Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 33)

Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ đến

2.1.3.2Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban

3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầ u:

2.1.3.2Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

2.1.3.2Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, ban

Ban giám đốc: Xem xét toàn diện báo cáo thẩm định của Phòng Khách hàng, Phòng

Quản lý rủi ro; Quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng đối với khách hàng (bao gồm cho vay/ bảo lãnh ngắn, trung và dài hạn) và các điều kiện cơ bản của một khoản tín dụng.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Trực tiếp phối hợp với bộ phận quản lý nhân sự, quản lý

tiền lương và đào tạo tại trụ sở chính để phổ biến, triển khai thực hiện và theo dõi giám sát kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách và quy trình quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng Công Thương tại Chi nhánh một cách hiệu quả; lập kế hoạch lao động, định biên lao động các Phòng tại Chi nhánh; thực hiện công tác cán bộ trong toàn Chi nhánh; thực hiện quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công Thương có liên quan đến chính sách cán bộ về

Ban Giám đốc Phòng Thông tin điện toán Phòng KHCN Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Kế toán Phòng Tổng hợp Các PGD Phòng KHDN

tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…; Đầu mối hướng dẫn sử dụng và trực tiếp thực hiện việc duy trì, báo cáo về cơ sở dữ liệu, thông tin nhân sự trên các phần mềm quản lý nhân sự của Ngân hàng Công Thương.

Phòng Tiền tệ - Kho quỹ: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm và nhập/xuất kho hồ

sơ tài sản bảo đảm đúng quy định; chịu trách nhiệm bảo quản và lưu giữ tất cả các hồ sơ tài sản đảm bảo; phối hợp với Phòng Khách hàng để chi tiền cho khách hàng với số tiền lớn.

Phòng Kế toán: Tiếp nhận, kiểm tra sự khớp đúng của hồ sơ giải ngân; tiếp nhận, kiểm

tra tính khớp đúng hồ sơ tài sản bảo đảm giữa hồ sơ giấy và thông tin nhập trên máy, trực tiếp giao toàn bộ hồ sơ tài sản bảo đảm cho phòng Tiền tệ - kho quỹ; chịu trách nhiệm kiểm tra và tính toán lại lãi vay thu thủ công của khách hàng; chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc xử lý nghiệp vụ liên quan; lưu trữ hồ sơ đúng quy định.

Phòng tổng hợp: Tổng hợp các số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây

dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ Ngân hàng.

Phòng KHDN: Tổ chức triển khai sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN; quản lý, lưu trữ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán và thực hiện báo cáo thống kê về tình hình hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN; thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

Phòng KHCN: Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho KHCN, chăm sóc KHCN, quản

lý và phát triển quan hệ với KHCN của Chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn, hướng dẫn khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho giám đốc Chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN.

Phòng Thông tin điện toán: Quản lý giao dịch trên máy, phối hợp với các phòng khác cập

nhật các ứng dụng, tham số mới nhất; lập, hỗ trợ thực hiện, gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nhà nước; kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của Ngân hâng Công Thương; đầu mối trong việc liên hệ địa

điểm, lắp đặt máy ATM, di dời khi có lệnh điều chuyển vị trí các máy; phối hợp bộ phận Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, Trung tâm Thẻ Ngân hàng Công Thương và các phòng liên quan trong việc thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Phòng giao dịch: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, mở và quản lý các tài

khoản cho khách hàng.

2.1.3.3 Ƣu, nhƣợc điểm của cơ cấu tổ chức 2.1.3.3.1. Ƣu điểm

- Bộ máy tổ chức của Chi nhánh đáp ứng đầy đủ những nhu cầu mà khách hàng mong muốn: vay tiền, gửi tiền, các dịch vụ thanh toán trả sau, các dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM…

- Đáp ứng cho cả khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.

- Bộ máy tổ chức đầy đủ, chi tiết các phòng ban giúp việc quản lý chi nhánh thêm dễ dàng và bảo đảm an toàn hơn.

2.1.3.3.2. Nhƣợc điểm

- PGD còn chưa rộng khắp gây khó khăn cho các khách hàng ở xa.

- Các quầy giao dịch còn ít, hoạt động giao dịch diễn ra còn chậm nên nhiều khách hàng phải đợi lâu mới thực hiện được giao dịch.

2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.1.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 – 2014 Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 – 2014

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 644,857 100 678,324 100 721,564 100 Thu từ lãi 609,356 94.5 641,213 94.5 682,906 94.6 Thu từ dịch vụ 35,501 5.5 37,111 5.5 38,658 5.4 Tổng chi phí 575,846 100 596,216 100 623,529 100 Chi phí trả lãi 539,888 93.8 561,094 94.1 585,983 94 Chi phí dịch vụ 20,331 3.5 19,001 3.2 19,889 3.2 Chi phí khác 15,627 2.7 16,121 2.7 17,657 2.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận chưa phân phối 69,011 82,108 98,035

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh ĐSG) Biểu đồ 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 – 2014

644857 678324 721564 575846 596216 623529 69011 82108 98035 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2012 2013 2014

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, cụ thể là giai đoạn 2012 – 2014, ta thấy tình hình hoạt động của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Tổng doanh thu tăng từ 644,857 triệu đồng năm 2012 lên 678,324 triệu đồng năm 2013, năm 2014 con số này đạt 721,564 triệu đồng. Cũng như các Ngân hàng khác thì khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng thu nhập của Chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay. Sở dĩ khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao là do Ngân hàng đã kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn. Khoản mục thu từ dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập và chưa tương xứng với lợi ích mà Ngân hàng mang lại. Tức là, Ngân hàng có nhiều dịch vụ nhưng chỉ có một số ít dịch vụ đem lại thu nhập cho Ngân hàng. Nguyên nhân là do Ngân hàng chưa giới thiệu hết tất cả các dịch vụ mà Ngân hàng có nên đa số người dân chưa biết đến những dịch vụ của Ngân hàng.

Chi phí của Ngân hàng chủ yếu là chi phí trả lãi, ngoài ra còn có chi phí dịch vụ và chi phí khác. Chi phí trả lãi là khoản chi không thể thiếu trong hoạt động của Ngân hàng. Vì Ngân hàng hoạt động chủ yếu nhờ vào nguồn vốn huy động. Nếu Ngân hàng không huy động được vốn thì không thể hoạt động kinh doanh được. Chính vì tính quan trọng của khoản mục này mà chi phí trả lãi luôn tăng. Năm 2012 con số này là 539,888 triệu đồng, nhưng đến năm 2014 nó đã tăng lên 585,983 triệu đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả và ổn định hơn.

Lợi nhuận thu được có sự tăng trưởng tương đối đều, năm 2012 là 69,011 triệu đồng, năm 2013 là 82,108 triệu đồng, năm 2014 là 98,035 triệu đồng. Có thể nói hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm vẫn đạt được hiệu quả khá cao với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt trên 18%/năm.

Để đạt được thành quả trên, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành còn phải kể đến sự nỗ lực vượt bậc của Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn qua việc thực thi hàng loạt các giải pháp như: đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung rà soát chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn tuyệt đối; tiến hành phân loại khách hàng đang còn dư nợ, tiến hành giảm, đến rút dần dư nợ với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, có khả năng phát sinh nợ xấu; đồng thời tập trung tiếp thị, tiếp cận với nhu cầu các khách hàng có tình hình tài

chính lành mạnh, vòng quay vốn nhanh, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành,…

2.1.4.2 Tình hình huy động vốn Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 – 2014

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn huy động 3,504,786 100 3,997,625 100 4,253,912 100 Cá nhân 2,759,825 78.7 3,231,845 80.8 3,466,512 81.5 Tổ chức kinh tế 738,907 21.1 759,511 19 781,076 18.4 Tổ chức tín dụng khác 6,054 0.2 6,269 0.2 6,324 0.1

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh ĐSG) Biểu đồ 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2012 – 2014

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy được rằng tổng vốn huy động của Chi nhánh cũng tăng qua các năm. Năm 2012 tổng vốn huy động là 3,504,786 triệu đồng, trong đó huy động

3504786 3997625 4253912 2759825 3231845 3466512 738907 759511 781076 6054 6269 6324 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất 78.7% đạt 2,759,825 triệu đồng, huy động từ tổ chức kinh tế 738.907 triệu đồng, còn lại từ tổ chức tín dụng khác. Qua năm 2013 tổng vốn huy động tăng lên đạt 3,997,625 triệu đồng, huy động từ cá nhân tăng lên chiếm 80.8% tổng nguồn vốn huy động và đạt 3,231,845 triệu đồng. Đến năm 2014 tổng vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng đạt 4,253,912 triệu đồng. Để có được kết quả trên cũng nhờ vào sự hỗ trợ không ngừng của toàn thể ban giám đốc và toàn thể nhân viên làm việc trong Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động tốt thu hút được nguồn vốn của nhiều khách hàng từ khách hàng cá nhân đến doanh nghiệp.

2.1.4.3 Tình hình dƣ nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn năm 2012 – 2014

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 1,769,237 100 2,373,745 100 3,640,218 100

Dư nợ cho vay tiêu dùng (KHCN)

130,525 7.4 155,992 6.6 233,042 6.4

Dư nợ cho vay (KHDN)

1,638,712 92.6 2,217,753 93.4 3,407,176 93.6

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn) Biểu đồ 2.3. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2012 – 2014

Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn tăng ổn định qua các năm từ 2012-2014. Tổng dư nợ của ngân hàng tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2012 tổng dư nợ của ngân hàng là 1,769,237 triệu đồng. Sang năm 2013 là 2,373,745 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với KHDN chiếm tỷ lệ cao 93.4%, 2,217,753 triệu đồng, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 6.6% tổng dư nợ cho vay, đạt 155,992 triệu đồng. Vào năm 2014, dư nợ tăng mạnh đạt 3.640.218 triệu đồng, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 233,042 triệu đồng, dư nợ cho vay từ KHDN chiếm 93.6%, đạt 3,407,176 triệu đồng. Nhìn chung dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng đối với KHCN trên tổng dư nợ có giảm tuy nhiên mức giảm này là không nhiều. Qua đó ta có thể thấy trong hoạt động cho vay của mình thì ngân hàng ngoài việc chú trọng tới cho vay các doanh nghiệp thì cho vay tiêu dùng cũng đang rất được quan tâm theo chiến lược phát triển của ngân hàng. 1769237 2373745 3640218 130525 155992 233042 1638712 2217753 3407176 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

2.2.1 Đối tƣợng và điều kiện cho vay tại Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cho vay tiêu dùng đối với tất cả các cá nhân và hộ gia đình thỏa mãn những điều kiện nhất định của Ngân hàng. Cụ thể các khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng phải thỏa mãn những điều kiện sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có hộ khẩu thường trú (hoặc diện KT3) tại cùng địa bàn hành chính Tỉnh, Thành phố nơi có trụ sở hoặc Chi nhánh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Cá nhân, chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ gia đình trong giao dịch với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phải có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn.

- Có nguồn thu ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Thực hiện việc bảo đảm tiền vay phù hợp với quy định của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Các khách hàng đáp ứng được các điều kiện trên sẽ được ngân hàng xem xét cho vay.

2.2.2 Quy trình xét duyệt cho vay

Quy trình cho vay tiêu dùng gồm 8 bước và được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và xét duyệt khoản vay.

Bước 1: Tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

 Hồ sơ pháp lý

 Hồ sơ khoản vay

 Hồ sơ tài sản đảm bảo

 Các hồ sơ khác có liên quan Bước 2: Thẩm định khoản vay

 Thẩm định khách hàng vay vốn: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tư cách người vay.

 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, ngành kinh doanh: Mục đích vay vốn, tính khả thi, hiệu quả, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ.

 Thẩm định nguồn trả nợ.

 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Thẩm định tài sản đảm bảo, điều kiện tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo, xác định các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định. Nếu không đủ điều kiện cho vay thì cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn​ (Trang 33)