Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ thái nguyên (Trang 61 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc

Ngôn ngữ là một phương diện quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ ca. Thơ ca nói riêng, văn học nói chung là loại hình nghệ thuật ngôn từ, sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu sáng tác. “Đó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… tất cả, tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ” [21, tr.361]. Ngôn ngữ là chiếc cầu nối đưa chúng ta bước vào thế giới phong phú, muôn màu của tâm hồn nhà thơ. Không đi qua cây cầu ngôn ngữ đó, người đọc không thể tiếp cận và khám phá thế giới nghệ thuật trong thơ ca nói riêng và trong tác phẩm văn học nói chung.

Ngôn ngữ thơ ca là sự biểu hiện tập trung nhất của tính hàm súc trong ngôn ngữ. Có thể nói, đặc điểm riêng của thơ ca là dung lượng tác phẩm không lớn, chính vì vậy ngôn ngữ trong thơ bao giờ cũng là sự chắt lọc và hàm súc đến mức tối đa. “Mỗi bài thơ thể hiện một niềm vui, một nỗi buồn, một niềm hứng khởi, một mối lo lắng, suy tư nên nó thường được thể hiện ngắn gọn, cô đọng. Đọc bài thơ là cách để tiếp xúc với tâm hồn nhà thơ qua ngôn từ. Dung lượng bài thơ càng nhỏ, lượng thông tin và chất cảm xúc càng được nén chặt. Lời càng ít mà nén thì ý càng nhiều và phong phú, sức gợi càng mạnh mẽ” [42, tr.49]. Ngôn ngữ trong một bài thơ hay phải cô đọng và giàu sức biểu hiện. Một câu thơ cô đọng, súc tích chứa đựng biết bao điều muốn nói trong thẳm sâu trái tim nhà thơ, như chạm đến tận đáy cùng của chiều sâu cảm xúc. Câu thơ cô đúc, ngắn gọn, số từ hạn định nhưng biên độ của sự biểu hiện lại vô cùng rộng lớn. Ngôn ngữ trong thơ là kết quả của “Một sự tìm tòi công phu, cân nhắc kĩ lưỡng, chọn lọc có sáng tạo” [21, tr.362].

Mỗi nhà thơ sáng tạo cho mình một thế giới ngôn ngữ riêng, phù hợp với cái tôi, cá tính sáng tạo và phong cách trong sáng tác để phản ánh đầy đủ, sâu sắc và trọn vẹn nhất những điều mình muốn nói. Nhà thơ trong sáng tác luôn đặc biệt chú ý đến sự chọn lọc và tìm tòi chữ nghĩa để thể hiện cho thật trọn vẹn, thật đầy đặn cái hồn, cái cốt lõi của mỗi câu thơ, bài thơ. Sự chọn lọc thể hiện trong ngôn ngữ thơ không chỉ đảm bảo thể hiện được chính xác một nội dung, gợi lên chính xác những điều nhà thơ muốn nói mà còn phải sáng tạo và tinh tế. Thông qua sự chọn lọc ngôn ngữ, “nhà thơ vừa phải tuân thủ một cách đầy đủ những quy tắc của ngôn ngữ đời sống lại vừa thể hiện tính chất chủ động trong sáng tạo” [21, tr.366].

Trong sự phát triển không ngừng của thơ ca đương đại, mỗi nhà thơ trẻ Thái Nguyên nói riêng đều cố gắng lựa chọn cho mình một phong cách, một hướng đi để tạo cho thơ của mình tiếng nói riêng. Có những tác giả sáng tác bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hướng về những điều bình dị của cuộc sống đời thường như Doãn Long, Dương Thu Hằng hay Phan Thái…

Doãn Long là tác giả tiêu biểu cho điều này, thơ anh mang hơi thở của thơ ca truyền thống, đặc biệt ở phương diện ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị.

Trong thơ của Doãn Long, ta rất hay bắt gặp ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân chất như những gì quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống đời thực của chính anh, những gì gắn với nông thôn, miền núi đều đi vào thơ một cách tự nhiên nhất. Trong các sáng tác của anh, ta có thể bắt gặp hình ảnh cuộc sống lao động và thói quen của người miền núi:

Người Mông lấy ngô làm gạo Đãi khách Mèn mén thay cơm Khách đến thì quý

Người Mông bận rộn lời mời. Thơm lâu như mùa Thắng cố Núi rừng nhuộm váy người Mông Nợ tình hẹn nhau xuống chợ Ướt đầm mắt Khau Vai!

Cuộc sống bình dị của đồng bào dân tộc Mông với những nét đặc trưng rất riêng biệt không thể lẫn như lấy ngô làm gạo, ăn mèn mén thay cơm, những đặc sản như món thắng cố, những bộ trang phục rực rỡ sắc màu cùng với tấm lòng hiếu khách, phong tục đi chợ tình. Cuộc sống bình dị ấy được nhà thơ Doãn Long thể hiện bằng những ngôn ngữ mộc mạc nhất. Doãn Long không nói những gì xa lạ, những gì quá mới lạ nhưng chỉ bằng việc tìm về những nét văn hóa truyền thống bằng thứ ngôn ngữ giản dị ấy đã tạo cho thơ anh một giọng điệu riêng, dù truyền thống nhưng không hề “cũ” mà vẫn khiến người đọc yêu thích, say mê.

Ngôn ngữ thơ ấy không chỉ được thể hiện ở cách miêu tả cuộc sống đời thường mà còn thể hiện trong cách bộc lộ tình yêu:

Em bảo nếu thương nhau thật

Phải lấy được nước dưới chân núi kia Vượt qua đồi Khau Dục

Lấy được lá thơm đem tắm?

(Doãn Long – Yêu nhau thì lên núi) Những câu thơ tâm tình bằng ngôn ngữ mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, qua đó tình yêu hiện lên rất đỗi bình dị. Cách nói trong thơ cũng mang hơi thở của cuộc sống con người miền núi, sự chân thành trong tình yêu cũng được đong đếm bằng việc lấy được nước dưới chân núi, vượt qua đồi cao, lấy được lá thơm đem tắm… Ngôn ngữ trong thơ Doãn Long cũng giản dị như chính cuộc sống mà nhà thơ miêu tả.

Thơ Doãn Long không chỉ đặc biệt với nét nhẹ nhàng, trong trẻo, mang màu sắc truyền thống qua hình ảnh, biểu tượng trong thơ mà hơn thế nữa, ngôn ngữ, cấu trúc, nhịp điệu trong thơ anh cũng đậm dấu ấn thi pháp thơ ca truyền thống. Doãn Long không hướng đến những cách tân táo bạo, những sự mới lạ trong cách làm thơ nhưng thơ anh vẫn tạo được dấu ấn riêng biệt, có sức hấp dẫn riêng bởi một giọng thơ không quá khác lạ nhưng ấn tượng. Có những bài

thơ của Doãn Long, thể thơ năm chữ truyền thống với vần điệu nhịp nhàng được nhà thơ sử dụng:

Thu gử i màu bông cúc Gieo hạt nắng vườn ươm Chuồ n kim se sợi ó ng Bưởi ngẩn ngơ sau vườn. Em dà i hơn bím tóc Sông cong mề m bờ trăng Anh một mùa cho tuổi Trờ i sao đêm dát vàng.

Em để quên đáy mắt Nơi cánh đồng tuổi thơ Liề m trăng đau đáu cắt Những dại khờ vu vơ.

Thu một đời vẫn thế Người năm xưa đã già Trăng trọn đời mãi trẻ Anh tìm mùa đã xa…

(Doãn Long – Thu)

Từ chủ đề mùa thu – một chủ đề quen thuộc của thi ca gắn với những hình ảnh thơ rất điển hình: bông cúc, ánh trăng vàng…; từ thể thơ năm chữ chuẩn mực, đảm bảo về số chữ trong mỗi câu thơ đến vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển. Tất cả những điều đó cho người đọc một cảm nhận trọn vẹn về một bài thơ được sáng tác theo khuynh hướng truyền thống, từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Không chỉ riêng bài thơ Thu, đọc nhiều sáng tác của

Doãn Long, người đọc cũng thấy những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc, những câu thơ với nhịp điệu nhịp nhàng, với tính nhạc vốn có trong thơ. Có thể nói, Doãn Long là một trong số ít những nhà thơ trẻ Thái Nguyên lựa chọn đi theo khuynh hướng truyền thống, sáng tạo thơ ca bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng vẫn tạo được dấu ấn cho riêng mình.

Trong sáng tác của các cây bút trẻ Thái Nguyên thường sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, bên cạnh Doãn Long còn phải kể đến Dương Thu Hằng, điển hình như trong bài thơ Đã sắp qua mùa thu:

Đã sắp qua mùa thu Hoa vàng dâng lối nhỏ Những trái bàng chín đỏ Hỏi em sao chưa chồng

Hai mùa thu phập phồng Qua những làn gió mỏng Ối bao vầng trăng cong Trong mắt người thiếu nữ

Đã định rồi đấy chứ Người xa người chưa về Mưa vẹt một triều đê Cỏ may ghim thương nhớ

Đã định rồi đấy chứ Cửa sổ xanh vẫn mở Nước giếng trong vắt chờ Thảng thốt từng giấc mơ...

Lại đã sang mùa thu Thản nhiên màu lá đỏ Em bước qua ngõ nhỏ Ngập nắng vàng tương tư

(Dương Thu Hằng – Đã sắp qua mùa thu) Viết về tình yêu, về sự đợi chờ nhưng không phải với những ngôn từ thể hiện cảm xúc bồn chồn của sự chờ đợi, đau đáu trong ngóng trông mà tình yêu trong thơ Dương Thu Hằng lại được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng, xuyến xao của tâm hồn người thiếu nữ chưa chồng với trái bàng chín đỏ, làn gió mỏng manh, hoa cỏ may. Còn với tác giả Vũ Thị Tú Anh, tình yêu đôi lứa cũng được chị đưa vào thơ với những ngôn từ, hình ảnh trong trẻo, mộc mạc nhất:

Cầu vồng bảy sắc lung linh Ánh mắt anh nhìn em chín đỏ

Mười niềm thương dạt dào suối nhỏ Ơi cô gái có theo anh về

(Vũ Thị Tú Anh – Cầu vồng bảy sắc)

Cùng với Doãn Long, Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh thì Phan Thái cũng là một cây bút điển hình cho ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị:

Sớm chiều má nhọ bùn non Đêm sương giá lại lo đon mạ gầy.

Bốn mùa trông đất trông mây Bão giông bợt bạc rạc cây lúa mềm.

Nhọc nhằn quẩy nắng vào đêm Làng như áo mẹ bạc thềm heo may.

Gió đi hoang trễ tràng ngày Biết đâu muối mặn gừng cay ở đời.

Lo toan theo dọc kiếp người Rạ rơm vương cả trong lời ru xanh

Tiếng cười chật nếp nhà tranh Chẳng ai lấy cái rách lành để so

Bến sông ngơ ngác cánh cò Qua cầu thèm tiếng “ơi đò”… xa xôi.

Trăm năm làng cũng da mồi Trăng om chín cả mồi hôi trên đồng

Bờ đê cong nhịp gánh gồng

Mảnh ao lõm nắng phập phồng đợi mưa. Ta về nhốt gió ngày xưa

Nhặt câu hát một thời chưa là mình.

Vốc trăng têm lại chữ tình Cho thơ có một mái đình để neo!

(Phan Thái – Ta về nhốt gió ngày xưa) Bài thơ lục bát với vần điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh có cội nguồn từ ca dao, ngôn ngữ giản dị, đậm sắc màu truyền thống… ta cảm nhận được một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, một bức tranh mà ở đó chất họa thấm đẫm chất nhạc, chất thơ, âm vang lên qua từng con chữ. Tác giả gợi ra không gian cho người đọc suy ngẫm, cho người đọc đắm chìm vào trong thơ và cảm nhận bằng trái tim của mỗi người.

Trong hành trình phát triển không ngừng của thơ trẻ Thái Nguyên, rất nhiều cây bút trẻ không ngừng sáng tạo, cách tân về mọi mặt trong đó có ngôn ngữ để tạo nên dấu ấn riêng nhưng vẫn luôn có những tác giả lựa chọn sáng tác bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc và tạo được dấu ấn riêng trong thơ. Từ sự tiếp

thu và kế thừa ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị trong thơ ca truyền thống nhiều nhà thơ trẻ đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong lòng bạn đọc, khẳng định được chỗ đứng của mình trong dòng chảy không ngừng của thơ ca đương đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ thái nguyên (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)