0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Những nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN​ (Trang 25 -25 )

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

1.2.4.2 Những nhân tố thuộc về khách hàng

 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có thể mở rộng được mở rộng hay không phụ thuộc vào quy mô và khả năng tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng từ Ngân hàng của khách hàng.

 Quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng

 Trong cho vay tiêu dùng, nguồn trả nợ phổ biến là thu nhập thường xuyên của khách hàng, sau khi trừ đi một phần để tài trợ cho nhu cầu vay tiêu dùng. Thu nhập có thể dưới dạng tiền công, tiền lương đối với những người đang ở độ tuổi lao động hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội, đối với những người đã về hưu. Nhìn chung, thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, trên cơ sở đó cho vay tiêu dùng càng có khả năng mở rộng.

 Thói quen tiêu dùng của dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, dân cư miền bắc có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư miền nam.

 Đạo đức của người đi vay là nhân tố tác động không nhỏ đến việc cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Đạo đức thể hiện năng lực pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ và chấp hành theo quy định của khách hàng hay không. Mức độ tín nhiệm là sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.

Tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Nếu khách hàng đảm bảo bằng chính tài sản đó, có thêm những tài sản đó, có thêm những tài sản đảm bảo có giá trị khác thì độ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho vay cũng cao hơn.

1.2.4.3 Những nhân tố thuộc về môi trƣờng

 Những nhân tố thuộc về môi trường tác động rất lớn đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt dộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng như quy mô, rủi ro, lãi suất, phương

thức và các loại cho vay tiêu dùng. Trong phạm vi chuyên đề này, chúng ta chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

 Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như những thách thức đối với Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng.  Môi trường văn hóa – xã hội: môi trường văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến

hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Mỗi vùng có tập quán, thói quen khác nhau, do đó việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cũng khác nhau phù hợp với đặc thù của từng vùng.

 Môi trường cạnh tranh: sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các Ngân hàng thương mại đang ngày càng một gia tăng. Hiện nay, không chỉ có các Ngân hàng mới thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng mà cả công ty tài chính, công ty bảo hiểm... cũng tham gia vào lĩnh vực này.

 Môi trường pháp lý: tất cả các hoạt động trong xã hội đều chịu chi phối của một hệ thống pháp luật. Đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng là một ngành kinh doanh tiền tệ nên chịu sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống pháp luật và các cơ quan chính phủ. Môi trường pháp luật sẽ tạo cho Ngân hàng những cơ hội và không ít thách thức.

 Môi trường khoa học công nghệ: môi trường khoa học công nghệ tác động lớn đến các hoạt động của Ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp Ngân hàng hạ thấp chi phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chào bán sản phẩm tín dụng tiêu dùng, các tiến bộ kỹ thuật còn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của Ngân hàng trong việc vay và trả tiền, giúp ngân hàng đưa ra được các sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng ví dụ như tiêu dùng qua thẻ, tín dụng tiêu dùng thấu chi...

1.2.5Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng 1.2.5.1 Đối với nền kinh tế

Kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Ngược lại, cho vay tiêu dùng cũng có hoạt động tích cực đến nền kinh tế xã hội. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng, thông qua việc kích cầu tiêu dùng sẽ kích thích nền sản xuất phát triển từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ có cho vây tiêu dùng người dân có

thể thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra tâm lý thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc. Cho vay tiêu dùng còn giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm qua đó khơi thông quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, tạo ra cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp hơn.

1.2.5.2 Đối với Ngân hàng

Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để vay có kiếm lời. Cho vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền tệ người gửi cho Ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng cũng thu được khoản lợi nhuận đáng kể, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro.

1.2.5.3 Đối với ngƣời tiêu dùng

Về phía người vay, theo các ngân hàng cho vay tiêu dùng mang lại khá nhiều thuận lợi. Khách hàng sẽ có một khoản tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần trong tương lai và đặc biệt nó rất cần thiết trong những trường hợp khi cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho giáo dục, y tế...hoạt động cho vay tiêu dùng ra đời đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng thanh toán tương lai. Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay Ngân hàng hợp lý hơn rất nhiều so với khách hàng phải vay “nóng” bên ngoài.

Thời hạn cho vay và phương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của Ngân hàng nên phải mất tài sản của mình. Tuy nhiên nếu khách hàng thực hiện đúng những yêu cầu của Ngân hàng và mua bảo hiểm đầy đủ theo khuyến nghị của Ngân hàng thì rủi ro sẽ được hạn chế tối đa.

Hiện nay nhìn chung điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng cũng không quá phức tạp cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần xác minh có hộ khẩu thường trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh của Ngân hàng mà họ định vay hoạt động. Người vay cần xác định mức thu nhập tháng ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay phải hợp lý.

1.2.6Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra đối với các ngân hàng tại Việt Nam

1.2.6.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nƣớc

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Trung Quốc

Dịch vụ cho vay tiêu dùng càng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển tại các NHTM Trung Quốc. Vào năm 1999, Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc đã làm cho thời hạn cho vay có thế chấp được kéo dài từ 20 năm đến 30 năm, giá trị các khoản vay cũng được nâng từ mức 70% lên 80% giá trị tài sản thế chấp. Ngân hàng phát triển Thượng Hải – Phú Đông là một trong số các ngân hàng ở Trung Quốc sớm có dịch vụ cho vay tiêu dùng phát triển mạnh. Ngân hàng đã hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh bất động sản để đơn giản hóa các thủ tục về tài sản thế chấp và giảm số lần người đi vay đến giao dịch với một chi nhánh ngân hàng.

Nhìn chung, các khoản vay tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ với cả người tiêu dùng và hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc nên hậu quả của vấn đề rủi ro chưa thể hiện đầy đủ, chưa lường trước được. Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 10 – 30 năm nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng gia đình, sức khỏe và công việc của người đi vay.

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu

Tại Châu Âu, cho vay tiêu dùng ra đời muộn hơn các loại hình cho vay khác. Nó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn của người dân tại các quốc qia phát triển. Cho đến nay, cho vay tiêu dùng đã trở thành một hình thức cho vay phổ biến. Cùng với các loại cho vay khác, cho vay tiêu dùng làm hoàn thiện, làm phong phú môi trường cho vay, hướng đến bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

1.2.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các ngân hàng Việt Nam

Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả.

Những hiểu biết của người dân vầ các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt động này.

Để phát triển hình thức cho vay này và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của ngân hàng trung ương, các tổ chức cho vay và các cơ quan hành chính khác.

Nhìn chung thì hoạt động vay vốn tiêu dùng đều có sự tham gia và cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng và tổ chức tài chính. Điều đó không có nghĩa là khách hàng nào cũng có thể vay bởi mỗi đơn vị đều có những quy định riêng trong việc thẩm định và giải ngân nguồn vốn. Khách hàng muốn vay vốn cần đáp ứng đủ điều kiện ban đầu từ ngân hàng và tổ chức tài chính, tiếp đó là vượt qua quy trình thẩm định thì mới được giải ngân. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm tối thiểu nợ xấu và rủi ro. Với mỗi sản phẩm vay thì đều có những quy định và đặc điểm riêng mà khách hàng cần đáp ứng. Vì vậy muốn tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng khách hàng cần có sự tìm hiểu và chọn lựa sản phẩm vay phù hợp với điều kiện của bản thân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 nêu lên những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Từ những vấn đề mang tính khái quát về cho vay tiêu dùng đến những vấn đề cụ thể như: khái niệm, đặc điểm và lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng đều được đề cập đến trong chương này. Đồng thời cũng nêu lên một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng với các khía cạnh như: khách hàng, ngân hàng, môi trường cùng với tinh hình cho vay tiêu dùng tại một số nước. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÕN

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 31/03/2010 tại TP. HCM, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn( sau đây gọi tắt là VietinBank Chi nhánh Đông Sài Gòn hoặc Chi nhánh) đã tổ chức hội nghị khách hàng năm 2010 và chính thức công bố tên giao dịch mới là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn thay cho tên giao dịch cũ Chi nhánh 14 TP.HCM, tiền thân là Ngân hàng Nhà nước Huyện Thủ Đức - Ngân hàng đầu tiên có mặt trên địa bàn Thủ Đức cũ nay đã được tách thành 3 quận là Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã đạt được lòng tin khá vững chắc cho khách hàng từ doanh nghiệp đến các khoản tiền nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư, cũng như tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Các thông tin cơ bản về Chi nhánh Đông Sài Gòn :

- Tên đăng ký (tiếng việt) : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

- Tên đăng ký (tiếng anh): VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE – DONG SAI GON BRANCH

- Tên giao dịch: VietinBank – Chi nhánh Đông Sài Gòn

- Tên người đại diện pháp lý: Văn Thị Ánh Tuyết Chức vụ: Giám đốc - Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần

- Website: www.vietinbank.vn

- Địa chỉ: 35 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM.Điện thoại: 08.38960799

Slogan: “Nâng cao giá trị cuộc sống”

Với vị trí nằm trên tuyến đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Vietinbank Đông Sài Gòn có mạng lưới 12 máy rút tiền ATM, 5 PGD (hai PGD ở Quận 9, một PGD ở Quận 2 và một PGD ở Quận Thủ Đức, một PGD ở Gò Vấp) đặt tại các vị trí khá đắt địa, gần chợ, trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư,…thuận tiện cho khách hàng trong việc gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, thực hiện mọi giao dịch thanh toán,…

Chi nhánh Đông Sài Gòn được đánh giá là đơn vị xuất sắc, chi nhánh đã bốn năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2013.

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của tổ chức kinh tế và dân cư với các sản phẩm gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi thanh toán với các loại kỳ hạn khác nhau, tiền gửi bằng đồng và đôla…

 Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

 Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác, đầu tư của các tổ chức trong nước.  Vay vốn của Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.  Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

 Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.

 Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.

 Bên cạnh hoạt động cho vay, Ngân hàng cũng tham gia bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, bảo lãnh thanh toán hoặc bảo lãnh tiền ứng trước…

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn)

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban

Ban giám đốc: Xem xét toàn diện báo cáo thẩm định của Phòng Khách hàng, Phòng

Quản lý rủi ro; Quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng đối với khách hàng (bao gồm cho vay/ bảo lãnh ngắn, trung và dài hạn) và các điều kiện cơ bản của một khoản tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN​ (Trang 25 -25 )

×