Sử dụng tài chính hiệu quả và tiết kiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên (Trang 96 - 100)

- tài chính Thái Nguyên

4.2.5.Sử dụng tài chính hiệu quả và tiết kiệm

- Đổi mới, hoàn thiện cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đạo tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, từng bước giảm dần tỷ trọng các khoản chi mang tính chất hành chính.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính

- Trong giai đoạn hiện này, những yêu cầu quan trọng có tính chất quyết định đến sự phát triển của các cơ sở đào tạo đó là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Do vậy cần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng nhưng tính thực tiễn của các buổi giảng dạy.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo: chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, nội dung và chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cũng như đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong những năm gần đây, tùy theo điều kiện của từng trường, cần tập trung nguồn tài chính vào đào tạo đội ngũ giảng viên nhà trường, đổi mới nội dung chương trình, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và đổi mới phương pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của các sinh viên.

+ Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học: Trong những năm gần đây việc nghiên cứu khoa học của nhà trường đã thay đổi khá nhiều nhưng nhìn chung vẫn chưa xứng tầm với nhà trường như: số lượng sinh viên tham gia và được tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều, tình trạng nghiên cứu khoa học mang tính chất đối phó với những quy định của bộ giáo dục đào tạo, nhà trường không ít giảng viên có trình độ cạo, chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao, nhiều công trình nghiên cứu không có địa chỉ sử dụng hoặc không sử dụng được.

Để khắc phục tình trạng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới, nhà trường cần thực hiện một số biện pháp như sau:

+ Tăng cường và khuyến khích giảng viên nhà trường cũng như cung cấp thêm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính sách này cần thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp, từ việc tăng thêm ngân sách hằng năm của nhà trường đến việc tăng tỷ lệ ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học cần được nâng lên để các giảng viên nhà trường có thêm động lực để nghiên cứu, nhiều nghiên cứu có mức chi phí cao nên nhiều giảng viên đã phải bỏ thêm tiền để thực hiện các nghiên cứu của mình. Chính vì vậy, để khuyến khích trước hết nhà trường cần tăng kinh phí để các giảng viên có thể chủ động cũng như tích cực nghiên cứu khoa học. Đây là các công trình đóng góp vào sự phát triển của xã hội cũng như đây là tài liệu tham khảo để các giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên của mình.

+ Giới hạn giờ giảng của giảng viên: một trong những nghịch lý hiện nay đó là những giảng viên có điều kiện và khả năng nghiên cứu thì lại là những người phải chụi trách nhiệm giảng dạy nhiều, nhiều giảng viên chất lượng cao đã được nhiều trường thuê lên lớp. Chính vì điều này, nhiều giảng viên không có thời gian để nghiên cứu. Do vậy, nhà trường cần khống chế số lượng giờ giảng tối đa của các giảng viên, tránh hiện tượng giảng viên chỉ là những người thợ dạy.

+ Cần có cơ chế quy đổi số giờ nghiên cứu khoa học, có nhiều cơ hội tiếp xúc, tham gia những hoạt động nghiên cứu, các hội thảo ở các địa phương trong và ngoài nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển. Bằng việc tiếp xúc và tiếp cận như này mà các giảng viên có thể tiếp cận với kiến thức khoa học mới, phát triển để có những phương pháp mới áp dụng cho nhà trường.

+ Cần có định hướng cho hoạt động nghiên cứu, nhiều đề tài của nhà trường vẫn chỉ mang tính lý thuyết chung chung, việc áp dụng các đề tài này vào thực tế là rất khó. Chính vì thế mà nhà trường cũng cần kết hợp với các viện để sử dụng, phổ biến các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và học hỏi thêm kinh nghiệm nghiên cứu.

+ Có cơ chế, biện pháp phối hợp, trao đổi nghiên cứu giữa các trường trên địa bàn và các địa phương khác. Nhà trường cùng khối ngành, nhóm ngành cũng cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để trao đổi kinh nghiệm cũng như phát huy được thế mạnh của mỗi trường, đồng thời tránh sự trùng lặp và chồng chéo các hướng nghiên cứu, gây lãng phí cả thời gian, chất xám và tiền bạc.

+ Đi liền với việc đổi mới, hoàn thiện cơ cấu phân bổ nguồn lực tài chính, vấn đề quan trọng đó là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Do vậy cần phải xác định chuẩn đầu ra của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học để có thể xác định được tính hiệu quả của hai hoạt động này.

- Gia tăng việc sử dụng nguồn viện trợ để tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường. Trong tình trạng hiện nay, nhờ mở rộng cơ chế tự chủ tài chính cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhà trường trang bị nhiều cơ sở vật

chất cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trương. Trong thời gian sắp tới, việc tực chủ tài chính hoàn toàn đã sắp đến, chính vì vậy nhà trường cần tăng cường các khoản thu nhập ngoài ngân sách vì vậy: mua sắm trang thiết bị ngày càng hạn chế, do đó cần phải tính đền nguồn đầu tư thu từ sự nghiệp. Trong khi các khoản thu ngoài ngân sách thông thường như học phí, dịch vụ, đào tạo ngắn hạn cũng hạn chế. Do đó nguồn đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất chủ yếu dựa vào các tổ chức phi chính phủ và các dự án vay vốn ODA, song quan trọng nhất vẫn là tận dụng cơ hội tài trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi tính chủ động của nhà trương cũng như mối quan hệ của Ban giám hiệu của nhà trường.

- Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp. Trước hết để tiết kiệm chi phí đầu tư trang thiết bị thực hành, không cần xây dựng nhiều mô hình dạy học, một giải pháp hợp lý đó là tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, đơn vị ngoài trường nhằm gửi sinh viên đến thực tập tại cơ sở của họ một mặt có thể tiết kiệm chi phí, mặt khác sinh viên sẽ tiếp cận được trang thiết bị hiện đại, phương tiện dạy học tiên tiến, phần mềm mới....và quan trọng hơn đó là môi trường doanh nghiệp tạo cho sinh viên tính năng động trong quan hệ và trang bị các kỹ năng mềm khác để sau khi tốt nghiệp các sinh viên không còn cảm giác mới lạ, cũng như việc hòa nhập với môi trường mới được cải thiện.

- Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp thành lập các trung tâm quan hệ doanh nghiệp. Các trung tâm này có nhiệm vụ điều phối mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng liên quan đến các lĩnh vực nhà trường đạo tạo. Do vậy nhà trường có thể tiếp nhận được những khoản hỗ trợ từ các doanh nghiệp như phòng thực hành, cơ sở vật chất được nâng lên. Bên cạnh đó, thông qua các trung tâm này, nhà trường cũng là đầu mối liên hệ cho các sinh viên ra trường, các sinh viên ra trường dễ dàng tìm được cơ hội việc làm. Thêm vào đó, cũng thông qua các trung tâm này nhà trường có thể đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo yêu cầu của doanh nghiệp. Dạy theo đơn đặt hàng là một trong những xu thế hiện nay, đảm bảo kiến thức cũng như đảm bảo được tính thực tế đối với các sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường tự chủ tài chính tại trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên (Trang 96 - 100)