Khái niệm, phân loại và đặc trưng của truyền thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn văn hóa (Trang 27 - 31)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Khái niệm, phân loại và đặc trưng của truyền thuyết

1.2.1.1. Khái niệm truyền thuyết

Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian ra đời khá sớm, chỉ sau thần thoại. Thế nên thể loại này đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa “Truyền thuyết là một thể

loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại” [63].

Trong cuốn giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Bùi Văn Nguyên chủ biên), Đỗ Bình Trị xếp truyền thuyết bên cạnh thần thoại, và định nghĩa: “Truyền

thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử. Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được khẳng định rõ” [57].

Cuốn sách “Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian

Việt Nam” năm 1971 là công trình của nhiều tác giả, có tới ba bài viết khẳng

định truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại

hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại…” [19] Trong Từ điển văn học, Chu Xuân Diên chấp bút thì “truyền thuyết được khẳng

loại tự sự dân gian khác như thần thoại và truyện cổ tích”. Còn trong cuốn Văn

học dân gian Việt Nam - NXB Đại học Quốc gia HN - H.1998 do Lê Chí Quế chủ biên thì định nghĩa “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân

gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ”.

1.2.1.2. Phân loại truyền thuyết

Tác giả Lê Chí Quế đã chia truyền thuyết thành bốn loại: Truyền thuyết lịch

sử; truyền thuyết anh hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa; truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo [44]. Khác quan điểm của Lê Chí Quế, Đỗ Bình

Trị đưa ra hai cách phân loại về truyền thuyết. “Cách thứ nhất vừa căn cứ vào

lịch sử, vừa căn cứ vào “phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm”, khi đó tác giả chia làm hai bộ phận lớn: “những truyền thuyết về thời các vua Hùng; những truyền thuyết về thời sau các vua Hùng”. Cách thứ hai không căn cứ vào lịch sử mà căn cứ vào đặc trưng chung của cả thể loại và sự khác biệt của đối tượng được kể đến, truyền thuyết được chia làm ba loại: “Truyền thuyết địa danh; truyền thuyết phổ hệ; truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử” [57].

Theo thư viện học liệu mở việt nam (https://voer.edu.vn/) nguồn từ đại học sư phạm Hà Nội thì truyền thuyết có thể phân loại như sau:

+ Phân loại căn cứ vào nội dung của thời kì lịch sử được truyền thuyết phản ánh

“1. Truyền thuyết về Họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang - Âu Lạc 2. Truyền thuyết về thời Bắc thuộc

3. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ 4. Truyền thuyết thời kì cận hiện đại” [73]

+ Phân loại truyền thuyết theo tiêu chí những chủ đề nội dung phản ánh, nhân vật, kết cấu…, có cách phân loại sau:

“1. Truyền thuyết địa danh (về tên gọi của các địa danh)

3. Truyền thuyết phổ hệ (về nguồn gốc lịch sử của các dòng họ, các ngành nghề, các tôn giáo…)” [73].

Cụ thể hơn truyền thuyết còn chia thành: “1.Truyền thuyết về sự hình thành dân tộc

2.Truyền thuyết về các vị anh hùng trong chiến đấu

3. Truyền thuyết về những vị anh hùng trong lao động và sáng tạo văn hoá. 4.Truyền thuyết về địa danh và đền chùa” [73].

Tiếp thu các cách phân loại trên, dựa vào thực tế khảo sát văn bản truyền thuyết ở vùng Yên Phong, Bắc Ninh, chúng tôi phân tích nghiên cứu trên hai mảng đề tài lớn là: truyện về các vị thần thành hoàng được thờ ở các đình làng, thủy tổ các dòng họ, các ngành nghề và truyện về các sự tích địa danh giải thích chính gốc tên sông, tên suối, tên xóm, tên cánh đồng. Chúng tôi cũng quan niệm rằng văn học dân gian, truyện kể dân gian và nhất là với truyền thuyết mọi sự phân loại chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ sự phản ánh xen kẽ lồng ghép vào nhau là hiện tượng rất phổ biến, nghĩa là trong các truyện kể về các nhân vật anh hùng văn hóa hay nhân vật lịch sử ta thấy cả nội dung giải thích địa danh và ngược lại trong truyền thuyết về địa danh ít nhiều các nhân vật lịch sử cũng được phản ánh.

1.2.1.3. Những đặc trưng của truyền thuyết

Mỗi một loại hình văn học lại có những đặc trưng riêng. Theo thư viện học liệu mở việt nam (https://voer.edu.vn/) nguồn từ đại học sư phạm Hà Nội thì truyền thuyết có các đặc trưng sau đây:

Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo

Truyền thuyết gắn liền với lịch sử “phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử” [73]. Tuy nhiên “Trong truyền thuyết có những sự kiện lịch sử nhưng chúng không phải những sự kiện lịch sử đích thực mà chỉ là những ánh hào quang, những tia khúc xạ của lịch sử” [73]. Mặt khác “Truyền thuyết không chú ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của các sự kiện lịch sử” [73] và “Truyền

thuyết cũng không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, không gian, diễn biến, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử” [73]. Về nhân vật thì “Truyền thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân nông dân hoặc gần dân. Truyền thuyết dân gian thường kể về người anh hùng trong mối quan hệ với dân, trong đó nhân dân vừa là người tham gia, vừa là chỗ dựa tin cậy để người anh hùng làm nên chiến thắng” [73]. Về nghệ thuật “Truyền thuyết thể hiện tất cả những điều đó nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Yếu tố tưởng tượng, hư cấu trong truyền thuyết làm cho hành trạng của mỗi nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật được sánh ngang tầm thần thánh, tạo nên một cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn” [73].

Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội

Truyền thuyết và lễ hội có quan hệ qua lại, bổ sung lẫn nhau: “Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng cảm của tập thể”… [73]. “Lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì…” [73].

Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc

Tính địa phương được thể hiện “Một nhân vật truyền thuyết nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng hành trạng, sự nghiệp của nhân vật đó bao giờ cũng gắn với những địa phương cụ thể, những nơi mà nhân vật đã đi qua. Do đó, vẫn luôn tồn tại những truyền thuyết của từng địa phương mang tính địa phương rõ nét”... [73]. “Hơn nữa, nhân dân lại có xu hướng, nhu cầu kéo các vị anh hùng lại gần cuộc sống của mình, gắn với địa phương mình. Trong quá trình lưu truyền, truyền thuyết đi đến mỗi địa phương luôn được kết nạp những yếu tố mới sao cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tập quán của từng địa phương. Đó chính là

hình thức địa phương hoá các truyền thuyết dân gian” [73]. Tính dân tộc thể hiện ở chỗ “Có một xu hướng ngược lại …xu hướng toàn quốc hoá các nhân vật lịch sử ở một địa phương cụ thể nào đó. Đây là cách để người dân địa phương gắn bó mình với toàn dân tộc, nó thể hiện nhu cầu muốn gắn bó làng xã với quốc gia, với triều đình” [73].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn văn hóa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)