Quan niệm nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn hữu quý (Trang 34 - 46)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật trong thơ Nguyễn Hữu Quý

2.1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về đời sống xã hội

* Bức tranh đời sống thanh bình: Bốn tập thơ Mười nghìn khát vọng, Huệ trắng, Làng Đảo, Im lặng trên cao được Nguyễn Hữu Quý sáng tác khi đất nước bắt đầu hồi sinh sau chiến tranh và bước đầu đạt được những thành tựu trong công cuộc kiến thiết. Do vậy trong những tập thơ này, Nguyễn Hữu Quý đã ghi lại công cuộc thay da đổi thịt của đất nước thông qua bức tranh đời sống thanh bình. Bức tranh đời sống của xã hội Việt Nam thời hậu chiến hiện lên qua thơ Nguyễn Hữu Quý với hình ảnh của một Hà Nội thanh bình, êm ả:

Dẫu đã có nghìn năm Hà Nội vẫn tinh mơ / Như buổi sớm nay con tàu phương Nam đưa tôi về ga Hàng Cỏ / Thầm thì trong tôi cái tên gọi cổ / Thời ngựa xe lộc cộc chốn kinh thành.

Đi trong tinh mơ Hà Nội nghìn năm / Gặp nước Hồ Gươm ánh lên màu huyền tích / Văng vẳng đâu đây nhịp chày thậm thịch / Canh gà xao xác bờ đê.

Bước trên những con đường vắng vẻ / Tôi nhận ra một Hà Nội tôi yêu / Trong những hàng cây còn ngái ngủ / Có gió và sương cất lên tự sông Hồng.

[ Hà Nội tinh mơ - Im lặng trên cao] Bức tranh đời sống không chỉ được nhà thơ khắc họa mang vẻ đẹp thanh

Hà Nội của tôi ngày tháng xa em Nhà số 4 đêm về im ắng quá hoa đại tỏa hương vào lòng hạ gió bấc lùa xao xác lá đông

[ Hà Nội của tôi - Im lặng trên cao] Sự thanh bình không chỉ được Nguyễn Hữu Quý khắc họa thông qua không gian mà còn thông qua hình ảnh con người rất đối giản dị, đời thường.

Từ Nhà số 4 trông ra

thấy cô thôn nữ chở hoa trên đường nụ hồng lóng lánh giọt sương

cánh sen thấp thoáng sắc hương nội đồng

[ Từ Nhà số 4 trông ra - Im lặng trên cao ] Bức tranh đời sống thanh bình của xã hội Việt Nam thời hậu chiến không chỉ được Nguyễn Hữu Quý khắc họa thông qua khung cảnh nơi thành thị mà đọng lại bởi hình ảnh của những vùng nông thôn.

Ta trở về hoàng hôn mùa gặt nơi chân rạ thơm mùi ký ức mặt trời quê lặn vào hạt thóc chín giấc mơ trên ngực cánh đồng Cuối ngày, tắm gió mênh mông sương bùn thấm lòng chân rười rượi lặng im nghe mùa gọi

lặng im nghe chiều đi

[ Về hoàng hôn mùa gặt - Làng đảo]

Với hình ảnh của hoàng hôn mùa gặt, chân rạ thơm, mặt trời quê, hạt thóc, cánh đồng, sương bùn… Nguyễn Hữu Quý đã gợi tả được những hình ảnh đặc trưng nhất của vùng nông thôn Việt Nam. Những hình ảnh ấy hiện lên thật gần gũi, thân thương và gợi nhớ về tuổi thơ êm đêm đã qua.

Hình ảnh nông thôn trong thơ Nguyên Hữu Quý không chỉ hiện với vẻ đẹp thành bình mà nó còn gắn với những dư vị rất riêng.

Mùi khói rạ, chao ôi, mùi khói rạ sao cứ ngẩn ngơ như mới lần đầu và có lẽ hoàng hôn còn giấu một cánh đồng con gái trong em!

[Về hoàng hôn mùa gặt - Làng đảo] Sự thanh bình trong thơ Nguyễn Hữu Quý hiện hữu từ vùng thành thị đến nông thôn, thậm chí nơi đầu sóng ngọn gió ở những làng đảo xa xôi cũng được nhà thơ ghi lại bằng ngòi bút của mình với nhiều hình ảnh chân thực, gần gũi.

Làng tươi roi rói nụ cười câu chèo ai hát í ơi cầu vồng vui gì bằng đón văn công da đen là lính, má hồng là em lính kề vai lính ngồi xem

mấy bông muống trắng hái đem tặng người

[Làng đảo]

Bức tranh đời sống thanh bình được phản ánh trong thơ Nguyễn Hữu Quý là những mảnh tươi xanh của hiện thực đời sống được nhà thơ gửi gắm, yêu quý và ca ngợi. Bức tranh ấy có sự trải rộng từ thành thị đến nông thôn, thậm chí vươn mình tới những vùng đảo xa xôi. Qua đó thấy được sự nhạy cảm của nhà thơ trước những đổi thay của cuộc sống và đất nước sau chiến tranh..

* Bức tranh đời sống chiến tranh dữ dội hiện về trong ký ức: Nguyễn Hữu Quý là một nhà thơ đã từng tham gia chiến tranh với tư cách là người trong cuộc. Do vậy, kí ức về một thời máu lửa là một phần không thể thiếu trong thơ ông. Nếu như các nhà thơ thế hệ trước viết về Trường Sơn với tinh thần thắp lửa, cổ vũ và kêu gọi, Nguyễn Hữu Quý - người lính và cũng là nhà

thơ thuộc thế hệ sau lại viết bằng tâm thức của một người đến Trường Sơn trực tiếp nhìn thấy sự hi sinh, mất mát và tiếp cận trong một chiều sâu tâm linh. Do vây, thơ ông luôn hiện hữu những hồi ức về chiến tranh, những người đồng đội đã gắn bó với mình trong suốt những năm tháng gian khổ tại chiến trường xưa.

Mười nghìn đôi vai từng gánh Trường Sơn / Mười nghìn đôi tay mở rừng xé núi / Mười nghìn đôi chân bám trên trọng điểm / Mười nghìn đôi mắt ngước hái mây chiều... / Mười nghìn trận sốt bạc rừng nguyên sinh…

[ Khát vọng Trường Sơn ] Hồi ức về những dữ dội trong đời sống chiến tranh thể hiện qua thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ ở sự gian nan vất vả mà còn đọng lại ở những vần thơ viết về sự hi sinh của đồng đội.

Những người lính khoác trên mình áo lửa Những người lính gối đầu lên bờ đá Những người lính nằm trong đất tơi tả

Những người lính chẳng vẹn nguyên bên cây cỏ bị xới đào [Bông huệ trắng - Mười nghìn khát vọng] Sự khắc nghiệt của chiến tranh không chỉ đến từ bom đạn quân thù mà đến ngay từ những điều kiện sinh hoạt hàng ngày mà các chiến sĩ phải trải qua mỗi ngày.

Mười nghìn cơn mưa, mười nghìn cơn nắng Mười nghìn trận sốt bạc rừng nguyên sinh

[Khát vọng trường sơn - Mười nghìn khát vọng] Sự khốc liệt của chiến tranh không chỉ là những mảnh ghép mang tính dân tộc mà còn chứa đựng những điều rất riêng của tác giả. Đó là những kí ức của tuổi thơ gắn với chiến tranh nơi mảnh đất quê hương Quảng Bình hứng chịu nhiều bom đạn của ông.

Như chưa từng ôm chặt các con vào lòng trong căn hầm chữ A rung lên vì máy bay B52 rải thảm.

[Cha ơi - Im lặng trên cao] Trong kí ức tuổi thơ của tác giả, chiến tranh gắn với nỗi đau mẹ mất vì bom Mỹ khi nhà thơ mới 12 tuổi.

Cuộc đời ngắn ngủi làm sao bom rơi, cát đỏ, máu trào, mẹ ơi! xót xa thay một kiếp người

tóc còn xanh đã xuống lời trối trăng!

[Thắp hương mộ mẹ - Im lặng trên cao] Đời sống chiến tranh dữ dội hiện về trong ký ức được thể hiện trong thơ Nguyễn Hữu Quý hàm chứa nỗi đau của dân tộc hòa lẫn trong nỗi đau mất mát của cá nhân. Nhà thơ đã bằng những cái rất riêng mà khắc họa nên bức tranh để tái hiện cả một dân tộc đã gồng mình chiến đấu và vượt qua những năm tháng máu lửa để đi đến bến bờ vinh quan của chiến thắng.

2.1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về con người

* Hình ảnh người lính trong và sau chiến tranh mang vẻ đẹp bi tráng: Đề tài chiến tranh không chỉ là đề tài trung tâm của văn học chiến tranh mà còn xuất hiện trong văn học đương đại, nó cũng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Trong đề tài này, người lính trở thành một hình tượng trung tâm được nhiều nghệ sĩ khai thác, thể hiện. Nguyễn Hữu Quý là một nhà thơ xuất thân từ người lính, đã đi qua những năm tháng chiến tranh với tư cách của một người trong cuộc nên ông đã thấu hiểu, tái hiện hình ảnh người lính trong và sau chiến tranh theo một cách rất riêng. Họ hiện lên trong thơ ông mang vẻ đẹp bi tráng.

Làm nên vẻ đẹp bi tráng này, điều đầu tiên phải kể đến là cảm hứng và bút pháp lãng mạn của Nguyễn Hữu Quý khi xây dựng hình tượng nhân vật. Cảm hứng này hướng tới người đọc đến cái cao cả, đó là những người lính sẵn sàng xả thân, hi sinh cho lí tưởng của dân tộc.

Những người lính khoác trên mình áo lửa / Những người lính gối đầu lên bờ đá / Những người lính nằm trong đất tơi tả / Những người lính chẳng

vẹn nguyên bên cây cỏ bị xới đào / Những người lính tìm đường về quê mẹ / Không bằng bàn chân mang dép cao su / Các anh bay bằng đôi cánh loài chim núi / Bằng ánh sáng của vì sao vụt tắt / Bằng thương nhớ quắt quay từ hai phía chân trời!

[Bông huệ trắng - Mười nghìn khát vọng] Khi miêu tả cái chết, lời thơ Nguyễn Hữu Quý không làm mềm lòng người đọc. Trái lại, ông mang đến một góc nhìn mới mang tính chất hùng tráng đã bật lên từ cái bi, bởi đó là cái chết nhẹ tựa lông hồng gối đầu lên, lính nằm trong đất…

Giữa chiến trường khói lửa, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc thì thiếu thốn là một điều dễ hiểu. Nhưng cái thiếu ấy khiến độc giả se lòng khi nhà thơ dùng nó để nói về sự ra đi của người lính.

Tấm ni - lông dành che hài cốt

Chúng tôi như cây đẫm buốt mưa rừng

[Cơn mưa rừng chiều nay - Huệ trắng] Mặc dù diễn tả sự thiếu thốn, vất vả nhưng những vần thơ của Nguyễn Hữu Quý không gợi lên sự bi ai mà lại làm tăng thêm vẻ đẹp hùng tráng của người lính xung trận với lý tưởng quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Chúng ta thấy vẻ đẹp bi tránh của người lính trong thơ Nguyễn Hữu Quý có nhiều điểm tương đồng so với nhiều nhà thơ mặc áo lính khác. Đó là vẻ đẹp của những người lính hi sinh vì đất nước. Quang Dũng đã khắc họa người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có mảnh chiếu che thân, nhưng trong con mắt của nhà thơ lại được bọc bằng những tấm ào bào sang trọng để tiễn biệt các anh.

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

[Tây Tiến - Quang Dũng]

Nhà thơ Thu Bồn đã từng khắc họa tâm thế hùng dũng ra trận của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến.

Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ Bay đừng hòng khuất phục đời ta Bay định đốt ta thành hòn than quỳ lạy

Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa

[ Bài ca chim Chơrao - Thu Bồn] Thông qua cách xưng hô bay - ta, nhà thơ đã khắc họa sự hùng tráng của những người lính ra trận, nhưng cũng chỉ bằng hình ảnh một vòng hoa nhà thơ đã khắc họa được cái bi. Nhưng cái bi này không phải bi ai, bi lụy mà đó là cái bi trong vinh quang.

Hình ảnh người lính trong thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ hiện lên bi tráng gắn với người lính trong chiến trận mà còn gắn với những người lính thời bình.

Mặn lên da là biển / Mặn xuống tóc là trời / Lính đảo không trắng nổi / Yêu? Hay đừng… em ơi?

Đảo, đảo mọc thành chùm / Lính làm hoa cho bể / Mùa xuân Trường Sa trẻ / Như binh nhất, binh nhì.

[Gửi về tháng giêng - Huệ trắng]

Những người lính đảo phải gồng mình chống lại với gian nản thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt vẫn hiên ngang đứng vững nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Hình ảnh này đã có sức lan tỏa rất lớn về người lính trong thời bình. Trải qua bao thử thách khó khăn, gian khó tột cùng để chắc tay súng bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc.

Vẻ đẹp của người lính thời bình phải đương đầu với thử thách ngày đêm vật lộn giữa muôn trùng gió, bão cũng là điểm tương đồng trong sáng tác của Nguyễn Hữu Quý và những nhà thơ mặc áo lính.

Chúng tôi những người lính đảo thời bình Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất.

[Trường ca Biển - Hữu Thỉnh] Hình ảnh người lính trong chiến tranh cũng như thời bình xuất hiện trong thơ Nguyễn Hữu Quý như một sự cảm nhận rất riêng của nhà thơ, nhưng tất cả đều bật lên một vẻ đẹp kiên cường, mang khí chất anh hùng và đầy nhân văn.

* Hình ảnh con người đời tư trong cuộc sống thường nhật: Sau ba mươi năm đánh trận trường kỳ, non sông Việt Nam thu về một mối trong ánh sáng hòa bình; dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, bên cạnh cái chung thơ đã khai thác những cái riêng, đi sâu hơn vào những góc khuất trong cuộc sống của đời sống cá nhân. Đứng trước những yêu cầu mới của thơ, trong sáng tác của mình, Nguyễn Hữu Quý đã thể hiện dấu ấn riêng thông qua việc xây dựng hình ảnh con người đời tư cùng với những suy nghĩ, thăng trầm của cuộc sống thường nhật.

Trong thơ Nguyễn Hữu Quý, con người đời tư hiện lên trước hết thông qua hình ảnh những người lao động với nhiều ngành nghề khác nhau.

Trước những ngôi nhà còn khép cửa người quét đường đưa nhát chổi đầu tiên khuôn mặt chị tôi nhìn không rõ

vẫn nhận ra một Hà Nội bình yên.

[Hà Nội tinh mơ - Im lặng trên cao] Những người lao động đi vào thơ Nguyễn Hữu Quý hết sức phong phú. Đó có thể là những người lao công, anh bán chậu, ông vé số, người hát dạo. Họ là hiện thân cho nhịp sống thường nhật trong xã hội hiện đại với nhiều mảnh đời, số phận khác nhau.

Từ Nhà số 4 tôi trông / thấy anh bán chậu ngồi mong khách vào / sứ sành chen chúc thấp cao / lanh canh đôn bát, lêu lao lọ bình.

Từ Nhà số 4 tôi nhìn / Thấy ông vé số lim dim vỉa hè / Đời hay canh bạc dãi dề / Cho bao nhiêu kẻ đam mê tìm tòi?

Từ Nhà số 4 tôi coi / Thấy người hát dạo đánh rơi khúc đàn, / Chuông lắc, gậy chống tần ngần / Bác mù bán chổi đi ngang bốn mùa

[Từ nhà số 4 trông ra - Im lặng trên cao] Bằng một điểm nhìn tĩnh Từ Nhà số 4 tôi trông, nhà thơ đã có cái nhìn rất tinh tế về sự vận động của thế giới xung quanh. Qua hình ảnh anh bán chậu,

nhà thơ thấy được sự bon chen của cuộc sống. Hình ảnh ông vé số là sự rủi may của cuộc đời.

Con người đời tư, thế sự trong thơ Nguyễn Hữu Quý không chỉ hiện hữu thông qua công việc mà còn được thể hiện qua những nỗi lo toàn thường nhật của cuộc sống.

Cơm rau hai bữa lề đường

ốm đau đâu chỗ cậy nương tuổi già đất thì gần, trời thì xa

rủi may ai biết trước là ra sao!

[Tặng bác xích lô - Im lặng trên cao] Chỉ bằng bốn câu thơ, nhà thơ đã khắc họa một cách sinh động sự cần lao của một đời người, từ cái lo thường nhật tưởng chừng như đơn giản với

cơm rau hai bữa, ốm đau đến những nỗi lo rủi may của cả cuộc đời.

Trong thơ Nguyễn Hữu Quý, cuộc sống không chỉ có bộn bề lo toan, mà qua đó nhà thơ nhận ra giá trị đích thực của nó.

Cha hiểu thêm rằng quý hơn mọi giàu sang là tổ ấm gia đình đoàn tụ

cái hạnh phúc muôn đời không cũ mái nhà lành che chở suốt đời ta!

[Nhớ con - Làng đảo]

Mọi giá trị vật chất rồi sẽ chỉ là hư vô, con người gắn với tình cảm gia đình sẽ là vĩnh cửu. Đó là một chân lí không phải bất cứ ai trong xã hội này đã nhận ra một cách đầy đủ nhất. Nhưng Nguyễn Hữu Quý đã tìm ra và khẳng định trong thơ của mình đầy chắc chắn.

Bằng những cảm nhận tinh tế về con người và cuộc sống, Nguyễn Hữu Quý đã khắc họa thành công con người đời tư, con người thế sự trong thơ. Qua đó, nhà thơ thể hiện được những trăn trở, suy ngẫm của mình với thời cuộc cùng với nhịp sống hối hả của xã hội hiện nay.

* Hình ảnh con người Việt Nam trong tương giao hòa hợp với thiên nhiên:

Trong thơ Nguyễn Hữu Quý, ngoài việc khắc họa một thế giới có sự tương giao, hài hòa. Ở đó, con người và thiên nhiên luôn tồn tại trong một mối quan

hệ thống nhất. Nguyễn Hữu Quý là một người đa cảm do vậy trong thơ ông, thiên nhiên và vạn vật luôn được hòa quyện vào nhau làm nên một bức tranh tổng thể với vẻ đẹp hài hòa nên thơ.

Cũng vàng hoa mướp rung rinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ nguyễn hữu quý (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)