại, thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Theo truyền thuyết người dân địa phương, lập đền Quỉ Môn là ca ngợi chiến công của những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống ấm no cho muôn dân. Lễ hội Quán Thanh cũng bắt nguồn từ đó.

Lễ hội Đình Làng Cóc

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 tháng giêng tại thôn Làng Cóc, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng. Qua thời gian và nhiều lí do chủ quan và khách quan lễ hôi trải qua nhiều biến cố và có nhiều biến đổi, chưa thu thập được đầy đủ thông tin về

lịch sử lễ hội, về quy trình của lễ hội xưa mà chỉ có được thông tin về lễ hội trong thời hiện tại.

Lễ hội Than Muội

Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 13 tháng giêng đến ngày 18 tháng giêng tại thôn Than Muội, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng.

Lễ hội này có từ lâu đời, từ khi chợ Tham Muội phát triển. Nhân dân nơi đây lập Đình Than Muội thờ Quan Công. Trong thời kì chiến tranh Đình đã bị phá hỏng và lễ hội cũng được tổ chức quy mô nhỏ dần và ngày nay chỉ còn là Miếu thờ Quan Công do dân làng dựng nên. Phần lễ thành lập ban tế lễ, ngày 13 tháng giêng tổ chức nghi lễ rước các thần ở Miếu Thổ Công, Miếu Cô, thần linh ở ngôi Chùa Hang.

Lễ hội Chùa Làng Trung- Lễ hội Chùa Kim Sơn

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 15 tháng ba âm lịch tại xã xã Quang Lang, huyện Chi Lăng tại Đình, Chùa Làng Trung tọa lạc trên đỉnh Núi Chùa, ngày trước có nhiều cây cổ thụ và nhiều loài chim quý hiếm. Hậu thờ Nhị Vị Đức Phật, tiền thờ Tích Cửu Đại Thần, trong đó có vị anh hùng dân tộc được sử sách ghi chép là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương. Lễ hội Làng Trung có từ lâu đời tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên ngày nay đã bị mai một và không được duy trì.

Lễ hội Đình Làng Mỏ

Lễ hội đình Làng Mỏ được tổ chức ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm - dân làng tổ chức trong một ngày ở địa điểm: Tại đền Cấm và đình Làng Mỏ. Đình Làng Mỏ và Đền Cấm - Đình Làng Mỏ thờ ông Đại Huề, Đền Cấm thờ ngài Lư Văn Tá.

Lễ hội Đồng Mỏ

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. Trước kia lễ hội được tổ chức tại chợ Đồng Mỏ cũ, vài năm trở lại đây được tổ chức tai Đền Chầu Bát, ngự tại khu Ga Bắc, thị trấn Đồng Mỏ. Trong những năm đầu của thế kỉ XX cộng đồng người Hoa và người Việt đã thành lập chợ Đồng Mỏ và lễ hội Đồng Mỏ cũng bắt đầu diễn ra.

Lễ hội Xuống Đồng, xã Vạn Linh

Lễ hội Lễ hội được tổ chức một ngày, diễn ra vào ngày mùng 7 tháng giêng tại thôn Làng Thượng, xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng.

Lễ hội Háng Ví

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 20 tháng giêng tại thôn Nà Lần, xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng. Lễ hội diễn ra trong một ngày ở Miếu Cống Phổ và Miếu Thánh Đế (dân địa phương còn gọi là Miếu Quan Bác).

Lễ hội Lồng Tồng, xã Chiến Thắng

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 7 tháng giêng tại thôn Làng Thành, xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng. Lễ hội tổ chức ở đình làng. Đây là lễ hội đã có từ lâu đời và được duy trì, phát triển tới những năm 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đã mai một và không được tổ chức trong một thời gian dài.

Tiểu kết chương 1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa và lịch sử ở Chi Lăng là những điều kiện rất quan trọng và hết sức thuận lợi làm nảy sinh, tồn tại và phát triển một vùng đất giàu bản sắc văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Đặc biệt là hiện nay huyện Chi Lăng đã được nhà nước quan tâm, đầu tư, kinh tế, xã hội ngày càng khởi sắc góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và ở Chi Lăng nói riêng rất được quan tâm. Những phong tục, tập quán hay những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân các dân tộc trong huyện Chi Lăng đều mang những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Hát Sli, hát lượn, hát then rất phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần ở nơi đây.

Qua việc tìm hiểu về những nét cơ bản về mảnh đất và con người Chi Lăng, chương viết đã cho thấy nơi đây không chỉ là vùng đất có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và chiến lược quân sự của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Hơn thế nữa, Chi Lăng còn là vùng văn hóa đặc sắc với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, hấp dẫn bởi các dãy núi, thế núi, thế sông, những hang động kỳ thú, khí hậu trong lành và những sản vật quý hiếm, độc đáo của vùng đất này. Sự sắp đặt đặc biệt của tạo hóa khiến cho Chi Lăng có cảnh sắc thiên nhiên rất đặc trưng không giống với bất kì nơi đâu, cũng chính từ đó đã gợi nên những ý tưởng và cảm hứng cho những sáng tác dân gian, truyện kể dân gian trong đó có những truyền thuyết vô cùng sống động và hấp dẫn. Từ những đặc điểm chung nhất về vùng văn hóa, văn học dân gian của mảnh đất Chi Lăng lịch sử, chúng tôi sẽ đi khảo sát sâu hơn về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyền thuyết ở nơi đây.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THUYẾT Ở CHI LĂNG - LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội dân gian ở chi lăng lạng sơn (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)