8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Không gian phố thị
Trong dòng chảy chung của văn học, không gian phố thị thường xuyên xuất hiện trong thơ của các tác giả, đặc biệt là những cây bút trẻ. Bởi đó là không gian thực họ đang sống và làm việc mỗi ngày, họ hiểu rõ về nó và viết về nó như một lẽ thường. Đó có thể là không gian của những ngôi nhà cao tầng bề thế hay những căn phòng trọ nhỏ bé như trong thơ Phạm Văn Vũ:
Căn phòng tôi
Ở cuối con đường lẻ
Đi hết nỗi buồn thì tới phố phường
Căn phòng tôi Ở cuối ngày ẩm ướt
Đi hết cơn giông thì tới cánh đồng
Chẳng có gì đâu
Trong bức tường vuông thẳng Ánh đèn nghiêng!
Hay trong bài thơ Sẽ chẳng bao giờ như thế nữa, Phạm Văn Vũ một lần nữa miêu tả một không gian căn phòng ngột ngạt giữa chốn thị thành:
Mỗi sớm
Báo động giấc ngủ Chống trộm căn nhà
Con đường xiết người Sân khấu xiết hoa
Căn phòng thiếu khí thở và thừa ánh mắt Bão thông tin 24 giờ ngập lụt
Vuông vuông vuông vuông vuông
(Phạm Văn Vũ – Sẽ chẳng bao giờ như thế nữa) Phố thị còn là nơi con người ta mong được nhìn thấy màu xanh mát của cây cối hơn là màu xám của những con đường to nhỏ quoanh co, màu đỏ của những mái nhà cao thấp lô nhô:
Em hái búp chè
Gửi màu xanh xuống phố Phố chật chội người
(Doãn Long – Hương chè)
Còn với tác giả Nguyễn Nhật Huy, phố thị gắn với những ngày nhiệt độ từ bốn mươi đổ lên, với chiếc điều hòa, với những hóa đơn tiền điện:
Nếu nhiệt độ từ bốn mươi đổ lên Mọi câu thơ đều vặn vẹo
Em có tin không tình yêu mình sẽ chết Nếu không có điều hòa
Xin đừng làm thơ giải nhiệt
Mà đi cày tiền cho hóa đơn điện vừa tăng
Và phố thị cũng là nơi những người nghèo bươn ra để kiếm sống bất kể nắng mưa, trưa tối:
Những người ngủ trưa bên hè phố Cuộc đời như buổi trưa không gió
(Nguyễn Nhật Huy – Bóng cây)
Phố thị cũng là nơi mà sự đối lập giữa thừa - thiếu, giàu - nghèo được thể hiện rõ nét, là nơi con người ta sống nhưng thiếu đi phần nào đó sự sẻ chia với nhau. Điều này được tác giả Doãn Long thể hiện rõ nét trong bài thơ Người điên với sự đối lập của hai hình ảnh, hình ảnh người điên với “manh quần cộc hẫng”, ngồi bất động bên đường đợi một “miếng thức ăn văng xa” để rồi thất vọng khi chẳng được nổi một miếng thừa, trong khi:
Trong quán ăn
Khách nâng chén lên, rượu tràn mâm lênh láng Chảy xuống gầm sàn
(Doãn Long – Người điên)
Nếu trong thơ Nguyễn Nhật Huy, không gian phố thị hiện lên chủ yếu ở những biểu hiện rất đời thường, phổ biến của cuộc sống thành thị thì thơ Phạm Văn Vũ, Doãn Long lại có nét trầm lắng hơn, nhìn vào những lặng lẽ, những góc sâu thăm thẳm giữa chốn thị thành, sự cô đơn, hiu quạnh giữa không gian tưởng chừng như náo nhiệt, xô bồ. Có thể thấy, mỗi nhà thơ lựa chọn cho mình một góc nhìn riêng, phản ánh một phương diện riêng nhưng tất cả cùng góp phần tạo nên cái nhìn đa chiều về cuộc sống chốn thị thành.