7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Khái niệm cái tôi trữ tình
Thơ trữ tình là phương tiện để con người tự khẳng định bản chất tinh thần của mình so với thế giới khách quan. Nó là phương tiện để tự đồng nhất mình, xây dựng hình tượng về mình. Cái tôi có vai trò quan trọng trong thơ với tư cách là trung tâm để bộc lộ tất cả suy nghĩ, tình cảm, thái độ bằng giọng điệu riêng; nhờ vậy làm nên cái độc đáo không lẫn giữa thế giới nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng triết học. Do vậy cái tôi gắn với những bước tiến hóa của nhân loại trong quan niệm về con người của triết học đã ảnh hưởng đến ý thức nghệ thuật văn chương trong việc thiết lập quan niệm về cái tôi trữ tình.
Trong ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ, cái tôi được quan niệm dưới nhiều khía cạnh phong phú. Đó là ý thức về cá tính sáng tạo của con người, là cách nhìn nhận về con người như là một đối tượng thẩm mĩ của quá trình sáng tác, là số phận con người không lặp lại ở mỗi giai đoạn sáng tác và mang dấu ấn thời đại. Nhưng nếu nhìn nhận cái tôi trữ tình trong tương quan về thế giới nghệ thuật nó có thể được hiểu là “sự tự ý thức của cái tôi được biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật, cái tôi của hành vi sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua phương tiện trữ tình” [2, tr. 26 - 27]
Cái tôi trong thơ được biểu hiện ở hai dạng: Cái tôi - nhà thơ và cái tôi trữ tình. Có trường hợp nhà thơ là nhân vật trữ tình; đọc thơ chúng ta thấy giữa thơ và cuộc đời tác giả là một sự thống nhất, đó là cái tôi nhà thơ.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim
Có trường hợp nhân vật trong thơ vẫn là “tôi”, nhưng cái “tôi” đó không phải là nhà thơ. Nhà thơ “hóa thân” vào nhân vật, nhập vai vào nhân vật, thì đó là cái tôi trữ tình.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
[Đồng chí - Chính Hữu]
2.3.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Hữu Quý
2.3.2.1.Cái tôi người lính đại diện cho thế hệ của mình nhưng có tiếng nói riêng độc đáo
Nguyễn Hữu Quý là một nhà thơ quân đội. Do vậy, thơ ông bên cạnh những vần thơ hào hùng với những chiến công hiển hách còn có những vần thơ thể hiện cái tôi người lính đại diện cho thế hệ của mình nhưng có tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói thay lời những người đã nằm xuống, hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc.
Chết không còn tuổi đã đành
Cái tên Mẹ đặt cũng thành khói mây Biết hồn xanh cỏ, xanh cây
Vô danh vẫn cứ đắng cay lòng mình!
[Vô danh - Im lặng trên cao] Khác những nhà thơ cùng thời, cái tôi trữ tình là tiếng nói thay lời của những người lính còn sống. Nguyễn Đình Thi thể hiện cái tôi của người lính ra trận hiên ngang bất khuất.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng, lá rơi đầy
Bên cạnh cái tôi đại diện cho cả thể hệ ra trận, cón có cái tôi với những cảm xúc riêng tư.
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
[Những người đi tới biển - Thanh Thảo] Thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ thể hiện cái tôi người lính nói hộ đồng đội, mà còn có cái tôi của người lính hậu chiến nhìn về đồng đội. Đó là cái tôi cảm thương cho sự hi sinh của đồng đội.
Người Quảng Trị - người Thái Bình dưới ba tấc đất cốt hình của ai? Vô danh ba chục năm dài
giờ chung một mộ khắc hai tên người.
[Nấm mộ hai bia - Im lặng trên cao]
Tấm lòng thương cảm của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội dường như được dồn nén qua hình ảnh một mộ khắc hai tên người. Tên tuổi của những người lính là của riêng nhưng giờ đây cái riêng ấy đã hòa lẫn vào nhau thành tên đất nước thể hiện một cái chung của tình đoàn kết.
Chiến tranh đã qua đi, nhiều người đã để nó trôn vùi vào quá khứ, nhưng với cái tôi người lính, Nguyễn Hữu Quý vẫn trăn trở vì những người đồng đội đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân và mãi mãi nằm lại nới chiến trường xưa. Nó trở thành niềm day dứt, thôi thúc nhà thơ.
Mấy mươi năm lặng lẽ dưới rừng sâu / chúng tôi đến đưa anh về với mẹ / tây Trường Sơn chiều nay mưa tầm tã / thác trời tuôn, nghiêng ngã gió bốn bề / Tấm ni long dành che hài cốt / chúng tôi như cây đẫm buốt mưa rừng / tay đồng đội nâng niu đồng đội / cơn mưa rừng trào khóe mắt rưng rưng!
Nguyễn Hữu Quý đã khắc họa trong thơ mình cái tôi người lính đại diện cho thế hệ của mình nhưng có tiếng nói riêng. Đó là lời đại diện cho thế hệ, đặc biệt là những người đã nằm xuống vì Tổ quốc, những người lính sau chiến trận nhìn lại quá khứ. Cái tôi người lính đại diện cho thế hệ của mình nhìn lại chiến tranh để suy ngẫm và trăn trở về những năm tháng hào hùng đã qua và phần còn lại của chiến tranh trong cuộc sống thời bình.
2.3.2.2. Cái tôi trữ tình với sự trăn trở suy tư về những xung đột xã hội nổi cộm trong đời sống hôm nay
Trong xã hội hiện đại, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, những giá trị tinh thần ít nhiều bị mai một khi giá trị vật chất đâu đó được con người đề cao quá mức. Trước bộn bề cuộc sống, con người dường như bị thu hẹp, khiến mình trở nên cô đơn, lạc lõng. Trước quê hương - vốn là nơi thân thuộc nhất thì giờ đây khi trở lại, với sự phát triển và đổi mới, con người dường như đã có khoảng cách nhất định.
Về quê như kẻ lạ
ra phố giống người thừa bạn thân xa xôi quá ta, bỗng thành chơ vơ !
[Tâm trạng - Im lặng trên cao] Nhà thơ không chỉ cảm nhận về cá nhân trong cuộc sống hàng ngày mà ông còn có sự thấu hiểu đối với những con người lao động: Khách thưa thắc thỏm ngồi chờ / chạnh lòng nhớ ruộng nhớ bờ chốn quê / nghĩ mình như hạt chiêm khê /gió chiều thổi tới vòng xe phố phường…Cơm rau hai bữa lề đường /
ốm đau đâu chỗ cậy nương tuổi già / đất thì gần, trời thì xa / rủi may ai biết trước là ra sao! [Tặng bác xích lô - Im lặng trên cao]
Cuộc sống mới khiến con người có nhiều đổi thay, đã có một thế hệ sinh ra và họ chỉ biết về chiến tranh qua những câu chuyện của người lớn kể lại:
cái rét gió lùa / Chẳng biết B.52, pháo bầy pháo chụp / Những đứa trẻ học Anh văn, vi tính / Hình như chưa thuộc ca dao / Chẳng mê làm Trạng Quỳnh / Lạ lẫm bao điều ta kể... [Ráng đất - Huệ trắng]
Cái tôi trữ tình với sự trăn trở suy tư về những xung đột, nổi cộm trong đời sống xã hội hiện đại được thể hiện trong thơ Nguyễn Hữu Quý đã khẳng định sự nhập cuộc của thơ ông, qua đó cũng thấy được một tầm hồn thơ nhạy cảm với những đổi thay của thời cuộc.
2.3.2.3 Cái tôi trong tình yêu và hạnh phúc đời thường
* Cái tôi đắm say trong tình yêu và hạnh phúc đời thường: Tình yêu và hạnh phúc luôn là mối quan tâm của các nhà thơ vì nó là phần chạm đến sự đồng cảm nhiều nhất của độc giả. Bởi con người ai cũng có mưu cầu tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ Nguyễn Hữu Quý, tình yêu và hạnh phúc không được khắc họa mang vẻ đẹp kiêu sa, kì vĩ mà được điểm tô bằng những chi tiết rất nhỏ. Nó có thể xuất phát từ những điều đơn sơ nhất.
Góc ti gôn bất chợt
bóng hoàng hôn ngày nào. Góc nhỏ kề bên nhau chiếu Nga Sơn còn rộng. Tình yêu không chỗ trống hạnh phúc đầy tháng năm.
[Một góc tầng ba - Im lặng trên cao] Bằng những hình ảnh giản dị góc ti gôn, bóng hoàng hôn, góc nhỏ kề bên nhau, nhà thơ đã khoắc họa nên một cái tôi đang tận hưởng những niềm hạnh phúc bình dị của cuộc sống.
Tình yêu và hạnh phúc trong thơ Nguyễn Hữu Quý xuất phát từ những điều bình dị nhất. Nơi đảo xa mọi thứ đều khó khăn gian khổ nhưng hạnh phúc vẫn được ươm mầm: Làng tươi roi rói nụ cười/câu chèo ai hát í ơi cầu vồng/vui gì
bằng đón văn công/da đen là lính, má hồng là em / lính kề vai lính ngồi xem / mấy bông muống trắng hái đem tặng người. [Làng đảo]
Với hình ảnh của nụ cười roi rói hay âm thanh câu chèo ai hát í, nhà thơ đã khơi gọi lên được khung cảnh sinh động về cuộc sống bình yên trong thời bình.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhà thơ đã chắt đọng được giá trị đích thực của cuộc đời, đó là tình yêu, chính tình yêu là cội nguồn của hạnh phúc.
Nếu được nhắn một lời với những người đang sống ta viết vào khoảng trống chữ Yêu to bằng trời!
[Yêu - Huệ trắng]
Tình yêu trong thơ Nguyễn Hữu Quý không phải là tình yêu đôi lứa mà đó là tình yêu cuộc sống, yêu gia đình.
Con vào quê còn để lại bóng hình
cái dáng thanh thanh tuổi học trò mới lớn lúm đồng tiền như nụ trăng mười bốn thấp thoáng đâu đây trong trẻo nói cười
[Nhớ con - Làng đảo]
Cái tôi đắm say trong tình yêu và hạnh phúc đời thường thể hiện những góc nhìn tươi đẹp về cuộc sống thanh bình của đất nước sau chiến tranh. Đó là những khung hình tươi vui và tràn đầy hạnh phúc, thể hiện bản chất nhân văn trong thơ Nguyễn Hữu Quý.
* Cái tôi trong bi kịch tình yêu và hạnh phúc đời thường: Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhà thơ đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn; trong đó
nỗi buồn của người lính ra trận hi sinh để lại sau lưng những mối tình thời trai trẻ dang dở, không trọn vẹn.
Ngoài đê / Nước rặc thủy triều / Dấu chân chừng cũng mặn theo môi người/ Chạnh lòng ngoái lại xa xôi / Các màu áo cỏ đúng ngồi đâu đây! / Vui thì chưa đủ gang tay / Buồn, ai nỡ buộc tháng ngày dở dang/ Chị ơi / Đò cứ sang ngang / Sông xưa vẫn song mang mang nối lời / Gió lành ru lá trầu tươi / Bao nhiêu đồng đội anh tôi cùng về. [Nỗi niềm - Huệ trắng]
Nỗi đau của những người lính ngã vào lòng đất khi vẫn trinh nguyên tuổi trẻ là điều không thể phủ nhận, nhưng nỗi đau của những thiếu nữ nơi hậu phương sẽ còn đọng lại với bi kịch của những mối tình còn dang dở phải bước tiếp về phía trước.
Mười nghìn con đò thương về bến đợi Mười nghìn hạt giống chưa về phù sa...
[Khát vọng Trường Sơn - Mười nghìn khát vọng] Hình ảnh Mười nghìn con đò thương về bến đợi dường như là nỗi đau không thốt nên lời. Đằng sau co số mười nghìn ấy còn mười nghìn người nữa đã hi sinh. Ở đây nhà thơ lấy nỗi đau của người ở lại để lột tả nỗi đau của người ra đi.
Bi kịch tình yêu trong chiến tranh không chỉ được Nguyễn Hữu Quý khai thác mà nhiều nhà thơ mặc áo lính khác cũng đã khai thác nóđề cập đến. Hữu Thỉnh khắc họa bi kịch của những người vợ dành cả thanh xuân đợi chờ chồng.
Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
Chiến tranh đã qua đi, trở về cuộc sống bình yên nhưng đằng sau sự ấm êm của bao gia đình thì còn biết bao nỗi đau khắc khoải của những người mẹ. Đó là bi kịch mất đi những người con yêu dấu nhất của mình.
Ai thấu hết nỗi đau của Mẹ
để dựng tượng đài nước mắt Việt Nam?
[Thắp cho thành cổ - Im lặng trên cao]
Trắng thời gian những thập kỷ mong chờ mẹ thao thức mắt mờ tóc bạc
mẹ nghe khúc khải hoàn trong nước mắt mẹ đợi từng ngày các con mẹ về quê những đứa con của mẹ đang về…
[Bông huệ trắng - Mười nghìn khát vọng] Cái tôi đắm say trong tình yêu và hạnh phúc đời thường trong thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ có những vần thơ tươi đẹp về cuộc sống thanh bình của đất nước sau chiến tranh mà còn có nhưng bi kịch của tình yêu và hạnh phúc đời thường. Đó là sự khắc khoải của người hậu phương trước sự hi sinh của những người lính trận ra đi mãi mãi không bao giờ trở về.
Tiểu kết chương 2
Nguyễn Hữu Quý là một nhà thơ từng trải trong cuộc sống, do vậy ông có thái độ cảm nhận thế giới, cuộc sống, con người trong nghệ thuật rất riêng. Qua bốn tập thơ Mười nghìn khát vọng, Huệ trắng, Làng Đảo, Im lặng trên cao, nhà thơ đưa ra quan niệm nghệ thuật của mình về đời sống xã hội Việt Nam thời hậu chiến bằng cách khắc họa thành công bức tranh đời sống thanh bình trải dài từ thành thị đến nông thôn thậm chí vươn mình tới những vùng đảo xa xôi. Đồng thời là một người lính nên bức tranh đời sống chiến tranh dữ dội hiện về trong ký ức là một phần không thể thiếu trong thơ Nguyễn Hữu Quý. Bên cạnh quan niệm nghệ thuật của mình về đời sống xã hội Việt Nam thời hậu chiến, thơ Nguyễn Hữu Quý còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là hình ảnh người lính trong và sau chiến tranh mang vẻ đẹp bi tráng, con người đời tư trong cuộc sống thường nhật, con người Việt Nam trong tương giao hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh những người thân yêu của nhà thơ. Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của nội dung tác phẩm nó luôn gắn với tư tưởng và mang tính khuynh hướng sáng tác của tác giả. Là một người lính cầm bút nên cảm hứng ngợi ca Tổ quốc, quê hương, người lính Việt Nam anh hùng một phần quan trọng trong thơ Nguyễn Hữu Quý. Ngoài cản hứng trên trong thơ ông còn có cảm hứng đời tư thế sự. Thơ Nguyễn Hữu Quý thể hiện một cái tôi người lính đại diện cho thế hệ của mình nhưng có tiếng nói riêng độc đáo. Cái tôi trữ tình với sự trăn trở suy tư về những xung đột xã hội, nổi cộm trong đời sống xã hội hiện đại, cái tôi đắm say trong tình yêu và hạnh phúc đời thường.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình được phản ánh trong thơ Nguyễn Hữu Quý, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thế giới tâm hồn, sự mất mát hi sinh, vẻ đẹp anh hùng và nhân văn của người lính Việt Nam, đồng thời trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay hơn.
Chương 3
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT, KHÔNG GIAN VÀ
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ 3.1. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý
3.1.1. Khái niệm biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng là những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hoá cảm xúc ý tưởng của nhà văn. Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng hàm súc có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả. Biểu tượng nghệ thuật trong thơ là dạng biểu tượng được xây dựng bằng ngôn từ, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, được chấp nhận và quy ước bởi một cộng đồng. Chính vì vậy mà nó vừa mang những đặc điểm chung của biểu tượng nói chung vừa mang những nét riêng, đặc thù của ngôn từ và thơ ca quy định. Biểu tượng xuất hiện trong văn học dân gian như những hình ảnh ẩn dụ đã được ý thức cộng đồng chấp nhận, sử dụng rộng rãi,