8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Không gian làng quê
Bên cạnh không gian phố thị ồn ào, náo nhiệt trong sáng tác của các cây bút trẻ Thái Nguyên còn xuất hiện một không gian khác khá phổ biến, đó là không gian làng quê. Một không gian mà con người “tìm về” sau những bon chen của cuộc sống thị thành, trong không gian đó nổi bật là hình ảnh của cánh đồng, của những bông lúa xanh vươn mình trong gió, của mùi rơm
rạ sau mỗi vụ mùa. Hơn thế, đây cũng là không gian gắn với rất nhiều kỉ niệm của mỗi người.
Cánh đồng là hình ảnh quen thuộc, trở đi trở lại trong thơ của các cây bút trẻ Thái Nguyên. Nếu trong bài thơ Cánh đồng của Doãn Long, hình ảnh cánh đồng sau cơn mưa mang nét đượm buồn thì hình ảnh cánh đồng gắn liền với ký ức tuổi thơ của tác giả trong bài thơ Cánh đồng tuổi thơ lại mang một sắc thái vui tươi, trong trẻo:
Cánh đồng rủ tôi theo lũ cào cào châu chấu Mồ hôi dính bết lên mái tóc hạt dẻ
Đàn sẻ tập bay chíu chít ngọn tre. Tôi nhảy lên bằng bước đi chân sáo
Miệng già nhai trầu đỏ au gọi khan ngà y nắng
Những đứa trẻ mình trần mải học bơi sau đàn trâu qua suối Vỡ nhịp buổi trưa…
Trên mái nhà mẹ gài chiếc roi tre Lũ trẻ chăn trâu cả mùa chân đất Nhé p nháp bùn non
Lưng đen hơn sá cày đi nắng. Dòng suối dạy tôi bơi
Màu xanh đồng, mẹ vun từ khi tôi còn trong bụng... Tiếng cuốc tiếng cày, tôi biết nghe từ ấy
Đuôi mắt mẹ hằn nốt chân chim qua bao mùa nứt nẻ Bàn tay mẹ run run...
Chỉ về cánh đồng xưa khôn lớ n.
(Doãn Long – Cánh đồng tuổi thơ)
Cánh đồng gắn với những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ tác giả. Những trò chơi đuổi theo lũ cào cào châu chấu trên đồng, những buổi trưa đuổi theo đàn chim sáo hay học bơi sau đàn trâu qua suối… có lẽ là những kỉ niệm không bao
giờ quên về một thời tuổi thơ. Chính cánh đồng ấy là nơi dạy nhà thơ bao điều trong cuộc sống, cánh đồng ấy còn gắn với những vất vả tảo tần của người mẹ đã nuôi con khôn lớn từng ngày. Có thể nói, dù nay có đi xa nhưng cánh đồng tuổi thơ vẫn là một phần sâu đậm trong kí ức, gắn liền với những gì trong sáng, mộc mạc, đẹp đẽ nhất của một thời tuổi thơ tác giả.
Trong thơ Trần Thị Nhung, hình ảnh cánh đồng cũng được nhắc đến trong bài thơ Sợi yêu:
Cánh đồng
Nằm đợi mùa lên sương lạnh cơn gió mỏng. Mảnh trăng chiều Trằn trọc giấc ngủ lên non.
Em ngồi gỡ
Chân tím vết hoàng hôn Bòng bong
Rối trong đám cỏ
(Trần Thị Nhung – Sợi yêu)
Còn trong thơ Phạm Văn Vũ hình ảnh cánh đồng lại hiện về trong một giấc mơ:
Dành dụm hơi ấm từ khoanh lửa rơm lũ trẻ đánh rơi Ngọn khói đêm nay cuộn mình thiêm thiếp
...
Trở mình chạm lưỡi liềm mùa cũ Dụi mình gặp chùm rễ trầm tư Trong mái tóc lơ phơ năng nắng Khe khẽ cựa mình một tiếng hát ru
Ở một góc nhìn khác, trong thơ Doãn Long hình ảnh làng quê còn lồng trong cuộc sống của những người dân miền núi:
Mọi điều trở thành bỡ ngỡ Khi bước chân lên cầu thang gỗ Rồi thấy lạ lùng
Giữa nhà quần quanh khói bếp.
Người già ngồi tẽ ngô, nhóm củi Trẻ nhỏ so mình sau vuông cửa
Khói bếp hun lên mùi thức ăn dà nh từ vụ trước Đãi khách chơi nhà.
(Doãn Long – Vào bản)
Nhưng sẽ thật thiết sót nếu nói về không gian làng quê mà không nhắc đến hai bóng hình quen thuộc, thân thương ở nơi đó. Đó là hình ảnh của người mẹ in đậm trong tâm trí từ khi con còn là đứa trẻ ham chơi, mỗi trưa trốn ngủ tập bơi ngoài suối khiến mẹ phải gài chiếc roi trên mái nhà để dọa:
Những đứa trẻ mình trần mải học bơi sau đàn trâu qua suối Vỡ nhịp buổi trưa…
Trên mái nhà mẹ gài chiếc roi tre
Cho đến tận ngày con khôn lớn và bước đi của thời gian thêm hằn rõ trên khuôn mặt mẹ:
Đuôi mắt mẹ hằn nốt chân chim qua bao mùa nứt nẻ Bàn tay mẹ run run...
(Doãn Long – Cánh đồng tuổi thơ) Mẹ vẫn luôn người phụ nữ cả cuộc đời tần tảo, hi sinh vì con:
Mẹ tôi bao tháng bao ngày
Bao nhiêu cơ cực đắng cay ắp tràn Đường đời bao hướng gian nan
Bế con qua khắc cơ hàn truân chuyên
Trở về nơi mình đã sinh ra là trở về bên vòng tay của mẹ, và không thể thiếu nữa đó là hình ảnh của bà - người lưu giữ cho mỗi người kỉ niệm của cả một thời thơ ấu:
Tuổi thơ đâu đây Con ngỡ lạc mất
Hoa mào gà và quả mùng tơi Không bao giờ hết hạt
Bà giữ hộ tuổi thơ con
(Trần Thị Nhung – Gửi bà)
Có lẽ, bên cạnh cánh đồng thì hình ảnh của bà và mẹ chính là điều làm nên cái hồn của làng quê trong mỗi người.
Có thể thấy, trong sáng tác của mình mỗi cây bút lại có một cách thể hiện riêng khi viết về không gian làng quê. Đó có thể là hình ảnh làng quê gắn liền với những cánh đồng, gắn với bóng hình của mẹ của bà hay hình ảnh những bản làng miền núi gắn với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa… nhưng tất cả đều thống nhất khi tạo nên một bức tranh làng quê đầy màu sắc trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên.