Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ thái nguyên (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Thái Nguyên

2.2.1. Cá i tôi trong trẻo, hồn nhiên

Cái tôi trữ tình trong thơ là vốn là sự thể hiện một cách nhận thức, sự cảm nhận về thế giới thông qua các hình ảnh, biểu tượng trong văn học. Qua lăng kính của nhà thơ, một thế giới độc đáo được gửi đến người đọc như một thông điệp về cuộc sống. Thơ trẻ – thơ được viết bởi những nhà thơ trẻ có thể mang nhiều sắc thái, thể hiện nhiều cảm nhận khác nhau về cuộc sống nhưng không thể thiếu một nét cá tính sáng tạo rất đặc trưng, đó là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên.

Với cây bút Nguyễn Nhật Huy, bên cạnh những dòng thơ đầy trăn thở thơ anh cũng không thiếu cái tôi trong trẻo, hồn nhiên:

Nhớ khúc hát ngọt khoai sắn vùi rơm Mùi khói thơm là mẹ

(Nguyễn Nhật Huy - Khói)

Khúc hát ru vốn gợi lên cảm giác về sự ngọt ngào, thân thương của tình mẹ, những kỉ niệm tuổi thơ êm ấm. Trong thơ Nguyễn Nhật Huy, khúc hát ấy được so sánh “ngọt khoai sắn vùi rơm”. Vị ngọt thơm của khoai sắn vốn rất quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Trên cánh đồng khi vụ gặt vừa xong, mùi khói đốt rơm quyện hòa của vị thơm ngọt của mùi khoai sắn nướng. Cái vị thơm bình dị, cái hương vị đồng quê ấy khiến ai đã từng được biết đến sẽ không thể nào quên, nhẹ nhàng nhưng cứ tự nhiên in dấu trong kí ức. Bởi lẽ, mùi khói thơm ấy không phải điều gì xa lạ mà thân thuộc như chính người mẹ: “Mùi khói thơm là mẹ”. Từ khúc hát đến vị ngọt bùi khoai sắn và hình ảnh người mẹ là một chuỗi liên hoàn gợi nhớ những kỉ niệm trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ.

Trong một bài thơ về cuộc sống của con người giữa thời hiện đại – bài thơ Nhà anh không có điều hòa, Nguyễn Nhật Huy hiện lên với một giọng thơ dí dỏm, hồn nhiên:

Nếu nhiệt độ từ bốn mươi đổ lên Mọi câu thơ đều vặn vẹo

Em có tin không tình yêu mình sẽ chết Nếu không có điều hòa

(Nguyễn Nhật Huy – Nhà anh không có điều hòa) Những câu thơ rất đời thường, rất bình dị về cuộc sống hằng ngày. Tác giả như đang kể câu chuyện thực giữa một ngày hè nóng bực, khi nhiệt độ “từ bốn mươi đổ lên”, khi đài báo cắt điện và khi nhà anh không có điều hòa. Đó có lẽ là vấn đề tất cả mọi người đều quan tâm giữa những ngày hè oi bức. Và dù có tâm hồn của một nhà thơ thì cũng không ai có thể tách ra khỏi thế giới mà mình đang sống, tách ra khỏi bầu không khí nóng nực giữa những ngày hè:

Xin đừng làm thơ giải nhiệt

mà đi cày tiền cho hóa đơn điện vừa tăng Mình đã buông tay nhau không phải vì hết yêu mà do đài báo chiều nay cắt điện

Nhìn mắt em đã không còn biêng biếc như hồi mình tưởng sống chỉ để yêu

(Nguyễn Nhật Huy – Nhà anh không có điều hòa) Và thời tiết mùa hè, khi mất điện, khi không có điều hòa không chỉ khiến người ta gác lại văn chương mà lo “đi cày tiền”, hơn thế nữa còn có thể khiến người ta “buông tay nhau” trong tình yêu. Một cái tôi hồn nhiên, hóm hỉnh khi viết về những điều rất bình dị, giản đơn, rất đời thường trong cuộc sống con người là những điều người đọc ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ Nhà anh không có điều hòa.

Khác với một số cây bút trẻ Thái Nguyên như Nguyễn Nhật Huy, Phạm Văn Vũ, Doãn Long, Phan Thái… thơ Trần Thị Nhung là tiếng của một tâm hồn phụ nữ với đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc trong cuộc sống. Giọng thơ tâm tình trong trẻo, hồn nhiên trong thơ Trần Thị Nhung được thể hiện rất đặc sắc trong bài thơ Gửi bà:

Bà ơi

Đã đến mùa hoa mào gà xấu hổ đỏ tía tai

Đã đến mùa giậu chín mọng mùng tơi, lũ trẻ con tha hồ bứt quả.

Con lại tìm về con đường làng ban trưa không ngủ.

Lang thang theo mùa hoa cỏ

Về chạy theo lũ trẻ con

dãi nắng cả trưa, tóc mai vàng ruộm. Về đi lội sông

tìm viên đá cuội

kì cọ mực tím bàn tay.

(Trần Thị Nhung – Gửi bà)

Những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với người bà thân yêu được Trần Thị Nhung tái hiện qua bức tranh muôn màu sinh động, trong trẻo, hồn nhiên trong bài thơ Gửi bà. Đó là hình ảnh hoa mào gà xấu hổ đỏ tía tai, là hình ảnh giậu mùng tơi chín mọng mà lũ trẻ con tha hồ bứt. Có lẽ không riêng gì nhà thơ Trần Thị Nhung mà rất nhiều những đứa trẻ ở nông thôn khác cũng không xa lạ gì với hình ảnh của những loài hoa, loài cây, loài quả quen thuộc được nhắc đến trong bài thơ. Con đường làng quen thuộc là nơi bọn trẻ chơi những trò chơi, lang thang trong những buổi trưa không ngủ. Con đường với hoa cỏ theo mùa, với những đặc trưng của vùng quê mình trở thành một kỉ niệm không thể phai mờ trong kí ức tuổi thơ. Hình ảnh những đứa trẻ con dãi nắng những buổi trưa, lang thang lội suối tìm những viên đá cuội để kì mực trên bàn tay là hình ảnh rất quen thuộc mà có lẽ không chỉ nhà thơ Trần Thị Nhung ấn tượng mà còn là kí ức chung về tuổi thơ của rất nhiều đứa trẻ ở mọi miền quê. Trần Thị Nhung không chỉ nói được những kỉ niệm tuổi thơ của riêng mình mà còn nói hộ tiếng lòng biết bao nhiêu người đã từng trải qua một tuổi thơ êm đềm như thế. Và trong dòng kí ức ấy, không thể thiếu hình ảnh của người bà thân yêu:

Tuổi thơ đâu đây con ngỡ đã lạc mất.

Hoa mào gà và quả mùng tơi không bao giờ hết hạt

Bà giữ hộ tuổi thơ con.

Thơ ca Việt Nam có không ít tác giả viết về kỉ niệm tuổi thơ gắn với hình ảnh thân thương của người bà nhưng bài thơ Gửi bà của Trần Thị Nhung mặc dù cũng nằm trong mạch cảm hứng đó nhưng vẫn có một vị trí riêng, khẳng định được cái riêng của tác giả. Một người phụ nữ với tâm hồn giàu cảm xúc khi viết về kỉ niệm tuổi thơ mình đã gọi tên những hình ảnh, những loài cây, loài hoa, những con đường, dòng suối quen thuộc nhất gắn với tuổi thơ êm đềm. Những kỉ niệm tuổi thơ tưởng chừng như thời gian có thể làm lạc mất nhưng hóa ra lại không bao giờ phai nhạt vì luôn gắn với hình ảnh thân yêu của người bà. Đó có lẽ không chỉ là kỉ niệm của riêng tác giả mà còn là kí ức tuổi thơ sâu đậm của biết bao đứa trẻ ở mọi miền quê trên quê hương Thái Nguyên, trên đất nước Việt Nam nói chung.

Với Trần Thị Nhung, có thể nói cái tôi trong trẻo, hồn nhiên là một nét rất đặc trưng trong thơ của nữ thi sĩ này. Không chỉ trong bài thơ Gửi bà, nét trong trẻo, hồn nhiên còn được thể hiện theo một cách rất riêng trong bài thơ Mưa:

Những bất chợt

Cho trời đổ mưa mau Thương mùa cau Mới trổ hoa đã rụng Con quay về

Tìm lại ngày bông chưa kịp lượm Xâu chuỗi vòng tay

(Trần Thị Nhung – Mưa)

Những điều bất chợt đến như một cơn mưa cũng có thể gợi hứng cho nhà thơ viết nên những câu thơ êm đềm, gợi cảm xúc nhớ về mùa cau “mới trổ hoa đã rụng”, những kỉ niệm bình dị thân thương của một thời. Một cơn mưa cũng có thể đem lại cho người ta bao cảm xúc:

Tìm vầng trăng dịu hiền

Chẳng dám ló khuôn mặt ngây thơ Cứ quẩn quanh khâu kín rèm mây xám Con ngồi bên hiên

Xem mưa làm bong bóng

Tiếc trên sân nhà vỡ những ánh trăng non.

Tìm chiếc áo mẹ đính lại cho con Ngày dầm mưa lỡ tuột mất cúc trắng

Tuổi thơ con đem cúc đem cặm cụi ngồi đính Mẹ dỡ đi rồi

Con còn chẳng hiểu vì sao?

(Trần Thị Nhung – Mưa)

Một cơn mưa tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể gợi cho ta bao cảm xúc. Cơn mưa làm biến mất vầng trăng dịu hiền có “khuôn mặt ngây thơ”, mưa làm bong bóng ngoài sân cũng trở thành những ấn tượng sâu sắc từ tuổi thơ gợi về. Cơn mưa ấy có lẽ không đơn thuần là cơn mưa của tự nhiên mà đó còn là cơn mưa kỉ niệm, cơn mưa gắn với những kí ức êm đềm của một thời đã qua. Cơn mưa ấy còn gợi nhớ về hình ảnh người mẹ với chiếc áo “lỡ tuột mất cúc trắng” trong một ngày mưa như thế. Dẫu chỉ là những điều hết sức bình dị nhưng giờ đây cơn mưa kia bỗng chốc lại gọi về tha thiết trong trái tim tác giả.

Trong nền thơ trẻ Thái Nguyên đương đại, Phan Thái là một tác giả tiêu biểu sáng tác theo khuynh hướng trung thành với thơ truyền thống. Thơ Phan Thái đi theo xu hướng truyền thống từ việc sử dụng hình thức lục bát có cội nguồn từ ca dao, dân ca – một thể thơ thuần túy Việt Nam cho đến việc sử dụng những chất liệu quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Điều này đã làm nên một

Sớm chiều má nhọ bùn non Đêm sương giá lại lo đon mạ gầy.

Bốn mùa trông đất trông mây Bão giông bợt bạc rạc cây lúa mềm.

Nhọc nhằn quẩy nắng vào đêm Làng như áo mẹ bạc thềm heo may.

Gió đi hoang trễ tràng ngày Biết đâu muối mặn gừng cay ở đời.

(Phan Thái – Ta về nhốt gió ngày xưa) Có thể nói, ấn tượng đầu tiên khi đọc thơ Phan Thái là sắc thái nhẹ nhàng, tình cảm, du dương như chính lời ru của mẹ. Câu thơ như tìm về những giá trị văn hóa trong truyền thống, tìm về những điều bình dị mà thiêng liêng của cuộc sống ngày trước. Đó là cuộc sống lao động vất vả của người nông dân từ sớm chiều đến đêm sương, cuộc sống phụ thuộc thiên nhiên trông trời trông đất trông mây nhưng ở đó người đọc vẫn cảm nhận được sự lạc quan, tươi sáng:

Tiếng cười chật nếp nhà tranh Chẳng ai lấy cái rách lành để so

(Phan Thái – Ta về nhốt gió ngày xưa) Cuộc sống dẫu có vất vả, có gian nan nhưng ngôi nhà tranh đơn sơ vẫn luôn đầy ắp tiếng cười. Niềm vui trong cuộc sống, niềm vui lao động tạo nên một bức tranh tươi sáng, đầy màu sắc. Rời xa cuộc sống hiện đại đầy rẫy sự bon chen, khi con người tìm về những bình yên của cuộc sống ngày xưa, những điều thân thương như đang hiện ra ngay trước mắt:

Bến sông ngơ ngác cánh cò Qua cầu thèm tiếng “ơi đò”… xa xôi.

Bờ đê cong nhịp gánh gồng

Mảnh ao lõm nắng phập phồng đợi mưa. Ta về nhốt gió ngày xưa

Nhặt câu hát một thời chưa là mình.

Bằng hàng loạt những chất liệu văn hóa truyền thống, những chất liệu vốn rất quen thuộc trong ca dao, dân ca như lời ru của mẹ, câu hò, bến nước, cánh cò, bờ đê, nếp nhà tranh… Phan Thái đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp về cuộc sống bình yên của con người. Nhưng những điều đó có lẽ khó còn được thấy trong vòng xoáy của cuộc sống ngày nay. Vì vậy, nhà thơ muốn “nhốt gió ngày xưa” – níu giữ lại, đừng để gió cuốn đi nhịp sống êm đềm trong quá khứ.

2.2.2. Cá i tôi cô đơn, nhỏ bé

Cuộc sống hiện đại tấp nập, ồn ào, náo nhiệt nhưng chính trong hiện thực đời thường đang diễn ra trước mắt ấy, con người – đặc biệt là tâm hồn của những người làm thơ – lại luôn cô đơn. Ban đầu với họ sự cô đơn ấy cũng chỉ là một cảm giác bình thường lẫn trong muôn vàn những xúc cảm khác:

Này

Sự đơn độc có gì đáng ghê ?

(Phạm Văn Vũ – Rượu mà cũng thở dài) Nhưng dần dần họ cảm thấy không phải vậy, cái cô đơn kia cứ trở đi trở lại qua mỗi ngày khi họ nhìn vào cuộc sống và khi họ nhìn vào chính lòng mình. Để từ đó, họ bơ vơ và thảng thốt đi tìm những điều lấp đầy khoảng trống trong lòng nhưng cuộc tìm kiếm đó cứ mãi dang dở. Và chính từ đó thơ của các cây bút trẻ Thái Nguyên mang cái tôi cô đơn, nhỏ bé rõ nét.

Nguyễn Nhật Huy trong bài thơ Khói đã nói về một tâm trạng cô đơn của cái tôi giữa cuộc đời:

Đi nửa đời nứt nẻ

Mà đường cày con không thuộc nổi

Nỗi cô đơn bấm xuống thành hạt ngô khoai

(Nguyễn Nhật Huy – Khói)

Nỗi cô đơn của nhà thơ được miêu tả tỉ mỉ, hiện hình thành sự vật cụ thể: “Nỗi cô đơn bấm xuống thành hạt ngô khoai”. Con người lớn lên từ những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo như khúc hát, vị ngọt thơm của khoai sắn vùi rơm, mùi

khói thơm nhưng đi qua “nửa đời nứt nẻ” mà không thể thuộc nổi một điều quen thuộc: “đường cày”. Những hình ảnh trong thơ đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn liền với nông thôn Việt Nam, gắn liền với một cuộc sống rất đỗi bình dị của con người. Những giữa dòng đời tấp nập hôm nay, khi nghĩ về những điều bình dị ấy, phải chăng con người lại cảm thấy nó xa lạ, những điều tưởng chừng thân quen mà lại không hề thuộc nổi. Tâm lí ấy khiến con người cảm thấy cô đơn, trống trải, cảm thấy mình lạc lõng ngay trong thế giới của chính mình.

Một lần khác, trong bài thơ Tưởng tượng, cây bút Nguyễn Nhật Huy cũng nói về tâm trạng cô đơn, lạc lõng của chính mình:

Khi trí tưởng tượng vừa lưng chừng ngọn cây Một viên đạn bắn xuyên đôi cánh

Tôi không biết họng súng nằm đâu Trong giấc mơ tôi kẻ thủ ác mỉm cười Họng súng đen

Và viên đạn đẫm tưởng tượng nằm đó

(Nguyễn Nhật Huy – Tưởng tượng) Con người lo lắng, bất an không chỉ khi đối diện với một điều đáng sợ bên ngoài xã hội mà lo lắng, hoảng sợ ngay cả trong giấc mơ của chính mình. Nhưng từ đâu khiến con người bất an ngay cả trong những giấc mơ? Có lẽ, giữa cuộc sống hiện đại quá nhiều bon chen, xô bồ này, con người sống vẫn cảm thấy mình cô đơn khi không có được một tiếng nói đồng cảm, sẻ chia, không tìm được những con người hiểu thấu trái tim mình. Con người lo lắng – không phải chỉ ở cuộc sống thực tại – mà nỗi lo lắng ấy ám ảnh cả trong những giấc mơ. Tâm trạng cô đơn, sự cảm thấy mình nhỏ bé giữa dòng đời ấy có thể không gọi thành tên, nhưng nó là một tâm trạng cứ trở đi trở lại và hằn sâu trong kí ức, trong tiềm thức của con người khiến người ta ám ảnh ngay cả trong giấc ngủ. Hình ảnh “kẻ thủ ác mỉm cười”, “họng súng đen”, “viên đạn đẫm tưởng tượng” trong giấc mơ càng làm sâu sắc thêm ấn tượng về cảm giác cô

đơn, lạc lõng con người giữa cuộc sống đời thường. Và trước nỗi bất an ấy trong giấc mơ, con người lựa chọn một hành động:

Tôi bỏ mặc trí tưởng tượng nằm đấy mà đuổi theo phía bóng đêm

Tiếng kêu sau lưng thoi thóp vừa chui ra từ vỏ trứng Giật mình tỉnh dậy

Khẩu súng trong tay mình vẫn bắn vô thanh

(Nguyễn Nhật Huy – Tưởng tượng) Dẫu cho tất cả chỉ là giấc mơ song nỗi ám ảnh ấy khiến tâm trạng con người rơi vào trạng thái khủng hoảng đến hãi hùng. Một bóng đêm mơ hồ mà con người dù không biết nó là gì nhưng vẫn đuổi theo, một “tiếng kêu thoi thóp” và cả “Khẩu súng trong tay mình vẫn bắn vô thanh” là bằng chứng cho nỗi hoảng sợ của con người trước một giấc mơ ám ảnh, mà có lẽ những điều ấy bắt nguồn từ chính cuộc sống hiện đại mà con người đang sống. Nếu không có những bon chen, những dồn nén trong cuộc sống đời thường thì liệu con người có ám ảnh, có tưởng tượng về những điều ghê sợ ngay trong giấc ngủ của mình?

Và sự cô đơn còn được đẩy lên đến đỉnh điểm khi con người càng cố gắng bước đi để thoát khỏi sự lẻ loi, càng mong ngóng tìm được người đồng hành trên con đường cuộc đời thì kết quả nhận được lại là con số không lạnh lùng. Không người đi bên cạnh, không ai ở phía sau và phía trước càng không có ai đợi chờ:

Gạt gió bước đi Chân tóc buôn buốt Sau con đường bụi Ai đợi mình không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)