Biểu tượn g sự kết tinh ý nghĩa từ truyền thống văn hóa Kinh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn văn hóa (Trang 89 - 150)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Biểu tượn g sự kết tinh ý nghĩa từ truyền thống văn hóa Kinh Bắc

Văn học là bộ phận của văn hóa. Tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực của cuộc sống thông qua lăng kính của nhà văn. Nhà văn, dù muốn hay không vẫn được tắm mình trong văn hóa của cộng đồng. Bởi vậy các tác phẩm truyện kể dân gian luôn chứa đựng những dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghi lễ… của cộng đồng. Vì thế nghiên cứu Truyền thuyết về Vân Mẫu

và Thánh Tam Giang rất cần chỉ ra một số hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

gắn với tín ngưỡng và bản sắc nơi đây. Nghiên cứu văn học qua biểu tượng văn hóa sẽ giúp đánh giá thêm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và ý nghĩa quan trọng của văn học đối với đời sống nhân loại.

Biểu tượng có nhiều định nghĩa khác nhau như: Trong Tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol”. Thuật ngữ “symbol” được bắt nguồn từ Hi Lạp “Symbolon” có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng…Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên): “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [43].

Biểu tượng là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm...) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh,... Biểu tượng là sự tồn tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan.

Như vậy có thể hiểu biểu tượng là những ý niệm mang ý nghĩa văn hoá của từng dân tộc, từng thời đại được biểu thị qua hình ảnh sự vật, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ. Hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng văn hoá thì được gọi là hình tượng và biểu tượng. Hình ảnh nhân vật điển hình thì được gọi là hình tượng, thường dùng cho văn học còn biểu tượng thường dùng để nói đến các vấn đề có ý nghĩa biểu trưng văn hoá.

Theo tác giả Lê Đức Luận trong bài viết Hệ thống biểu tượng trong truyền

thuyết Việt Nam được đăng trên trang http://vncvanhoa.vass.gov.vn: “Biểu tượng là những ý niệm mang ý nghĩa văn hoá của từng dân tộc, từng thời đại được biểu thị qua hình ảnh sự vật, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ. Hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng văn hoá thì được gọi là hình tượng và biểu tượng. Hình ảnh nhân vật điển hình thì được gọi là hình tượng, thường dùng cho văn học còn biểu tượng thường dùng để nói đến các vấn đề có ý nghĩa biểu trưng văn hoá” [71].

Theo tác giả, hệ thống biểu tượng trong truyền thuyết người Việt có các nhóm sau đây:

“1. Biểu tượng về nguồn gốc dân tộc

2. Biểu tượng về sự an cư, hùng cường, văn hiến 3. Biểu tượng về tài năng, bản lĩnh và đức độ

4. Biểu tượng về tinh thần quật cường chống xâm lăng 5. Biểu tượng về tôn giáo, tín ngưỡng

6. Biểu tượng về vật thiêng

7. Biểu tượng về sự thăng hoa, phát triển, giàu có 8. Biểu tượng về gian trá và cả tin

9. Biểu tượng sức khoẻ, cương nghị, xả thân vì nghĩa

10. Biểu tượng về cải tạo đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống” [71]. Các biểu tượng trong Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang

Giao long - Biểu tượng về dòng tộc. Truyện Họ Hồng Bàng kể: Kinh Dương Vương lấy con gái Long Vương là Thần Long nữ ở hồ Động Đình sinh ra Sùng

Lãm, hiệu là Lạc Long Quân. Vì thế mà sau này người Việt lấy biểu tượng Rồng làm vật Tổ và cho mình là con Rồng cháu Tiên. Trong Truyền thuyết về Vân Mẫu

và Thánh Tam Giang vào đêm 15/11, Phùng Thị Từ Nhan, nằm ngủ mơ đi tắm ở

Lục Đầu giang có thần long bao nhiễu, từ đó thụ thai sinh ra một bọc trứng nở ra năm người con. Bà đặt tên các con trai là Hống, Hát, Lừng, Lẫy, con gái là Đạm Nương, lấy dòng dõi họ thủy thần là họ Trương.

Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian, thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: “Rồng đen lấy nước thì nắng / Rồng trắng lấy nước thì mưa”. Vì ý nghĩa linh thiêng và tôn quý, người Việt luôn tự hào mình là “Con Rồng cháu Tiên” qua truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ. Khi bước vào thời kỳ phong kiến, các vua chúa ý thức được vị trí rồng trong đời sống tâm linh người dân nên đã lấy hình tượng rồng biểu thị cho sự uy nghi và vai trò tối cao của mình trong việc cai trị thiên hạ.

Bọc trứng - Biểu tượng về nguồn gốc các dân tộc: Truyện Họ Hồng

Bàng kể: Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con. Trong

Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang Phùng Thị Từ Nhan mơ thấy

giao long quấn quanh người rồi mười bốn tháng sau sinh ra một cái bọc có năm trứng, rồi nở thành năm người con. Phải chăng đây là tiềm thức Bách noãn - trăm trứng nói về nguồn gốc của người Việt.

Rắn - Biểu tượng về cư dân nông nghiệp: Trong Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang tương truyền rằng khi Trương Hống, Trương Hát hóa

thân tại sông Như Nguyệt các ông đã hóa thành rắn. Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam và điều đáng chú ý hình tượng rắn của người Việt Nam không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo (trừ trường

hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ). Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính là tục thờ Thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống.

Trương Hống, Trương Hát - Biểu tượng về sức mạnh của lòng yêu nước và ý chí quật cường chống xâm lăng. Cũng giống Thánh Gióng, Trương Hống, Trương Hát là biểu tượng ý thức được trách nhiệm chống kẻ thù xâm lược của một dân tộc quật cường khi giặc Lương sang xâm lược, họ đã tập hợp thanh niên trai tráng trong vùng giúp Triệu Việt Vương đánh giặc.

Long trảo đầu mâu - Biểu tượng về vật thiêng. Cũng giống như An Dương Vương được thần Kim Quy tặng móng rùa, Cao Lỗ làm cái nỏ có khả năng bắn một phát giết chết hàng ngàn tên giặc, buộc Triệu Đà phải lui binh, chuyển sang hoà hiếu thì Triệu Quang Phục có long trảo đầu mâu, đội lên giặc trông thấy thì khiếp đảm mà chạy. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho kĩ thuật quân sự của người Việt lúc bấy giờ xuất hiện trong Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang.

Nhã Lang, Cảo Nương - Biểu tượng về sự gian trá và cả tin. Giống truyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ, lợi dụng vào sự trong trắng, thuỷ chung đến cả tin của Mỵ Châu, Trọng Thuỷ đã lừa nàng lấy cắp nỏ thần. Nhã Lang trong truyện và Lý Phật Tử cũng là nhân vật cùng dạng với Trọng Thuỷ, Triệu Đà nhưng có lẽ là dạng phiên bản. Chính Trương Hống, Trương Hát đã khuyên bảo Triệu Việt Vương không nên gả con cho kẻ đã gây hấn với mình nhưng vua không nghe. Hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng cho sự đề cao cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù. Lúc chúng ta sơ hở, mất ý chí cảnh giác vì tin giặc là lúc chúng ta mất nước.

Một tác phẩm văn học có sức lan tỏa, bám rễ trong cộng đồng phải đảm bảo được cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Cũng như nhiều tác phẩm truyền thuyết khác, khi nghiên cứu nghệ thuật Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam

Giang, chúng tôi nhận thấy về cơ bản truyện có cốt truyện chung của một câu

chuyện truyền thuyết: sinh nở thần kì (thần giao long quấn quanh người mà mang thai, sinh ra trong bọc), chiến công hiển hách (đánh bại quân Lương), hóa thân âm phù (khi chết hóa thành rắn và hiển linh âm phù cho các đời vua sau đánh giặc, tiêu biểu có bài thơ thần nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”). Nhân vật chính của truyện là Thánh Tam Giang được xây dựng bằng các chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn, thể hiện thái độ trân trọng tôn vinh người anh hùng. Nhân vật bản thân tuy không mang sức mạnh thần linh nhưng được thần linh trợ giúp, lập nhiều công trạng song cuộc đời Thánh Tam Giang rất gần với nhân dân và cuộc sống đời thường. Cùng với đó là các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: biểu tượng “giao long” là biểu tượng về dòng tộc con Rồng cháu Tiên; biểu tượng sinh ra trong “bọc” gợi về nguồn gốc các dân tộc bọc trăm trứng; biểu tượng “long trảo đầu mâu” là biểu tượng về vật thiêng tượng trưng cho kĩ thuật quân sự của người Việt; biểu tượng “Nhã Lang- Cảo Nương” là biểu tượng về sự gian trá cả tin và bài học cảnh giác… Hệ thống biểu tượng chúng tôi chỉ ra và phân tích trên đây dù chưa là đủ nhưng cũng đã góp phần phản ánh những dấu ấn đặc thù của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội cùng như đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

KẾT LUẬN

1. Văn hóa Yên Phong nằm trong tổng thể văn hóa Kinh Bắc và là một phần của văn hóa Bắc Bộ. Nó là tiền đề cho sự ra đời, xuất hiện truyền thuyết nói chung và Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang nói riêng. Không những thế, vùng đất ấy còn là cái nôi để nuôi dưỡng, bảo lưu bao giá trị tốt đẹp. Như vậy có thể nói Yên phong là một vùng đất giàu giá trị văn học, văn hóa. Truyền thuyết ở Yên Phong, Bắc Ninh rất đa dạng, phong phú, trong đó chuỗi Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang có thể nói là tiêu biểu nhất, được người dân nơi

đây lưu giữ trong các bộ sưu tập, dưới dạng thần tích và một phần trong trí nhớ người già. Tìm hiểu Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang dưới góc

nhìn văn hóa cho ta cơ hội được hiểu sâu hơn, nhận diện rõ hơn về giá trị của chuỗi

truyền thuyết này trong hành trình lịch sử của dân tộc.

2. Phảng phất trong Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang là

những dấu ấn lịch sử oai hùng, tốt đẹp như: truyền thống dựng nước giữ nước thời kì nhà Lý và nhà Triệu (544-602). Với hình mẫu là Trương Hống, Trương Hát, người anh hùng chống giặc ngoại xâm có lòng yêu nước, tài đức hơn người đã giúp Triệu Việt Vương đánh tan quân Lương. Bên cạnh đó, Truyền thuyết về

Vân Mẫu và Thánh Tam Giang còn lưu lại dấu ấn đời sống văn hóa vùng Yên

Phong, Bắc Ninh. Về văn hóa vật chất, truyền thuyết phản ánh đời sống của người dân nơi đây lấy sản xuất nông nghiệp là chủ đạo bên cạnh đó là các làng nghề cho ra đời bao sản phẩm thủ công nghiệp tinh xảo. Truyền thuyết còn phản ánh đời sống tinh thần của người dân với những giá trị đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt như: tính hiếu hòa, tinh thần xả thân vì nước, tinh thần trọng nghĩa khinh tài…Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang còn tôn vinh tưởng nhớ những người anh hùng với sức mạnh phi thường cùng trí tuệ “sánh tựa thần linh” có nhiều chiến công hiển hách, phẩm chất cao quý: tinh thần nghĩa hiệp, sự dũng cảm …

Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang khúc xạ đời sống tín

2002) thì Yên Phong có 20 làng thờ Thành hoàng là Thánh Tam Giang. Sở dĩ vùng Yên Phong, Bắc Ninh có nhiều làng thờ Thánh Tam Giang như vậy là do cư dân nông nghiệp nơi đây sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên nên hình thành tín ngưỡng thờ thần. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh

Tam Giang là truyền thuyết về các nhân vật nửa tự nhiên nửa lịch sử được thờ

làm Thuỷ thần. Người dân thờ Thánh Tam Giang làm thần hoàng làng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn, lòng cảm phục các đức tính đặc biệt của các ngài. Sau đó còn là mong họ tiếp tục phù trợ, bảo vệ dân làng, bảo vệ đất nước, cầu mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu. Tín ngưỡng thờ Thánh Tam Giang làm Thành hoàng làng được phản ánh rõ nét trong các nghi thức là những trò chơi dân gian ở các lễ hội vùng Yên Phong, Bắc Ninh. Tôn thờ Thành hoàng làng là thể hiện một truyền thống cao đẹp “uống nước nhờ nguồn”, là một nhu cầu không thể thiếu của người Việt. Bởi tín ngưỡng ấy phục vụ cho hiện thực cuộc sống, làm chỗ dựa tinh thần để quy tụ cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết trong làng và là động lực thúc đẩy sản xuất, ổn định cuộc sống.

3. Truyền thuyết về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang ở Yên Phong, Bắc Ninh nói riêng và Kinh Bắc nói chung mang dấu ấn văn hóa khá đậm nét trên các phương diện: cốt truyện, hệ thống nhân vật và các biểu tượng. Có lẽ phần cốt truyện - “những mảnh ghép văn hóa” vùng quê Kinh Bắc của Truyền thuyết về Vân mẫu và Thánh Tam Giang cũng giống như các truyền thuyết về người anh

hùng khác với motif sinh ra kì lạ (thần giao long quấn quanh người mà mang thai, sinh ra trong bọc), chiến công hiển hách (đánh bại quân Lương), hóa thân âm phù (khi chết hóa thành rắn và hiển linh âm phù cho các đời vua sau đánh giặc, tiêu biểu có bài thơ thần nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”). Hệ thống nhân vật trong truyện mang dấu ấn văn hóa Kinh Bắc. Thánh Tam Giang là nhận vật anh hùng lịch sử thời kì nhà tiền Lý mang đặc điểm như các nhân vật có thật trong đời sống gắn liền với các địa danh ở một số địa phương vùng Yên Phong như Ngã Ba Xà. Nhân vật được các lực lượng thần thánh giúp đỡ như được Xích y

quỳ bộ tặng áo tàng hình. Dù là có nhiều yếu tố kì lạ song cuộc đời Thánh Tam Giang rất gần với cuộc sống đời thường của nhân dân, công trạng của họ là một phần của nhân dân.

Khi phân tích biểu tượng văn hóa trong truyền thuyết chúng tôi đã tìm ra khá nhiều biểu tượng như: biểu tượng “giao long” là biểu tượng về dòng tộc con Rồng cháu Tiên; biểu tượng sinh ra trong “bọc” gợi về nguồn gốc các dân tộc; biểu tượng “long trảo đầu mâu” là biểu tượng về vật thiêng tượng trưng cho kĩ thuật quân sự của người Việt; biểu tượng “Nhã Lang - Cảo Nương” là biểu tượng về sự gian trá cả tin và bài học cảnh giác… Như vậy, có thể nói, nghiên cứu các biểu tượng sẽ giúp nhận diện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, lý giải có cơ sở về các hình ảnh mang tính tượng trưng, giàu ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

4. Qua quá trình đi điền dã sưu tầm, tìm hiểu Truyền thuyết về Vân Mẫu và

Thánh Tam Giang, chúng tôi nhận thấy dù đã được các cấp chính quyền quan

tâm, được lưu giữ trong một số thần tích ở các làng, nhưng nhiều câu chuyện về Mẫu, về các vị anh hùng này đã bị mai một, lãng quên. Một số cụ già khi chúng tôi phỏng vấn đều nói không thể nhớ hết những câu chuyện kể về Vân Mẫu và Thánh Tam Giang. Đặc biệt, ngoài lớp người có tuổi thì hầu hết người trẻ đều không nắm được nội dung câu chuyện, không biết rõ đình, đền làng thờ ai và vị thần đó là người như thế nào? Lễ hội này tổ chức nhằm nhắc nhở, tôn vinh vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về vân mẫu và thánh tam giang ở yên phong, bắc ninh dưới góc nhìn văn hóa (Trang 89 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)