- tài chính Thái Nguyên
4.2.2. Đổi mới việc áp dụng các công cụ quản lý tài chính
Công cụ quản lý tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý tài chính tại nhà trường. Trong thời gian vừa qua nhà trường đã sử dụng các công cụ để điều hành các hoạt động tài chính của mình. Trong điều kiện tự chủ tài chính, trường cần được quyết định nhiều hơn trong lĩnh vực tài chính nhưng cũng cần có sự chụi trách nhiệm trước nhà nước, cộng đồng xã hội, sinh viên và phụ huynh. Do vậy, để quản lý tài chính có hiệu quả cần thiết phải có phương pháp đổi mới trong việc điều hành của nhà trường.
Hoàn thiện dự toán chi tài chính của nhà trường
Đối với dự toán chi tài chính của nhà trường được coi như là kế hoạch hành động của nhà trường, nó cũng là cơ sở để phân bổ nguồn lực cũng như nó là phương tiện để truyền đạt các kế hoạch về tài chính, phương tiện để động viên và hướng dẫn thực hiện các nguồn lực tài chính, nguyên tắc chỉ đạo các hoạt động tài chính và các tiêu chuẩn để kiểm soát tài chính. Với tầm quan trọng của dự toán thu chi tài chính như vậy nên việc lập dự toán thu chi tài chính của nhà trường cần được xem xét. Nghĩa là việc lập dự toán thu chi tài chính của nhà trường dựa trên cơ sở tổng lực tài chính hiện có của nhà trường, kết quả thực hiện dự toán của các năm trước cùng với việc xem xét những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực tài chính trong năm kế hoạch để xác định những dự toán tài chính trong năm tới. Nhưng nhìn chung phương pháp lập dự toán vẫn chủ yếu là đơn gian và dễ kiểm soát các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc tự chủ tài chính không phù hợp với phương pháp lập dự toán truyền thống vì: hiệu lực quản lý thấp, không gắn kết kinh phí bỏ ra với yêu cầu phải đạt được các mục tiêu đề ra, tầm nhìn ngắn hạn và thiếu tính chủ động.
Trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ chế xin cho thường xuyên diễn ra. Theo đó cơ chế quản lý, định mức chi tiêu, sử dụng ngân sách, thậm chí quan điểm xây dựng quản lý tài chính được thiết lập để kiểm soát theo
phương châm càng chặt chẽ càng tốt. Đây là một phương thức không phù hợp với các đơn vị sự nghiêp đào tạo nói chung và các trường đang mở rộng quyền tự chủ tài chính nói riêng.
Đứng trước những hạn chế đang gặp phải, việc lập dự toán thu chi theo kiểu truyền thống cần được chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của nhà trường. Đó là phân bổ nguồn lực theo kết quả đầu ra gắn với quy trình quản lý nguồn lực tài chính. Với việc áp dụng phương pháp nà sẽ góp phần hạn chế những bất cập của cách thức quản lý, phân bổ nguồn lực tài chính theo kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng quyền tự chủ cho trường, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị dự toán cung cấp các sản phẩm dịch vụ công cộng cần được nhìn nhận một cách như doanh nghiệp. Để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, các đơn vị phải tính toán được dự toán chi phí cần thiết, phải tập hợp một cách đầy đủ các sản phẩm dịch vụ, phải tập hợp tất cả các yếu tố sản xuất....đây là những yếu tố đầu vào và kết hợp với các yếu tố sản xuất trong một quy trình sản xuất, một dây chuyền công nghệ của mình đó là sinh viên tốt nghiệp...
Lập tự toán chi tài chính theo kết quả đầu ra cần phải như sau: + Phân bổ tài chính theo tính chất mở, công khai, minh bạch + Các nguồn lực tài chính được tập hợp trong dự toán chi. + Nguồn tài chính được lập theo thời gian trung hạn
+ Lập dự toán chi tài chính được lập dự theo căn cứ thực tế, hướng tới người sử dụng và mục tiêu phát triển của nhà trường.
+ Các nguồn tài chính cần được kết hợp với các khoản chi hoạt động và chi mua sắm đầu tư trang thiết bị.
+ Việc sử dụng nguồn lực tài chính cần dựa trên chiến lược ưu tiên, mục tiêu nào quan trọng thì sẽ được thực hiện trước, mục tiêu nào ít quan trọng sẽ được thực hiện sau.
Để việc lập dự toán chi tài chính theo kết quả đầu ra thì nhà trường cần chú ý các bước như sau:
Thứ nhất: xác định đúng chỉ tiêu sinh viên đầu vào và số lượng dự kiến sinh viên tốt nghiệp với chất lượng cam kết và các sản phẩm nghiên cứu khoa học cần được hoàn thành.
Thứ hai: xác định và đủ định mức chi phí đào tạo để sinh viên tốt nghiệp đúng chất lượng đã cam kết và các công trình nghiên cứu khoa học của các giảng viên và sinh viên cần hoàn thành.
Thứ ba: Cần xây dựng tiêu chí giám sát và cơ chế đánh giá, cam kết giám sát các hoạt động.