7. Bố cục của luận văn
3.3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật
Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Theo cuốn 150 thuật
ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thế giới. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp hai yếu thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [4, tr. 322].
Giáo trình Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại của Trần Đình Sử cho rằng: “Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa thẩm mỹ nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ” [44, tr.62].
Còn trong tiểu luận Những thế giới nghệ thuật thơ của Trần Đình Sử thì thời gian nghệ thuật:“Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một tất yếu của nó” [42, tr.390].
Qua các khái niệm trên, ta có thể rút ra một kết luận: Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể hiện trong một tác phẩm văn chương với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh chậm, với các chiều quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian nghệ thuật là hình tượng của thời gian là sự sáng tạo của người nghệ sĩ làm cho người đọc phải chờ đợi, chìm đắm tạm thời vào thế giới nghệ thuật. Nếu thiếu sự cảm thụ tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật không xác định.
Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Trong văn chương nghệ thuật, viết về thời gian luôn có sự vận động
trên cả ba chiều với quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, văn chương không gò bó cách thức thể hiện quan điểm về thời gian nó có thể đảo lộn trình tự hoặc có thể bỏ qua một hoặc hai ba chiều vận động. Từ đó có thể làm ngưng lại một khoảnh khắc của dòng thời gian dài nhưng cũng có thể dồn nén một quãng thời gian dài đằng đẵng hàng trăm năm vào một thời khắc. Với bàn tay nghệ sĩ của mình, Nguyễn Hữu Quý đã khắc họa không gian trong thơ gắn với nguồn cảm hứng sáng tạo và sự rung động của ông trước cuộc đời.