Phân loại mức điểm đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

Rất không

hài lòng

Không

hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0

Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến và thang điểm 5 tính ra điểm trung bình theo công thức:

Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là điểm theo thang điểm 5

b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.

Ngoài ra, phần mềm Excel còn được sử dụng để tính % và tốc độ tương trưởng, chênh lệch thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu.Các số liệu liên quan tới việc tăng trưởng, so sánh được hệ thống bằng bảng biểu, đồ thị để thấy rõ được xu hướng tăng giảm trong vấn đề liên quan đến huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông từ đó dễ dàng tìm ra điểm yếu, điểm mạnh để kịp thời có biện pháp khắc phục và hoàn thiện.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là các nội dung trong chương trình huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp tác giả thống kê và mô tả một cách chính xác và chân thực nhất tình hình về thực trạng bức tranh xây dựng nông thôn mới ở huyện Bạch Thông giai đoạn 2013-2017.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ thay đổi theo chiều hướng tích cực hay không tích cực của các nội dung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.3.3 Phương pháp phân tích SWOT

Ở đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Swot để làm nổi bật lên những cơ hội, thách thức cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của các nội dung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, đưa ra các giải pháp tận dung cơ hội và điểm mạnh để hạn chế điểm yếu và thách thức nhằm tăng cường hiệu quả huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỉnh hình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông

Chỉ tiêu kết quả thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông: Chỉ tiêu này cho biết kết quả thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bạch Thông, số xã đã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và những xã chưa đạt theo các tiêu chí ban hành.

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực huy động xây dựng NTM

Số vốn dầu tư cho xây dựng nông thôn mới

Số vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới là toàn bộ vốn của các thành phần kinh tế, của nhà nước đóng góp để phục vụ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Số vốn đầu tư xây dựng càng cao thì công tác xây dựng nông thôn mới càng đạt hiệu quả.

Số vốn đầu tư xây

dựng nông thôn mới = Nguồn vốn ngân sách +

Nguồn vốn đóng góp của các thành phần kinh tế Nguồn vốn đóng góp của các thành phần kinh tế = Vốn của doanh nghiệp + Vốn từ cộng đồng dân cư +

Vốn từ tổ chức tài chính tín dụng Số vồn đầu tư xây dựng nông thôn mới đóng góp càng cao càng thể hiện ý thức tự giác tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới của toàn xã hội

Nguồn vật lực (đất đai) đóng góp xây dựng nông thôn mới

Nguồn vật lực đóng góp xây dựng nông thôn mới là toàn bộ diện tích đất đai mà các hộ dân đóng góp phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nguồn vật lực toàn bộ là đóng góp từ cộng đồng.

Nguồn vật lực đóng góp

xây dựng nông thôn mới =

Tổng số m2 đất mà các hộ dân hiến đất để phục vụ xây dựng nông thôn mới

Để đánh giá hiệu quả huy động nguồn vật lực đóng góp xây dựng nông thôn, cần căn cứ vào tỷ lệ % kết quả huy động nguồn vật lực thực tế so với kế hoạch đề ra. Kết quả lớn hơn 100% thì hoạt động huy động đạt hiệu quả.

Nguồn nhân lực đóng góp xây dựng nông thôn mới

Nguồn nhân lực đóng góp xây dựng nông thôn mới là tổng số ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động công ích của các tổ chức đoàn thể địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới như: nạo vét kênh mương; xây dựng nhà văn hóa; cứng hóa đường nông thôn…

Nguồn nhân lực đóng góp xây dựng nông thôn mới tế =

Ngày công lao động của người dân +

Ngày công lao động của các tổ chức, đoàn thể Số ngày công đóng góp xây dựng nông thôn mới càng nhiều thì hiệu quả xây dựng nông thôn mới càng cao và ngược lại.

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn lực

Cơ cấu nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đóng góp của nguồn vốn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông được hình thành từ nguồn nào với tỷ lệ là bao nhiêu. Nguồn đóng góp nào là chiếm nhiều nhất và có đáp ưng được nhu cầu xây dựng nông thôn mới hay không. Cách thức đo lường như sau:

Tỷ lệ đóng góp = Nguồn hình thành tương ứng x 100% Tổng quỹ xây dựng nông thôn mới

Mức tăng trưởng nguồn quỹ xây dựng nông thôn mới qua các năm

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hút và hình thành Quỹ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bạch Thông. Cách thức đo lường như sau:

Mức tăng trưởng = Quỹ xây dựng NTM n- Quỹ xây dựng NTM (n-1) x 100% Quỹ xây dựng NTM (n-1)

Chương 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

3.1 Giới thiệu về huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bạch Thông là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cạnh quốc lộ 3. Bốn phía đều giáp với các huyện trong tỉnh, trong đó: Phía Nam giáp thành phố Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rỳ, phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể; phía Tây giáp huyện Chợ Đồn. Chính vì vậy, Bạch Thông là huyện phản ánh tương đối đầy đủ những đặc điểm chính của Bắc Kạn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội. Với chiều dài hơn 30km chạy theo Quốc lộ 3, bao gồm gần như toàn bộ phần đất thuộc trung tâm tỉnh Bắc Kạn. Huyện có 16 xã và 01 thị trấn với 155 thôn, tổ dân phố.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn

a. Địa hình: Bạch Thông là huyện miền núi vùng cao, địa hình đa dạng, phức tạp, hầu hết là núi cao chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400-700m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của huyện được chia thành 3 dạng chính sau: Địa hình đá vôi xen giữa các thung lũng hẹp tạo thành vách dựng đứng, cheo leo, ít có điều kiện phát triển nông nghiệp; Địa hình núi dốc, độ dốc từ 20-40 độ, nhưng bị chia cắt bởi các khe suối, giao thông đi lại trong vùng rất khó khăn, là địa bàn có thể sản xuất lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp; Địa hình thung lũng phân bố dọc theo sông, suối, xen giữa dãy núi cao, cấu tạo nên các cánh đồng trồng lúa, màu của các xã trong huyện.

b. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:

Bạch Thông nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa xích đạo, thời tiết ở Bạch Thông chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này nóng ẩm, mưa nhiều, hay xuất hiện gió lốc và lũ quét. Mùa đông từ tháng 10 kéo dài đến

tháng 3 năm sau, mùa này lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, đôi khi xuất hiện sương muối làm ảnh hưởng đến cây trồng.

Điều kiện khí hậu của huyện Bạch Thông tuy có khác nhau ở các thời điểm trong năm, nhưng nhìn chung thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái động vật, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất và dịch vụ.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bạch Thông khá phong phú, trong đó rừng và khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như: Nghiến, lim, sến, táu.. cùng các loài thú và các loại lâm sản quý khác. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 54.649,91ha. Mặc dù với gần 90% diện tích là rừng núi, địa hình khá phức tạp nhưng do có quốc lộ 3 chạy qua nên từ Bạch Thông có thể đi lại một cách dễ dàng về phía Nam (xuống thủ đô Hà Nội), lên phía Bắc (đến Cao Bằng).

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Trong phát triển kinh tế, thành tựu nổi bật là phát triển toàn diện, tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, mô hình kinh tế hộ ngày càng rõ nét, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tập thể. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế bình quân năm đạt khá cao như: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản hàng năm đều tăng; các ngành sản xuất và dịch vụ có bước phát triển mới, khá vững chắc. Sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: Tổng sản lượng lương thực có hạt hằng năm đạt trên 19.000 tấn. Mô hình luân canh 3 vụ được thực hiện tốt. Công tác trồng rừng được chú trọng, trồng mới được 4.639ha, nâng độ che phủ rừng lên trên 70%. Thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển khá, chợ Thị trấn Phủ thông được đầu tư xây dựng mới, các chợ trung tâm cụm xã được đầu tư nâng cấp đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hoá, số hộ kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng, các lĩnh vực thương mại đã góp phần cung cấp hàng hoá phục vụ cho sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, giao thương hàng hoá thuận lợi. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ bình quân năm tăng 8%. Công tác tài chính ngân sách: Tích cực khai thác các nguồn thu, kết quả thu ngân sách năm sau

cao hơn so với năm trước, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân đạt 8,54%. Công tác Tài nguyên - Môi trường: Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường được quan tâm. Thực hiện tốt công tác cấp mới, cấp đổi, chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch.

b. Điều kiện xã hội

- Dân số và lao động việc làm:

Tính đến tháng 12/2015 dân số của huyện Bạch Thông là 31.752 người (trong đó: khu vực thành thị 1.735 người, chiếm 5,46%; khu vực nông thôn 30.017 người, chiếm 94,54%), dân số trung bình hàng năm tăng 1,01%/năm là phù hợp với sự gia tăng dân số của tỉnh. Bạch Thông là một huyện chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp, chỉ có một phần nhỏ dân số hoạt động phi nông nghiệp (làm dịch vụ, kinh doanh, buôn bán nhỏ…). Huyện đã quan tâm tư vấn, giới thiệu, tổ chức đào tạo nghề cho 1.839 người lao động, tạo việc làm mới cho hơn 50% số lao động được đào tạo nghề.

- Công tác giáo dục và đào tạo:

Công tác giáo dục đào tạo thường xuyên được quan tâm, cơ sở vật chất các trường học được đầu tư xây dựng ngày một khang trang sạch đẹp, trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy, chất lượng giáo dục đại trà ngày một nâng cao, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Đến hết năm 2015 toàn huyện có 10 Trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Công tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em:

Công tác chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm thực hiện, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, kết quả các chương trình đều đạt trên 95% KH. Đến hết năm 2015 tổng số xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 13 xã. Làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Trình độ đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở dần được nâng lên.

Công tác Dân số - KHHGĐ được triển khai đồng bộ, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, duy trì tỷ lệ sinh hợp lý.

- Thực hiện các chính sách xã hội:

Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các đối tượng theo quy định. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... nhân dịp lễ, tết đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Công tác giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm khoảng 1,23% (đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,6% - theo tiêu chí cũ, chiếm 26,31% - theo chuẩn nghèo đa chiều). Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước (trung bình tăng 14%/năm).

- Công tác văn hoá xã hội:

Thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Triển khai thực hiện sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với việc tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ năm 2011 đến năm 2015 có 30.401 lượt gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hàng, 387 lượt thôn, bản đạt danh hiệu Làng văn hoá, khu dân cư tiên tiến và 407 lượt đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hoá.

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của diều kiện tự nhiên, kinh tế ảnh hưởng đến xây dựng nông mới

Thuận lợi

Huyện nằm ở khu vực có khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Huyện có nhiều trục giao thông quan trọng thuận lợi cho giao lưu, hội nhập trong vùng với chiều dài hơn 30km chạy theo Quốc lộ 3, các tỉnh lộ 305, 306, 316, 302. Các tuyến đường giao thông trên đang được triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp tạo.

Đảng bộ, chính quyền huyện Bạch Thông có quyết tâm cao trong việc tổ chức chỉ đạo huy động các nguồn lực phát triển KTXH phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành tỉnh Bắc Kạn đối với Huyện.

Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện đang chuyển dịch tích cực đúng theo đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước là: tăng dần giá trị kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần giá trị kinh tế nông nghiệp.

Khó khăn

Là một huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, kinh tế phát triển đang còn ở trình độ thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, sản phẩm giá trị thấp, sức cạnh tranh không cao.

Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức sống của dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trang huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)