Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu luận văn

1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông

nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Chính phủ đề cao vai trò của chính sách, các khoản đầu tư khu vực công cộng và tầm quan trọng của việc khôi phục lại tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và hội nhập. Các tổ chức xã hội lại chú trọng đến tầm quan trọng của các thể chế, bảo đảm tự cung tự cấp và phát triển vốn trong xã hội. Các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức tư nhân chú trọng hơn vào những đòi hỏi về cơ cấu lại đoàn thể trong thời gian ngắn, khôi phục lại công việc kinh doanh, tạo việc làm cho những lao động bị nghỉ việc. Đẩy mạnh các tổ chức xã hội ở địa phương, là bước quan trọng nhất để tạo khung thể chế cho những đối tượng trọng tâm trong phát triển nông thôn và khắc phục tình trạng tập trung quá nhiều quyền lực và chính trị vào một số cơ quan. Điều này không có nghĩa là quay trở về một cộng đồng nông thôn riêng rẽ, chia cắt, mà để bảo đảm các thể chế ở địa phương có đủ vốn và con người cần thiết đáp ứng mục tiêu về kinh tế-xã hội phục vụ bản thân họ.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vai trò quan trọng của nhà nước trong việc tập trung, phân bổ nguồn lực phục vụ phát triển nông thôn mới tại Thái Lan đã mang lại

hiệu quả đáng kể, các nguồn lực được tập trung, phân bổ hợp lý, nguồn tài chính mạnh, đã giúp cho nền nông nghiệp và nông thôn Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ.

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Là đất nước nghèo về tài nguyên và khoáng sản, khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Hàn Quốc là nước chậm phát triển với thu nhập bình quân là 87 USD/người năm 1962.

Hàn Quốc bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1971).Sau 2 kế hoạch 5 năm, chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chưa chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đối nghịch với nông thôn lạc hậu, kém phát triển dẫn đến người dân nông thôn tàn phá rừng lấy đất sản xuất lương thực, dân nông thôn đổ ra thành thị kiếm việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tệ nạn xã hội gia tăng, gia tăng cách biệt nông thôn và thành thị. Phong trào Saemaul Undong ra đời khi Chính phủ Hàn Quốc nhận thức rằng nếu nông dân không có niềm tin vào tương lai thì tất cả mọi nỗ lực và cố gắng của Chính phủ đều vô ích. Trong bối cảnh nguồn lực tài chính của Chính phủ hạn hẹp, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc nhận thấy rằng người dân tuy nghèo nhưng nếu biết huy động nguồn lực từ số đông người dân và huy động dần từng bước vẫn có thể huy động được một lượng vốn không nhỏ. Để huy động nguồn lực tài chính từ người dân, cần thực hiện bằng được phương thức dân chủ, xác định đúng vai trò của người dân tạo động lực cho người dân trong xây dựng Làng mới.Người dân tự lực và hợp lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ mang tính khởi đầu và động viên khen thưởng. Hàn Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp cụ thể, bao quát là để người dân tham gia vào quá trình ra quyết định; trao quyền ra quyết định cho cộng đồng làng; họp dân của mỗi làng để bàn bạc và chọn công trình ưu tiên làm trước; hàng tháng lãnh đạo các làng được mời tham gia họp với Chính phủ; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện phong trào của các làng theo tiêu chuẩn rõ ràng; thực hiện động viên, thưởng phạt công minh, kích thích sự tự hào, tự tin của cộng đồng làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)