- tài chính Thái Nguyên
4.3.3. Khuyến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên
Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, toàn bộ ngân sách được cấp là ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, Nhà trường đã và đang tích cực chủ động khai thác các nguồn thu dịch vụ để giảm gánh nặng cho NSĐP, trong đó có kế hoạch mở rộng hoạt động của các trung tâm dịch vụ như Trung tâm dịch vụ kế toán – kiểm toán và tư vấn tài chính, Văn phòng tư vấn luật, Bưu điện,…Do đó, đề nghị UBND Tỉnh cùng các Sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện tốt nhất cho sự thành lập và hoạt động của các trung tâm dịch vụ trên.
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng pháp triển, đồng thời với đó là các lĩnh vực trong xã hội cũng cần có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tại. Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục công lập nói riêng cũng cần có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của xã hội, cũng như có những chính sách để phát triển lâu dài.
Tự chủ tài chính là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của lĩnh vực giáo dục, thời hạn tự chủ tài chính hoàn toàn cũng sắp đến dần. Đứng trước thực trạng này, các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như trường Cao đẳng kinh tế tài chính Thái nguyên cũng đã có những biện pháp tăng cường công tác tự chủ tài chính của mình. Do vậy tác giải chọn đề tài “ tăng cường tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên” để nghiên cứu. Trong nghiên cứu, tác giải đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng cường tự chủ tài chính tại các đơn vị giáo dục công lập, đã đưa ra kinh nghiệm thực tế của các trường. Từ những vấn đề lý thuyết đấy, tác giả nghiên cứu thực trạng tăng cường tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng kinh tế tài chính Thái nguyên. Từ thực trạng nghiên cứu cũng chỉ ra những thành tựu đã đạt được của nhà trường cũng như những tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới. Nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng kinh tế tài chính Thái nguyên đó là: nâng cao hiệu quả phân phối tài chính, đổi mới việc áp dụng các công cụ quản lý tài chính, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ, hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ, sử dụng tài chính hiệu quả và tiết kiệm.
Với những nghiên cứu của mình cũng như các giải pháp đưa ra. Tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức của mình trong quá trình tăng cường tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng kinh tế tài chính Thài Nguyên, góp phần xây dựng trường ngày càng lớn mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11. 2. Luật viên chức số 58/2010/QH12.
3. Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. 4. Chính phủ, 25/6/2006, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về việc Quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chính phủ, 14/02/2015, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về việc Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý Tài chính công. Nhà xuất bản Tài chính.
7. Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Chu Hà Tịnh (2013), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mỏ địa chất.
9. Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP. HCM.
10. Đoàn Hương Quỳnh (2016), "Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công: Đột phá mới và các yêu cầu thực hiện", Tạp chí Tài chính, kỳ 1 số tháng 4/2016.
11. Báo cáo tài chính (2012 - 2016), Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên. 12. Quy chế chi tiêu nội bộ (2012 - 2016), Trường CĐ Kinh tế- Tài chính Thái
Nguyên.
13. Báo cáo ba công khai (2012 - 2016), Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào Ông/Bà!
Tôi tên là: Phạm Thị Mai Hương hiện đang là học viên cao học trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Hiện nay, tôi đang làm luận văn thạc sĩ với đề tài “ Tăng cường tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế- tài chính Thái Nguyên” trong đề tài có sử dụng một số câu hỏi để xem xét đánh giá vấn đề tự chủ tài chính của nhà trường. Rất mong được sự ủng hộ của công bà để tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn ông bà!
Mỗi câu có 5 mức lựa chọn như sau: Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý
Mức 3: Không có ý kiến Mức 4: Đồng ý
Mức 5: Hoàn toàn đồng ý
Câu hỏi đối với cán bộ giảng viên trong nhà trường:
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Cơ cấu các khoàn thu đã thay đổi theo hướng tự chủ
Nguồn thu từ ngân sách giảm cần có nguồn thu khác thay thế
Nguồn thu ngoài ngân sách quan trọng cần tăng hơn nữa
Nhà trường đã đưa ra nhiều chiến lược để tăng thu ngoài ngân sách
Cán bộ giảng viên đã sẵn sàng cho tự chủ hoàn toàn
Cơ cấu các khoản chi hợp lý dần
Nhà trường đã cắt giảm các khoản chi không cần thiết
Các khoản chi tuy giảm nhưng tin tưởng sẽ tăng Cơ chế quản lý chặt chẽ, ít xảy ra thất thoát lãng phí
Công tác tự chủ tài chính đã được cải thiện Trang thiết bị được cung cấp đầy đủ
Ít thời gian phê duyệt mua mới
Thiết bị trong phòng học luôn hoạt động tốt Trang thiết bị tại ký túc xá hoạt động tốt, luôn kiểm tra định kỳ
Trang thiết bị hiện đại, luôn sẵn sàng hoạt động
Câu hỏi cho cả giảng viên và sinh viên:
Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)
Mức học phí đưa ra là hợp lý Các khoản lệ phí phù hợp
Các khoản thu công khai rõ ràng Cán bộ thu nhẹ nhàng, tận tình Giá dịch vụ phù hợp với sinh viên Chi cho sinh viên nhiều hơn
Các khoản chi thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên
Sinh viên được nhà trường quan tâm và lắng nghe ý kiến
Trang thiết bị được cung cấp đầy đủ Thiết bị trong phòng học luôn hoạt động tốt
Trang thiết bị tại ký túc xá hoạt động tốt, luôn kiểm tra định kỳ
Trang thiết bị hiện đại, luôn sẵn sàng hoạt động