5. Kết cấu luận văn
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1 Thông tin thứ cấp
+ Bằng việc thu thập thông tin từ: các nghiên cứu đi trước trong kho học liệu của trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên ,các thông tin trên các trạng mạng về các bài báo nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới và huy động các nguồn lực được đăng tải trên các website và tạp chí online của các trường đại học để tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến huy động các nguồn lực, làm rõ cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
+ Bằng việc thu thập thông tin từ: UBND huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, tác giả tiến hành thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện huy động các nguồn lực ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Các thông tin được thu thập liên quan trực tiếp đến nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông bao gồm: huy động nguồn nhân lực, huy động nguồn vật lực, huy động nguồn lực tài chính. Các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Những thông tin thứ cấp sẽ giúp tác giả nghiên cứu được thực trạng từng kết quả đạt được của nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới tại UBND huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.
2.2.1.2 Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra khảo sát các chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn bao gồm: nông dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, các nhà tài trợ trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Nội dung điều tra sẽ tập trung vào nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Bởi vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quyết định. Do việc lựa chọn tổng mẫu nghiên cứu là rất lớn. Tỷ lệ các đối tượng điều tra khảo sát được dựa trên bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1: Nhóm đối tượng khảo sát
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Số lượng hộ nông dân 10.201 99,13% Số lượng các đoàn thể, tổ chức chính trị 90 0,87%
Do điều kiện nghiên cứu có hạn. Tác giả không thể thực hiện cứu tổng thể quy mô mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 100-150 quan sát, nếu quy mô mẫu lớn. Nếu quy mô mẫu nhỏ hơn 100 quan sát thì việc khảo sát tổng thể mẫu sẽ cho kết quả chính xác hơn.. Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 290 quan sát. Tỷ lệ phiếu điều tra khảo sát được thực hiện như sau:
Bảng 2.2: Số lượng phiếu khảo sát
Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Số lượng hộ nông dân 200 74,00
Số lượng các đoàn thể, tổ chức chính trị 90 22,50 Trong đó tác giả cố gắng khảo sát các đoàn thể và các nhà tài trợ trong toàn huyện, với đại diện mỗi đoàn thể, mỗi nhà tài trợ một người trả lời, còn lại là khảo sát các hộ nông dân trong huyện.