7. Bố cục của luận văn
3.2. Hệ thống nhân vật mang dấu ấn văn hóa Kinh Bắc
Trong loại hình tự sự, nhân vật đóng vai trò then chốt giúp nhà văn thể hiện tư tưởng chủ đề. Từ điển thuật ngữ Văn học định nghĩa về nhân vật như sau: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ mối nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng
tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban dắc.” Như vậy “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [16, tr.235].
Truyền thuyết là một thể loại của loại hình tự sự. “Truyền thuyết được sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ
nhân dân. Càng về các giai đoạn lịch sử sau này, những nhân vật truyền thuyết càng gần gũi với hiện thực, ít bị chi phối bởi những yếu tố kì ảo” [73].
Trong truyền thuyết, nhân vật chính chủ yếu là người tuy nhiên cũng có một số nhân vật là bán thần. Ngoài nhân vật chính truyện còn có những nhân vật phụ. Nhân vật phụ rất đa dạng, có khi là người mà cũng có khi lại là thần. Chẳng hạn Xích y quỷ bộ hay Bạch y quỷ bộ, Quan Thế Âm Bồ Tát trong Truyền thuyết
về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang. Thánh Tam Giang là nhận vật anh hùng lịch
sử. Thông thường thì các nhân vật anh hùng là con người như Hùng Vương, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi…Trong số nhân vật là con người, có nhân vật mang đậm màu sắc huyền thoại như Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh thần linh, còn lại các nhân vật khác đều là nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật lịch sử bản thân không mang sức mạnh thần linh nhưng được thần linh trợ giúp như An Dương Vương, Lê Lợi…Ở Truyền thuyết
về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang, anh em họ Trương mang đặc điểm như các
nhân vật có thật trong lịch sử: có họ tên, quê quán bản ngã, lai lịch rõ ràng và cùng là nhân vật được nhắc đến nhiều trong các truyện cổ xứ Kinh Bắc, giúp vua Triệu Việt Vương đánh giặc Lương mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân, bởi vậy đã được nhiều nơi thờ song trong chính sử lại không nhắc đến. Vậy nhân vận này có thật hay không vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Để xây dựng nhân vật trong truyền thuyết tác giả dân gian thường sử dụng song hành hai biện pháp là thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và thần thánh hóa các hoạt động của con người. Thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên trong việc xây dựng nhân vật phụ như thần Kim Quy trong truyền thuyết An Dương Vương. Nhưng biện pháp chủ yếu, phổ biến trong truyền thuyết vẫn là thần thánh hóa các hoạt động con người với hai cách xây dựng nhân vật chính là thần thánh hóa bản thân nhân vật như Sơn Tinh Thủy Tinh và thần thánh hóa nhân vật bằng cách bao quanh nhân vật chính những yếu tố hoang đường, kỳ diệu. Nhân vật Thánh Tam Giang được xây dựng theo cách thứ 2 bản thân nhân vật không có yếu tố thần
thánh nhưng được các yếu tố thần thánh giúp đỡ như Xích y quỳ bộ và Bạch y quỷ bộ tặng cho hai chiếc áo tàng hình. Bấy giờ giặc Lương sang xâm lấn nước Nam, Trương Hống, Trương Hát theo Triệu Quang Phục đánh giặc, nhờ tài tinh thông võ nghệ, mưu lược thần diệu, lại có áo tàng hình, nhị nhân tướng tả xung hữu đột, đánh thắng nhiều trận, khiến kẻ địch phải mày run mật vỡ, hay trong lúc giúp Triêu Quang Phục đánh giặc Lương ông được Quan Âm Bồ Tát cử người báo mộng mách kế đánh giặc. Nhân vật Thánh Tam Giang trong truyền thuyết được xây dựng theo một chu trình, kết cấu theo công thức giống như các truyền thuyết về các anh hùng lịch sử khác đó là: sinh đẻ thần kỳ (do thần giao long quấn quanh mình mà mang thai, sinh ra trong bọc trứng) đến hình dáng dị thường (khôi ngô, tuấn tú, có nhiều mưu trước lạ lùng, nhiều điều xuất sắc) còn tài đức và sự nghiệp (giúp Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương ở đầm Dạ Trạch) đến cái chết thần kỳ (khi mất hai ông đều biến thành rắn) và còn hiển linh, âm phù. Thời Lê Đại Hành kháng Tống, Đức ngài đã phù giúp. Rồi đến thời Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt... do linh thiêng được các triều đình phong kiến sắc phong cao.
Dù là có nhiều công trạng song cuộc đời Thánh Tam Giang rất gần với nhân dân và cuộc sống đời thường hơn các nhân vật anh hùng lịch sử từ thời Hùng Vương trở về trước. Công trạng của họ là một phần của nhân dân, được nhân dân bảo vệ, chở che. Truyền rằng “Bấy giờ giặc Lương sang xâm lấn nước Nam,
Trương Hống, Trương Hát theo Triệu Quang Phục đánh giặc. Song hiềm vì nỗi giặc đông như kiến cỏ, nên đánh mãi mà vẫn không tiêu diệt được chúng, hai ông đành phải kéo quân về đóng trại ở vùng giữa lưu vực sông Hoàng Giang và sông Cầu (nay thuộc xã Hòa Long - thành phố Bắc Ninh). Tại đây hai ông cho xây thành đắp lũy, lại thành lập một đội thủy binh, dân trong vùng tấp nập kéo đến giúp. Một trang ấp có nhiều người làm nghề hàn giỏi, đến hàn thuyền cho thủy quân Trương Hống, Trương Hát. Vì thế, trang ấp này về sau gọi là làng Hàn, tức là làng Đô Hàn (hoặc còn gọi là Đẩu Hàn) ngày nay”. Rồi truyện lại
kể rằng: “Khi Lý Phật Tử cho người đến mời hai ông ra làm quan, Hống, Hát
nhất quyết khước từ. Bị Lý Phật Tử bức ép đến nỗi hai ông đành phải giã từ dân làng để lên sống ở Đu Đuổm. Người làng Diềm kéo nhau đưa tiễn hai ông rất đông, bịn rịn mãi rồi cùng phải chia rẽ đôi ngả, những nơi dân làng đưa tiễn hai ông vì thế sau đều đặt tên là Rồng, bởi người Diềm biết hai ông khi hóa đều biến thành rắn, hiện thân của rồng, như các cánh đồng: Họng Rồng, Hàm Rồng, Mào Rồng, Đuôi Rồng, Ngọc Rồng”.