Về doanh số cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 43)

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

2.2.3.1 Về doanh số cho vay tiêu dùng

Theo mục đích cho vay

Bảng 2.4. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo mục đích cho vay từ 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà

187,837 40.8 185,932 36.3 240,852 36

Cho vay mua ô tô 50,985 11.1 65,952 12.9 80,831 12.1 Cho vay du học 39,790 8.6 49,850 9.7 61,235 9.1 Cho vay mua sắm vật

dụng gia đình

101,100 21.9 119,460 23.3 181,453 27.1

Cho vay khác 81,138 17.6 91,136 17.8 105,231 15.7 Tổng doanh số cho vay

tiêu dùng

460,850 100 512,330 100 699,602 100

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐSG) Biểu đồ 2.4. Tinh hình doanh số cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo mục đích cho vay từ năm 2012 -2014 187837 50985 39790 101100 81138 185932 65952 49850 119460 91136 240852 80831 61235 181453 105231 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà Cho vay mua ô tô Cho vay du học Cho vay mua sắm vật dụng gia đình Cho vay khác

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.4, ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014 làm cho các sản phẩm vay khác cũng tăng theo. Doanh số cho vay mua nhà, sửa chữa nhà tuy có tăng về số tiền qua các năm 2012 – 2014 nhưng lại giảm về tỷ trọng. Cụ thể năm 2012 đạt 187,837 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 40.8%. Đến năm 2014 con số này tăng lên 240,852 triệu đồng nhưng chỉ đạt 36% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, chỉ tiêu cho vay mua sắm vật dụng gia đình cũng thay đổi đáng kể. Năm 2012 đạt 101,100 triệu đồng nhưng sang đến năm 2014 đạt được 181,453 triệu đồng. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao đời sống của người dân làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như nhu cầu mua sắm các vật dụng gia đình của họ tăng cao.

Theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo thời hạn cho vay từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 30,065 6.5 40,685 7.9 54,626 7.8 Trung và dài hạn 427,785 93.5 471,645 92.1 644,976 92.2 Doanh số cho vay

tiêu dùng

460,850 100 512,330 100 699,602 100

30065 40685 54626 427785 471645 644976 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2012 2013 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.5. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo thời hạn cho vay từ năm 2012 – 2014

Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.5, ta thấy được doanh số cho vay trung và dài hạn biến động không đều qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn là 427,785 triệu đồng, chiếm 93.5% doanh số cho vay tiêu dùng; doanh số cho vay ngắn hạn đạt 30,065 triệu đồng chiếm 6.5%. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 40,685 triệu đồng chiếm 7.9% và 92.1% là cho vay trung và dài hạn. Năm 2014, con số này đạt 54,626 triệu đồng chiếm 7.8%, còn cho vay trung dài hạn tăng lên 644,976 triệu đồng chiếm 92.2%. Do nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các tài sản lớn như ô tô, nhà ở ngày càng phát triển làm cho các món vay tiêu dùng ngày càng lớn khiến cho doanh số cho vay cũng tăng theo. Nhìn chung, cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể là trên 90% tổng doanh số cho vay tiêu dùng.

2.2.3.2 Về dƣ nợ cho vay tiêu dùng

Theo mục đích cho vay

Bảng 2.6. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo mục đích cho vay từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà

57,837 44.31 65,685 42.11 78,638 33.74

Cho vay mua ô tô 10,985 8.42 15,265 9.79 37,865 16.25 Cho vay du học 9,770 7.49 13,174 8.44 23,493 10.08

Cho vay mua sắm vật dụng gia đình

30,795 23.59 36,762 23.57 63,615 27.30

Cho vay khác 21,138 16.19 25,106 16.09 29,431 12.63 Dư nợ cho vay

tiêu dùng

130,525 100 155,992 100 233,042 100

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐSG) Biểu đồ 2.6. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo mục đích cho vay từ năm 2012 – 2014 0 50000 100000 150000 200000 250000

Cho vay mua nhà, sửa chữa

nhà

Cho vay mua ô tô

Cho vay du học Cho vay mua

sắm vật dụng gia đình

cho vay khác Dư nợ cho vay

tiêu dùng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.6, ta thấy sản phẩm cho vay mua nhà, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các sản phẩm. Năm 2012 là 57,837 triệu đồng, chiếm 44.31% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sang năm 2013 là 65,685 triệu đồng. Bước sang năm 2014 con số này đạt 78,638 triệu đồng do nhu cầu nhà ở là là một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là khi đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu vay Ngân hàng có được chỗ ở tốt ngày càng cao. Hơn nữa, thị trường bất động sản ngày càng trầm lắng giá thành đất ngày càng thấp. Do đó đối với những người dân có nhu cầu và điều kiện mua nhà để ở là một thời điểm thích hợp để mua nhà giá thấp. Chính vì vậy mà dư nợ cho vay tăng dần từ năm 2012 – 2014.

Sản phẩm cho vay mua sắm vật dụng gia đình có dư nợ cao thứ 2 trong tổng dư nợ. Năm 2012 là 30,795 triệu đồng, chiếm 23.59% trên tổng dư nợ. Đến năm 2014 con số này đã lên đến 63,615 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 27.3%.

Các sản phẩm như: cho vay mua xe, cho vay du học, … chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong dư nợ cho vay cá nhân. Do đó tình hình kinh tế khó khăn người dân vẫn còn e dè trong chi tiêu như mua xe. Bên cạnh đó, việc vay cũng hạn chế vì thời gian này thì thị trường chứng khoán, vàng biến động rủi ro cao dẫn đến rủi ro cao cho Ngân hàng.

Theo thời hạn cho vay

Bảng 2.7. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo thời hạn cho vay từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 9,365 7.2 12,083 7.8 17,530 7.5 Trung và dài hạn 121,160 92.8 143,909 92.2 215,512 92.5 Dư nợ cho vay

tiêu dùng

130,525 100 155,992 100 233,042 100

9365 12083 17530 121160 143909 215512 0 50000 100000 150000 200000 250000 2012 2013 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Biểu đồ 2.7. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng dành cho KHCN theo thời hạn cho vay từ năm 2012 – 2014

Qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.7, dựa vào cơ cấu cho vay theo thời gian ta thấy hoạt dộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng chủ yếu là các món vay trung và dài han, tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn tăng nhanh. Năm 2012 là 121,160 triệu đồng, chiếm 92.8% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến năm 2014, con số này đạt 215,512 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 92.5%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đang phát triển các loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô. Đây đều là những sản phẩm có thời hạn cho vay tương đối dài. Chẳng hạn như hoạt động cho vay sửa chữa lớn, mua sắm nhà cửa thường là những khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, thời hạn thu hồi kéo dài cho nên dư nợ của hoạt động cho vay này cũng tăng lên.

Các khoản cho vay ngắn hạn thường là các khoản cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho hộ cá thể, Ngân hàng có thể vay vòng được vốn nhanh hơn và nó phù hợp với nguồn vốn mà Nhà nước huy động được. Đây là cơ cấu tương đối hợp lý của Ngân hàng, đảm bảo cho Ngân hàng có khoản thu lâu dài. Tuy nhiên, cùng với thời gian thì khả năng trả nợ của khách hàng cũng có thể biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau, có thể là những tác động không tốt đến cho Ngân hàng.

2.2.3.3 Về doanh số thu nợ

Bảng 2.8. Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng đối với KHCN từ năm 2012 – 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Tỷ trọng 2013/2012 2014 Tỷ trọng 2014/2013 Doanh số cho vay tiêu dùng 460,850 512,330 11.2 699,602 36.6 Doanh số thu nợ 354,850 492,690 38.8 594,312 20.6 Dư nợ cho vay

tiêu dùng

130,525 155,992 19.5 233,042 49.4

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐSG) Biểu đồ 2.8. Tình hình thu nợ vay tiêu dùng đối với KHCN từ năm 2012 – 2014

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.8, ta thấy rằng tình hình thu nợ cho vay tại Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2012 – 2014 có diễn biến tích cực. Năm 2012, doanh số thu nợ là 354,850 triệu đồng trong khi năm 2013 là 492,690 triệu đồng tăng 38.8%, năm 2014 là 594,312 triệu đồng tăng 20.6%. Tương đương với việc doanh số cho vay tiêu dùng tăng thì doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng. Đây là một cố gắng hết sức nỗ lực của Chi nhánh. Trong giai đoạn 2012-2014, Chi nhánh đã phát huy được tính chuyên nghiệp trong việc thẩm định

460850 512330 699602 354850 492690 594312 130525 155992 233042 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2012 2013 2014

hồ sơ vay, đồng thời có chính sách thu hồi nợ hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng nợ khó đòi.

2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.2.4.1 Kết quả đạt đƣợc

Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đối với khách hàng cá nhân đã đạt được những thành tích khá nổi bật như:

 Chi nhánh đã đi theo đúng hướng chính sách tín dụng đề ra, lấy cho vay tiêu dùng làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Tỷ trọng cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng dần qua các năm.

 Mặc dù trong nền kinh tế thị trường còn nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng của nhóm khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng khá đều đặn trong tổng mức dư nợ tín dụng của toàn Chi nhánh.

 Là hoạt động luôn đóng góp một phần lớn cho thu nhập của Chi nhánh. Thu nhập thuần từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng và tốc độ tăng mạnh.

 Dư nợ cho vay nền kinh tế có biến động tăng/ giảm qua các năm nhưng chất lượng cho vay ngày càng tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn nằm ở mức thấp.

 Trong hoạt động tín dụng mà tiêu biểu là cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân thì Chi nhánh luôn tuân thủ quy trình cho vay rất nghiêm ngặt từ khâu thẩm định hồ sơ đến việc cấp phát tín dụng, thực hiện đúng và đầy đủ các quy chế của cấp có thẩm quyền ban hành.

2.2.4.2 Hạn chế

Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn vẫn còn tăng trưởng chậm, do trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, nên doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số thu nợ cũng như dư nợ cho vay tiêu dùng còn chưa cao, bên cạnh đó có nhiều ngân hàng thương mại cùng kinh doanh trên cùng địa bàn nên số hộ khách hàng không nhiều, vì thế Chi nhánh khó khăn trong việc mở rộng đối tượng cho vay.

Lợi nhuận của Chi nhánh còn chưa cao, hiện tại quy mô cho vay và phạm vi quản lý đang bất cập với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng, phần đông cán bộ chưa được đào tạo lại các kiến thức mới về kinh tế, tài chính, kinh tế chính trị. Hiện tượng tiêu cực trong quan hệ tín dụng còn phát sinh như bỏ qua các thủ tục, quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng cũng như lợi nhuận.

Hiện tại có nhiều khách hàng muốn vay để cải thiện cuộc sống của mình như sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng có giá trị nhưng qua thẩm định của cán bộ tín dụng thì khả năng trả nợ của họ là thấp, họ không có tài sản thế chấp… Vì vậy cán bộ tín dụng không thể đáp ứng những yêu cầu của họ, hoặc các quy định về phương pháp cho vay, quy trình thủ tục hồ sơ cho vay còn những điều chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của người vay như hồ sơ vay vốn còn quá nhiều giấy tờ, mỗi lần vay hồ sơ gần như làm lại từ đầu dẫn đến khách hàng cảm thấy phiền hà… Chính những điều này làm cho ngân hàng tăng trưởng chậm, không mở rộng được nhiều đối tượng khách hàng vay

2.2.4.3 Nguyên nhân

 Từ phía khách hàng:

 Đầu tiên, một trong những nguyên nhân tiếp nhận vốn của khách hàng cá nhân hạn chế cũng chính bởi khách hàng chưa hiểu rõ lắm về cơ chế tín dụng của Ngân hàng nên có tâm lý sợ thủ tục rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng không vay được hoặc vấn đề giải quyết cho vay của Ngân hàng khó khăn…

 Thứ hai, để được cho vay tiêu dùng thì người vay phải chứng minh được nguồn thu nhập của mình. Đối với Việt Nam, khi mà tiền mặt trong tiêu dùng vẫn là chính, thì việc xác nhận mức thu nhập cao đủ điều kiện để vay một khoản nào đó từ phía các cơ quan, đơn vị mà người vay đang làm việc là điều kiện không dễ dàng. Thông thường các cơ quan chỉ xác nhận người đi vay có phải là cán bộ nhân viên của mình không chứ họ không xác nhận mức thu nhập cụ thể từng người là bao nhiêu. Chính vì những lẽ đó nên mặc dù rất có thiện chí của cả hai bên là người vay và người cho vay nhưng cuối cùng hợp đồng tín dụng vẫn không ký kết.

 Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào phương án ít, rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay là rất lớn dẫn đến Ngân hàng không muốn cho vay.

 Không đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo: Bản thân khách hàng cá nhân đôi khi không đáp ứng đủ năng lực tài chính để mua sắm tiêu dùng nên tài sản thuộc cá nhân thuộc cá nhân thường rất ít. Trong khi đó, đối với số sản phẩm cho vay tiêu dùng, hầu hết các Ngân hàng đều quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp. Hơn nữa việc đánh giá tài sản đảm bảo xin vay là phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng. Do đó để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng thì việc định giá sẽ có độ chính xác chưa tuyệt đối và thường thấp hơn giá thị trường. Như vậy, tài sản đảm bảo cũng là một trở ngại cho khách hàng cá nhân trong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng.  Từ phía Ngân hàng:

 Do có nhiều quy định, quy chế cho vay khắt khe, quy trình cho vay phải qua nhiều bước nên có lúc mất nhiều thời gian trong hoạt động cho vay.

 Đội ngũ cán bộ tuy có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc nhưng trong quá trình cho vay chỉ có một cán bộ phải làm tất cả các khâu do đó nhiều lúc cũng gặp những sai sót không tránh khỏi.

 Ngân hàng rất hiếm cho vay không có tài sản đảm bảo: Điều kiện để nhận được vốn vay khi không có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn thì khá khó khăn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 nêu lên tình hình tiêu dùng đối với cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)