Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 47)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1 Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới năm 2017 tại huyện Bạch Thông

Tên tiêu chí Cẩm Giàng Dương Phong Cao Sơn Vị Đôn Phong Lục Bình Mỹ Thanh Quân Bình Nguyên Phúc Quang Thuận Phương Linh Bình I. Về quy hoạch

1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

II. Hạ tầng kinh tế - xã hội

2. Giao thông Đạt

3. Thủy lợi Đạt

4. Điện Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

5. Trường học Đạt Đạt Đạt

6. Cơ sở vật chất văn hóa Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 7. Chợ nông thôn Đạt

8. Bưu điện Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

9. Nhà ở dân cư Đạt

III. Kinh tế và tổ chức sản xuất 10. Thu nhập

Tên tiêu chí Cẩm Giàng Dương Phong Cao Sơn Vị Đôn Phong Lục Bình Mỹ Thanh Quân Bình Nguyên Phúc Quang Thuận Phương Linh Bình

12. Cơ cấu lao động Đạt Đạt

13. Hình thức tổ chức sản xuất Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

IV. Văn hóa - xã hội - môi trường

14. Giáo dục Đạt Đạt 15. Y tế Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 16. Văn hóa Đạt Đạt Đạt Đạt 17. Môi trường Đạt V. Hệ thống chính trị 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 19. An ninh, trật tự xã hội Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Tổng 7 8 7 4 6 5 5 6 6 4 7 4

Kết quả tổng hợp cho thấy, hầu hết các xã trong huyện mới đạt được từ 4-7 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tối đa có xã Dương Phong mới đạt được 8 tiêu chí. Hầu hết các tiêu chí về hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội đều được các xã quan tâm, chú trọng thực hiện, trong khi đó các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, chợ nông thôn, chỉ có một xã đạt, điều này cho thấy, những tiêu chí cần sử dụng nguồn vốn xây dựng, đều chưa thực sự được triển khai một cách hiệu quả. Một phần nguyên nhân xuất phát từ chính việc hiệu quả huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

3.2.2 Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông

3.2.2.1 Căn cứ, các cơ chế chính sách huy động nguồn lực

Để tăng cường huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện Bạch Thông đã thực hiện các cơ chế chính sách của nhà nước, ban hành chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Căn cứ các cơ chế, chính sách và ban hành chính sách để huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn như sau:

- Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã, thị trấn.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC, ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy Bạch Thông về “Xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông đến năm 2020”.

- Kế hoạch 547/KH-UBND, ngày 13 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về “ Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Kạn về xây dựng nông thôn mới”.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bắc Kạn: Quyết định Số 15/2011/QĐ- UBND, ngày 24/5/2011; Quyết định Số: 04/2012/QĐ-UBND, ngày 30/3/2012; Quyết định Số: 06/2013/QĐ-UBND, ngày 21/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn; Quyết định Số: 24/2013/QĐ-UBND, ngày 08/5/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc bổ sung một số nội dung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 tỉnh Bắc Kạn.

- Nghị quyết số 19/2009/NQ-HĐND, ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân huyện khóa XV, tại kỳ họp thứ 12 về việc phê chuẩn Đề án số: 217/ĐA-UBND ngày 10/7/2009 về cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cống rãnh thoát nước thải ở thôn, xóm giai đoạn 2009-2011.

3.2.2.2 Tổ chức, phương thức huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Căn cứ chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, tổ chức vận động nhân dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

Chính quyền từ huyện đến cơ sở nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách trong việc đầu tư xây dựng nông thôn mới, đây là những căn cứ rất quan trọng để địa phương huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, huy động nguồn lực từ ngân sách để đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực phục vụ cho chương trình nông thôn mới.

Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, song Bạch Thông đã huy động được tổng hợp các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, trong đó nguồn lực huy động của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Trong quá trình tổ chức, chính quyền các cấp của huyện Bạch Thông đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai minh bạch trong các hạng mục đầu tư, phát triển nông thôn mới, từ khâu quy hoạch, thiết kế, huy động vốn, thi công, giám sát và quản lý sử dụng công trình. Hàng năm tổ chức tổng kết kết quả xây dựng nông thôn mới theo quy trình 7 bước đảm bảo dân chủ, công khai nên tất cả các địa phương trong huyện khi thực hiện đều đảm bảo đúng trình tự. Thực hiện Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, các xã có số tiền nợ đọng xây dựng cơ bản từ 5 triệu đồng trở lên đã thực hiện nghiêm túc, thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng các hạng mục nhỏ, các công trình đã xuống cấp để đảm bảo an toàn và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Quản lý và sử dụng các huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp vận động nhân dân tự nguyện ủng hộ công sức, tiền của, vật tư để thi công các công trình vì lợi ích chung. Quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho xây dựng công trình theo đúng các quy định pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành và các quy định hướng dẫn quản lý ngân sách xã của Bộ Tài chính.

Đối với trường hợp nhân dân trong phạm vi một thôn, xóm hoặc một cộng đồng dân cư (theo tôn giáo, dòng họ, tổ dân phố) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư đó, chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán công trình, thanh quyết toán công trình, thực hiện công khai tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong 3 năm qua đã tập trung huy động làm đường giao thông nông thôn, rãnh thoát nước thải thôn xóm, đường nội đồng và nhà văn hóa thôn xóm.

3.2.2.3 Kết quả huy động nguồn lực tài chính thuộc ngân sách và ngoài ngân sách

Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông trong các năm gần đây

Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cơ cấu theo

Quyết định số 800/Qđ- TTg Số lượng (1.000 đ) cấu (%) Số lượng (1.000 đ) Cơ cấu (%) Số lượng (1.000 đ) cấu (%) 1. Vốn ngân sách Nhà nước 8.028.391 70,04 8.693.012 66,47 12.028.391 69,60 40 - Ngân sách TW và tỉnh 6.250.000 7.150.000 9.150.000 - Ngân sách huyện 1.778.391 1.543.012 2.878.391 2. Vốn tín dụng 1.891.003 16,50 2.513.920 19,22 3.291.003 19,04 30 3. Vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 920.256 8,03 1.138.120 8,70 1.120.256 6,48 20 4. Vốn huy động của người dân 622.459 5,43 733.339 5,61 843.432 4,88 10 Tổng 11.462.109 100 13.078.391 100 17.283.082 100 100

Như vậy, theo quy định trên, vốn ngân sách sử dụng cho xây dựng nông thôn mới chiếm 40% tổng vốn đầu tư và vốn huy động của người dân chỉ chiếm 10%. Số liệu bảng 3.1 cho thấy kết quả thu hút và bố trí vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông. Qua đó thấy, vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả ngân sách Trung ương, tỉnh và ngân sách huyện) chiếm tỷ lệ cao với hơn 66%; vốn huy động của người dân chiếm từ 4-5%%, có khoảng 6-8% thuộc nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp của địa phương. Nguồn vốn tín dụng chiếm từ 16-19% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này cho thấy nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ cao hơn so với quy định từ 20-30%, trong khi các nguồn vốn khác thì không đạt tỷ trọng theo quy định.

Vậy, có thể thấy, nguồn vốn chủ yếu cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông là vốn ngân sách và vốn đối ứng, có rất ít vốn từ nguồn tín dụng và vốn từ các doanh nghiệp hay các loại hình kinh tế khác. Qua tìm hiểu được biết, việc Bạch Thông chưa thu hút được các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn, nguyên nhân là do huyện trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào công tác huy động nguồn lực từ dân, chưa thật sự chú trọng đến việc triển khai các chính sách, chủ trương cụ thể để kêu gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nguồn vốn đóng góp xã hội còn hạn hẹp, số lượng doanh nghiệp ít, nên cũng có nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn này. Nguồn lực từ người dân cũng gặp nhiều khó khăn, do địa bàn huyện miền núi, thu nhập của người dân thấp, nên nguồn lực tài chính thu hút từ nhóm đối tượng này là hạn chế, và có nhiều khó khăn khi vận động.

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới theo nhóm tiêu chí

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Quy hoạch Vốn ngân sách 49.600 0,43 29.450 0,23 26.033 0,15 Vốn tín dụng-ngân hàng 0,00 0,00 0,00 Vốn doanh nghiệp 0,00 0,00 0,00 Vốn người dân 0,00 0,00 0,00 Hạ tầng kinh tế xã hội Vốn ngân sách 5.023.789 43,83 5.689.188 43,50 8.127.748 47,03 Vốn tín dụng-ngân hàng 1.039.233 9,07 1.338.409 10,23 1.780.472 10,30 Vốn doanh nghiệp 368.370 3,21 440.199 3,37 503.933 2,92 Vốn người dân 422.574 3,69 519.893 3,98 339.104 1,96 Kinh tế và tổ chức sản xuất Vốn ngân sách 1.671.074 14,58 1.898.420 14,52 2.299.302 13,30 Vốn tín dụng-ngân hàng 546.870 4,77 672.519 5,14 1.171.487 6,78 Vốn doanh nghiệp 490.155 4,28 588.533 4,50 569.381 3,29 Vốn người dân 130.895 1,14 135.245 1,03 399.026 2,31 Văn hóa xã hội môi trường Vốn ngân sách 1.181.843 10,31 986.926 7,55 1.463.479 8,47 Vốn tín dụng-ngân hàng 304.900 2,66 502.992 3,85 339.044 1,96 Vốn doanh nghiệp 50.783 0,44 109.388 0,84 46.942 0,27 Vốn người dân 58.391 0,51 78.201 0,60 105.302 0,61 Hệ thống chính trị Vốn ngân sách 102.085 0,89 89.028 0,68 111.829 0,65 Vốn tín dụng-ngân hàng 0,00 0,00 0,00 Vốn doanh nghiệp 10.948 0,10 0,00 0,00 Vốn người dân 10.599 0,09 0,00 0,00 Tổng cộng 11.462.109 100 13.078.391 100 17.283.082 100

Hiện tại, nguồn vốn huy động để phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông được phân bố theo các nhóm tiêu chí gồm: nguồn vốn phục vụ lập quy hoạch; nguồn vốn xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; nguồn vốn phục vụ lĩnh vực văn hóa xã hội môi trường và nguồn vốn phục vụ hệ thống chính trị. Tùy theo từng tiêu chí mà nguồn vốn đầu tư được phân bổ phù hợp. Theo đó, nguồn vốn đóng góp từ ngân sách nhà nước được sử dụng chủ yếu để lập quy hoạch (0,15%) và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội (chiếm 47,03%); Nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ nhóm tiêu chí phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; nguồn vốn tín dụng ngân hàng được sử dụng với mục đích xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội và phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất; nguồn vốn đóng góp của nhân dân chủ yếu được phân bổ vào lĩnh vực văn hóa xã hội.

Như vậy, dòng chảy của các nguồn vốn vào từng nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông tương đối phù hợp với đặc thù của từng nguồn vốn đóng góp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi giúp phát huy hiệu quả của nguồn vốn huy động trong xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông thời gian qua.

Bảng 3.4: Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính

Đơn vị: Nghìn đồng

Diễn giải Nội dung Số vốn Kết quả

1. Công tác lập quy hoạch

Xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng NTM 105.083 Chưa hoàn thành 2.Hạ tầng kinh tế xã hội

Sửa chữa, xây dựng mới đường giao thông nông thôn

15.948.129

157 km Cải tạo, nâng cấp hệ

thống đường điện

4.066.942 1 trạm điện được xây mới, 12 km đường dây được cải tạo

Cải tạo, nâng cấp, cứng hóa kênh mương

5.577.841

Diễn giải Nội dung Số vốn Kết quả 3.Kinh tế và tổ chức sản xuất Thực hiện mô hình phát triển sản xuất 7.793.427

Hỗ trợ mô hình trình diễn cây cam địa phương xen ổi lê tại xã Quang Thuận, mô hình trình diễn cây quýt, cây ổi Đài Loan, hỗ trợ chăn nuôi dê tại xã Mỹ Thanh, mô hình trồng rau an toàn tại xã Sỹ Bình, mô hình trồng quýt ghép Bắc Kạn tại xã Đôn Phong, hỗ trợ trồng cây hồng không hạt, chăn nuôi dê tại xã Vũ Muộn. Chương trình 135: Thực hiện tại 6 xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Tú Trĩ. Đôn Phong, Mỹ Thanh tổng số vốn 1.275,483 triệu đồng thực hiện hỗ trợ 2.067 cây cam, 3.697 cây hồng, 7.019 cây quýt, 12.078 cây ớt giống, 2.321 kg gừng giống, 6.760 kg phân bón, 2.291 kg dê giống, 26 con bò, 10 con trâu, 600 kg lợn giống, 240 con gà, 9.441 kg thức ăn chăn nuôi, 11.300 kg xi măng, 30.756 viên gạch, 01 máy cày, 02 lớp tập huấn.

Đào tạo lao động và

giải quyết việc làm 2.779.480

Tổ chức đào tạo dạy nghề được 39lớp với 2215 người tham gia, giải quyết việc làm cho 2044 lao động

4. Văn hóa xã hội môi

trường

Xây dựng công trình

văn hóa thể thao 928.341 Xây mới 8 nhà văn hóa thôn, xóm Xây dựng, sửa chữa

trường học, trạm y tế 1.066.922

Tu bổ khuôn viên: 12 công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)