8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Ngôn ngữ lạ hóa
Cuộc sống hiện đại với xu thế hội nhập, với cái nhìn cuộc sống đa chiều thôi thúc các nhà thơ, đặc biệt là thế hệ trẻ có những đổi mới và sáng tạo mới mẻ. Bên cạnh một số nhà thơ trẻ Thái Nguyên sáng tác theo khuynh hướng truyền thống thì cũng phải thấy rằng, rất nhiều nhà thơ lựa chọn cho mình hướng đi theo khuynh hướng cách tân nghệ thuật thơ. Môi trường sống, hoàn cảnh sống, lối sống của xã hội hiện đại đã mở ra cho người viết trẻ những đối tượng nghệ thuật, đối tượng thẩm mĩ mới. Để thể hiện những đối tượng thẩm mĩ mới của cuộc sống hiện đại, thơ ca cũng phải có những sự đổi mới về ngôn ngữ. Nếu thơ truyền thống chú ý đến miêu tả thì các nhà thơ trẻ chú ý nhiều hơn đến khả năng gợi, để người đọc tự mở ra thế giới rộng lớn bằng cảm nhận riêng của mỗi người khi đọc thơ. Ngay từ đầu thế kỉ XXI, trong một số sáng tác của các nhà thơ Thái Nguyên đã bước đầu sử dụng ngôn ngữ theo hướng lạ hóa, chẳng hạn như trong các sáng tác của Hiền Mặc Chất, Lưu Thị Bạch Liễu, Hồ Triệu Sơn…
Trong thơ Hiền Mặc Chất có những con chữ đột xuất:
Nhặt mảnh vỡ trăng Ghép lại hoa Quỳnh Lấp lánh âm dương Khỏa hương thanh khiết Biết giữ dòng thơm bằng gì?
(Hiền Mặc Chất - Mảnh vỡ trăng) Hay tác giả Lưu Thị Bạch Liễu có những câu thơ thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo, thể hiện bằng những cách nói rất riêng:
Mình sẽ đi
Qua những con đường đuổi nhau bong bóng vỡ Qua những dòng suối nhỏ
Qua đồi chè he hé mắt non
(Lưu Thị Bạch Liễu - Người yêu)
Có thể nói rằng, ngay từ đầu thế kỉ XXI, ngôn ngữ trong sáng tác của các nhà thơ Thái Nguyên đã hướng đến sự sáng tạo, họ thổi vào những con chữ quen thuộc một sức gợi tả bất ngờ. Đó cũng là những bước đi đầu tiên mở đường cho xu hướng chuyển biến tích cực trong ngôn ngữ của các sáng tác thơ trẻ giai đoạn sau, đặc biệt trong thơ trẻ Thái Nguyên hôm nay.
Sự chuyển đổi ngôn ngữ thơ từ tả sang gợi có thể coi là một cách tân nghệ thuật của thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng và thơ trẻ đương đại nói chung. Tuy nhiên, đối với các nhà thơ trẻ Thái Nguyên, ngôn ngữ thơ chưa có những đột phá quá lớn nhưng đã có sự mới mẻ trong câu chữ, đồng thời sử dụng nhiều hình tượng thơ mang tính ẩn dụ. Những nỗ lực cách tân nghệ thuật này có thể tìm hiểu qua những sáng tác của các nhà thơ trẻ như Trần Thị Nhung, Gia Hân hay tiêu biểu hơn là Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy.
Trần Thị Nhung là cây bút nữ tiêu biểu của thơ ca Thái Nguyên đương đại. Với tâm hồn phụ nữ giàu cảm xúc, nhạy cảm, lắng đọng suy tư, trong thơ Trần Thị Nhung chan chứa cảm xúc trữ tình, những rung cảm của chính tâm hồn nhà thơ. Bài thơ Cổ tích Khau Áng tiêu biểu cho một tâm hồn phụ nữ giàu cảm xúc được thể hiện trong thơ chị:
Chiều Khau Áng nắng rối lòng mưa Đường mòn thênh thang vô cớ Mua rừng tím nở
Tím bầm nỗi nhớ nhung
Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được biểu hiện qua hình ảnh mang tính ẩn dụ: “hoa mua rừng”. Bằng việc sử dụng một hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống, bằng loài hoa đặc trưng của núi rừng, Trần Thị Nhung đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ thời chiến tranh. Hình ảnh bông hoa mua rừng gắn với từng sự kiện, từng bước đi, từng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Bông hoa của núi rừng ấy như đang sống cuộc đời của chính người phụ nữ trong thơ, là hình ảnh lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ:
Thời chiến chinh, mua rừng cũng hóa cô phụ …
Em dùng dằng, nhàu bông hoa tím …
Sức mạnh nào tím loài hoa dịu dàng ấy? …
Cánh mua ngậm đầy nước mắt …
Góa phụ tóc bồng ấp vào lòng bông hoa cũ
(Trần Thị Nhung – Cổ tích Khau Áng) Từ một hình ảnh vốn dĩ rất quen thuộc trong cuộc sống của người miền núi – hình ảnh hoa mua, nhà thơ đã có những sáng tạo mới mẻ, truyền cho bông hoa ấy một sức sống, một linh hồn, như đang thổn thức những nỗi niềm của tác giả. Bông hoa ấy tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ thời chiến tranh, người phụ nữ mòn mỏi chờ mong người chồng giữa mưa bom bão đạn của cuộc chiến đấu ác liệt. Nhưng dẫu trong hoàn cảnh nào, bông hoa ấy – người phụ nữ sinh ra từ núi rừng ấy vẫn kiên cường, mỏng manh nhưng chưa lỗi hẹn, vẫn đợi chờ. Một hình ảnh ẩn dụ sâu sắc đã nói được bao điều, đã diễn tả được bao cung bậc cảm xúc từ hạnh phúc, chờ đợi, khắc khoải, đau thương, nhớ mong… Bên cạnh Trần Thị Nhung, tác giả Gia Hân cũng có những sáng tạo về ngôn ngữ rất thú vị. Trong thơ chị, những cách liên tưởng độc đáo, những ẩn dụ
ngôn ngữ được sử dụng rất sáng tạo. Đặc biệt trong bài thơ Cha, hình ảnh người cha “Kết giọt mồ hôi cha đan áo cho con” thay cho người mẹ chỉ còn là tấm hình, người cha “mắc cả thời gian trên chiếc xích lô” là những hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ với người đọc:
Hai mươi nhăm nhăm
Cha cất những hào hoa nhuộm mùi hoa cúc kê tấm hình của mẹ Hai mươi nhăm nhăm
Kết giọt mồ hôi cha đan áo cho con Con đã thấy…
Những đêm
Cha khum mình trong khói thuốc Những ngày
Cha mắc cả thời gian trên chiếc xích lô
(Gia Hân – Cha)
Nói đến sự đổi mới, cách tân của thơ trẻ Thái Nguyên trên phương diện đổi mới về ngôn ngữ thơ phải kể đến Phạm Văn Vũ và Nguyễn Nhật Huy. Họ đã thành công với việc sử dụng thứ ngôn ngữ, hệ từ vựng mới, trong đó có những từ ngữ là sản phẩm sáng tạo của chính nhà thơ.
Phạm Văn Vũ là nhà thơ người dân tộc Tày, quê ở huyện Định Hóa nhưng anh không giống như một số nhà thơ khác tìm về khuynh hướng truyền thống mà lại lựa chọn cho mình hướng đi theo khuynh hướng đi tìm những cách tân nghệ thuật trong thơ, và trong đó không thể không kể đến những cách tân, sáng tạo về phương diện ngôn ngữ. Điển hình như trong bài thơ Nhắn:
Về đây
Kể nhau nghe câu chuyện lặng lời Biết rằng bận bịu làm người Chẳng để dành đôi cuộc làm ta
Hoặc:
Đâu đó
Con đường vừa đi vừa khó thở
Những khúc quanh hoài nghi giận dữ
(Phạm Văn Vũ – Búng tay)
Cách nói “bận bịu làm người” khiến người đọc bất ngờ, bởi trước nay ta chỉ quen từ bận bịu khi nó gắn với công việc chứ đã ai nói bận bịu làm người ? Cũng như vậy, “con đường vừa đi vừa khó thở” cũng thật lạ, nó như có điều gì đó bất thường, có điều gì đó như là ẩn ức. Không thể phủ nhận, tác giả đã tạo ra độ nhòe về ngữ nghĩa giàu sức gợi tả mới bất ngờ.
Trong thơ Nguyễn Nhật Huy, nhà thơ sử dụng một hệ từ vựng mới, những từ ngữ mà chính quá trình sáng tác thôi thúc nhà thơ sáng tạo để tìm ra một cách diễn đạt thật sát, thật trúng những điều đang diễn ra trong cuộc sống đa chiều đầy phức tạp. Từ sự say sưa, khao khát khám phá những điều mới lạ của cuộc sống, thơ Nguyễn Nhật Huy xuất hiện nhiều hình ảnh mới lạ, mang nét cá tính riêng của nhà thơ trẻ. Những cách diễn đạt như: đi nửa đời nứt nẻ, đi mót nỗi buồn, bông lúa cởi chiếc áo xanh… (bài thơ Khói); bông hoa lịm đi (bài thơ Mặt trời), câu thơ “vặn vẹo” (bài thơ Nhà anh không có điều hòa)… là những ví dụ cho thấy sự sáng tạo mới mẻ về ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Nguyễn Nhật Huy. Hay trong bài thơ Bóng cây, những ngôn ngữ rất riêng, cách diễn đạt mới lạ của thơ Nguyễn Nhật Huy cho người đọc tự mình suy ngẫm để có những cảm nhận của riêng mình:
Lóp nhóp bò ra từ lọ mực
Cố viết trưa nay trong ngộp thở nắng đông đặc Vậy mà những trang giấy vẫn không một gợn mây Có nhiều khuôn mặt bay qua trưa nay
Bò ra khỏi lọ mực để cố bắt hình cảm thông nhễ nhụa Những người ngủ trưa bên hè phố
Cuộc đời như buổi trưa không gió Làm trang giấy trắng trơn
Bò ra khỏi lọ mực để hiểu cuộc đời vốn buồn Cảm thông chỉ hiếm hoi như bóng cây hè phố
mà bao nhiêu người trú ngụ
(Nguyễn Nhật Huy – Bóng cây)
Hình ảnh “Lóp nhóp bò ra từ lọ mực”, “nắng đông đặc”, cách dùng từ ngữ “cảm thông nhễ nhụa”… là những sáng tạo hình ảnh, sáng tạo ngôn ngữ đầy mới mẻ của Nguyễn Nhật Huy. Những cách dùng từ rất mới, rất gợi, thể hiện được cái phần hồn, cái biểu hiện trong sâu thẳm là những điều Nguyễn Nhật Huy luôn nỗ lực trong quá trình cách tân nghệ thuật thơ trẻ. Cuộc sống hiện đại là đa diện và cách cảm nhận về nó cũng là đa chiều. Tác giả sử dụng những ngôn ngữ, hình ảnh là sản phẩm sáng tạo của chính mình để thể hiện cái nhìn, cách cảm nhận về những điều trong cuộc sống. Trong thế giới ấy, hình ảnh của chính tác giả, của cái tôi hiện lên:
Tôi giọt mực nghèo nàn
Cố tìm câu chuyện từ những buổi trưa lang thang
mà lời lý giải vẫn không mây Chiều
đóng nắp ngày rồi lại rơi vào lọ mực Giọt mực vẫn đen trở mình
Về một buổi trưa không rõ nghĩa
Về những bóng cây đã chạy mất khỏi loài người.
(Nguyễn Nhật Huy – Bóng cây)
Hình ảnh người nghệ sĩ với những nỗ lực trên hành trình sáng tạo, cách tân nghệ thuật thơ trẻ được Nguyễn Nhật Huy thể hiện bằng cái nhìn của chính
ngẫm không rõ nghĩa là những cảm nhận có lẽ không chỉ của riêng nhà thơ mà của biết bao con người đang sống trong cuộc sống hiện đại hôm nay.
Các cây bút trẻ Thái Nguyên hôm nay luôn nỗ lực với những cách tân nghệ thuật trong thơ để khẳng định tiếng nói của bản thân cũng như giành cho thơ trẻ Thái Nguyên có một vị trí xứng đáng trên hành trình phát triển của thơ ca đương đại. Họ là thế hệ trẻ bằng trí tuệ và tài năng văn chương đã góp phần tạo nên những thành công bước đầu, những dấu ấn trên phương diện đổi mới, cách tân về mặt ngôn ngữ của thơ trẻ Thái Nguyên.