Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 78)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông như nêu ở trên thì công tác này còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần khắc phục, điển hình là những hạn chế sau:

- Mặc dù nguồn lực huy động từ cộng đồng dân cư để phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông đang tăng trưởng qua các năm song nguồn lực đóng góp này còn thấp và chưa đạt như kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, các nguồn lực huy động khác cũng chưa hoàn thành kế hoạch hàng năm, đồng thời số vốn huy động còn thấp như: nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước...

- Cơ chế về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng nông thôn trên địa bàn chưa được chính quyền địa phương hướng dẫn cụ thể.

- Người dân huyện Bạch Thông còn tồn tại tâm lý trông chờ vào vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, thiếu chủ động đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Đồng thời, nguồn vốn tín dụng hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn ưu đãi của người dân ở khu vực nông thôn trên địa bàn.

- Chính sách đầu tư của nguồn vốn tín dụng trong xây dựng nông thôn còn phức tạp, thời gian giải quyết hồ sơ dài, thủ tục rườm ra, số vốn đầu tư thấp.

- Công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động thành lập quỹ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông chiếm tỷ trọng chủ yếu dẫn đến tình trạng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách trong khi nguồn vốn này còn cần để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác cấp thiết hơn.

Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế còn tồn tại trong huy đông nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông là do những nguyên nhân:

- Chính quyền các cấp tại huyện Bạch Thông chưa đổi mới các thông tin tuyên truyền vận động xây dựng nguồn quỹ nông thôn mới. Mặt khác, các hoạt động tuyên truyền huy động quỹ chưa có sự tham gia của các đơn vị từ huyện đến xã. Do đó, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện chưa mang lại cho người dân những nhận thức đúng đắn về hoạt động xây dựng nông thôn mới nên mức đóng góp của các thành phần kinh tế còn thấp. Đồng thời, các hình thức vận động, tuyên truyền trên địa bàn huyện chưa đa dạng phong phú.

- Cán bộ quản lý nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ này chưa có sự hiểu biết đầy đủ về quy định đối với hoạt động thu, chi nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới. Một số đối tượng cán bộ khác lại thực hiện không đầy đủ các quy trình nghiệp vụ của hoạt động quản lý dẫn đến công tác quản lý quỹ xây dựng NTM còn nhiều bất cập chưa đạt hiệu quả cao.

- Các chính sách, quy định đối với loại hình đầu tư xây dựng nông thôn mới chưa được hoàn thiện và còn nhiều bất cập như: chưa có chính sách quy định rõ ràng đối với loại hình đầu tư tư nhân, đối với hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong các dự án xây dựng NTM trên địa bàn.

- Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chú trọng đến hoạt động xây dựng nông thôn mới nên chưa tổ chức các chương trình giới thiệu, tư vấn đầu tư cho các đơn vị đầu tư tư nhân một cách thường xuyên, các đơn vị đầu tư tư nhân chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về huy động đầu tư.

- Quá trình thu chi nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn thiếu sự công khai, minh bạch. Đội ngũ cán bộ quản lý thu chi thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin thu chi đến người dân. Do đó, công tác xây dựng nông thôn mới không nhận được sự tham gia đóng góp của đông đảo người dân, đông đảo công đồng huyện Bạch Thông.

3.5 Ma trận SWOT trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Từ kết quả phân tích hoạt động huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn tác giả xây dựng ma trận SWOT trong huy động nguồn lực như sau:

Bảng 3.20: Ma trận SWOT trong huy động nguồn lực xây dựng NTM huyện Bạch Thông

SWOT Điểm mạnh (S)

S1. Dòng chảy của các nguồn vốn vào từng nhóm tiêu chí xây dựng NTM tương đối phù hợp với đặc thù của từng nguồn vốn đóng góp.

S2. Nguồn vốn được sử dụng đầu tư toàn diện trên tất cả các khía cạnh xây dựng NTM

S3. Cách thức vận động, tuyên truyền, thu hút nguồn lực tài chính được thực hiện

Điểm yếu (W)

W1. Nguồn lực tài chính huy động từ tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và khu vực dân cư chiếm tỷ lệ thấp W2. Nguồn lực huy động xây dựng NTM phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước

W3. Kết quả sử dụng nguồn vốn không đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra

W4. Cách thức huy động nguồn lực tài chính chưa

bài bản, hấp dẫn.

S4. Nguồn lực vật chất đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông không ngừng gia tăng S5. Quản lý nguồn lực vật chất đóng góp cho xây dựng nông thôn mới chặt chẽ S6. Không có tranh chấp, khiếu nại trong sử dụng nguồn lực vật chất cho xây dựng NTM

linh hoạt, chưa phù hợp với từng đối tượng huy động khác nhau

W5. Đội ngũ cán bộ tài chính quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong công việc.

W6. Nguồn lực vật chất huy động chưa đáp ứng yêu cầu đề ra

Cơ hội (O)

O1. Hệ thống cơ chế, chính sách được điều chỉnh và hướng dẫn khá đầy đủ hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới O2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông được các ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, có sự đồng thuận cao của người dân nông thôn

O3. Người dân ngày càng có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM

Kết hợp SO

S3S4S5 + O1O2O3: Tận dụng những điểm mạnh về quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, công tác vận động tuyên truyền kết hợp với cơ hội từ môi trường pháp luật, cách thức triển khai chương trình xây dựng NTM đề xuất giải pháp “Tăng cường huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM”

Kết hợp WO

W1W2W6+ O1O3: Tận dụng cơ hội từ môi trường chính sách để khắc phục những hạn chế về huy động nguồn lực xây dựng NTM, đề xuất giải pháp “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới”

W4W5+O1O2: Tận dụng sự ủng hộ từ chính sách pháp luật nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý để triển khai các cách thức huy động nguồn lực linh hoạt, đề xuất giải pháp “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác xây dựng NTM

Thách thức (T)

T1. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn vốn còn hạn hẹp, số lượng doanh nghiệp ít, T2. Là địa bàn huyện miền núi, thu nhập của người dân thấp. T3. Người dân không có sự chủ động, tự giác trong đóng góp nguồn lực xây dựng NTM.

T4. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kinh tế địa phương chưa phát triển

T5. Cơ chế chính sách còn chậm đổi mới, cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh.

Kết hợp ST

S2S5S6+T3T5: Sử dụng điểm mạnh khắc phục những thách thức, đề xuất giải pháp “Quy định rõ ràng trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM

Kết hợp WT

W1W2W3W6+T1T2T4: đề xuất giải pháp “Giải pháp phát triển kinh tế địa phương” để nâng cao sự chủ động của các thành phần kinh tế trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, hạn chế sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Như vậy, trên cơ sở tổng hợp ma trận SWOT, các giải pháp được đề xuất để tăng cường nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông như sau:

1. Tăng cường huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác xây dựng NTM

4. Quy định rõ ràng trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM”

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

4.1 Định hướng huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

4.1.1 Căn cứ định hướng

Quan điểm của Nhà nước, địa phương

Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2014 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã xác định quan điểm xây dựng nông thôn mới tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Bạch Thông như sau:

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của huyện. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân phải phát triển đồng bộ các lĩnh vực KTXH, trong đó phải phát triển mạnh công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người, tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, XD NTM nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng khó khăn, các xã nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa đô thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn với giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân với phương châm: Giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện

Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 09/4/2014 của HĐND huyện Bạch Thông về việc xây dựng NTM huyện Bạch Thông giai đoạn 2016-2020 cũng đã nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo như sau:

- Xây dựng NTM huyện Bạch Thông phải phù hợp với việc xây dựng NTM của tỉnh của Quốc gia và vùng đồng bằng Sông Hồng; phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Xây dựng NTM theo hướng văn minh, giàu đẹp và hiện đại; có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ.

- Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn của toàn huyện, toàn tỉnh cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, toàn dân. Tích cực tuyên truyền vận động thu hút mọi nguồn lực để thực hiện chương trình.

Kết quả nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đã tổng hợp kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, các nguồn lực bao gồm: nguồn tài chính, nguồn vật lực và nguồn nhân lực. Nghiên cứu cho thấy các dòng chảy của các nguồn vốn vào từng nhóm tiêu chí xây dựng NTM tương đối phù hợp với đặc thù của từng nguồn vốn đóng góp; Nguồn vốn được sử dụng đầu tư toàn diện trên tất cả các khía cạnh xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bạch Thông. Người dân trên địa bàn có ý thức tự giác hiến đất, đóng góp ngày công lao động thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, nguồn lực tài chính huy động xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước (đóng góp từ tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và khu vực dân cư chiếm tỷ lệ thấp). Đội ngũ cán bộ tài chính quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính còn hạn chế về trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong công việc.

Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới bao gồm: năng lực ban chỉ đạo xây dựng NTM; sự tham gia của cộng đồng; yếu tố kinh tế địa phương; yếu tố kinh tế hộ và hệ thống cơ chế chính sách nhà nước. Kết quả cho thấy tất cả các nhân tố đều gây ra những tác động tiêu cực đến công tác huy động nguồn lực xây dựng NTM tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

Các chỉ tiêu dự kiến trong xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông

Căn cứ vào quan điểm, mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn, kết quả thực hiện giai đoạn 2015- 2017, UBND huyện Bạch Thông đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Tiếp tục tập trung các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các xã theo kế hoạch đầu tư công trung hạn; xác định các tiêu chí khó khăn để có kế hoạch chỉ đạo thực hiện ngay từ năm 2018.

Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đạt mức thu nhập theo Bộ tiêu chí đã đề ra.

Chỉ tiêu đạt chuẩn NTM

- Năm 2018: Triển khai đăng ký 4 xã Cẩm Giàng; Dương Phong; Cao Sơn; Hà Vị đạt chuẩn NTM;

- Năm 2019: Triển khai củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt và đánh giá xét công nhận lại các tiêu chí đạt chuẩn NTM ở xã Nguyên Phúc; Quang Thuận; Sĩ Bình

- Năm 2020: Triển khai củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt và đánh giá xét công nhận lại các tiêu chí đạt chuẩn NTM ở xã Quang Thuận; Lục Bình

- Năm 2025: Triển khai củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt và đánh giá xét công nhận lại các tiêu chí đạt chuẩn NTM ở xã Mỹ Thanh; Quân Bình. Phấn dấu 100% xã trên địa bàn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn:

- Thu nhập bình quân đầu người: 30.000.000 đồng/người/năm; - Tỷ lệ hộ nghèo: 1,98%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 97% ; - Tỷ lệ người dân tham gia BHYT: 90% ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)