8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Về thời gian
Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là khái niệm chỉ hình thức tồn tại của thế giới, chỉ trong không gian – thời gian thì sự vật mới có tính xác định. Thời gian nghệ thuật là một phương tiện trong sáng tạo nghệ thuật để nhà thơ nhận thức và phản ánh đời sống. Trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên, phạm trù không gian cũng là một phương tiện nghệ thuật đắc lực để người viết thể hiện những nhận thức, cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống.
Thờ i khắc của những buổi chiều luôn đem la ̣i cho con người rất nhiều những xúc cảm. Đó là khi mă ̣t trời dần lặn, ánh sáng dần nhường chỗ cho màn đêm, mỗi người sau một ngày hố i hả lại trở về với mâm cơm gia đình. Trong
thơ của các cây bút trẻ Thái Nguyên, thời khắc của những buổi chiều tà không ồ n ào mãnh liê ̣t, không cháy bỏng nồng nàn mà là khoảng thời gian mà cái tôi trữ tình ngồi lă ̣ng yên đầy chiêm nghiê ̣m về cuô ̣c đời.
Đó có thể là sự suy tư về cuộc đời đầy bon chen, đen trắng lẫn lộn:
Chiều
Đóng nắp ngày rồi lại rơi vào giọt mực Giọt mực vẫn đen trở mình
Về một buổi trưa không rõ nghĩa
Về những bóng cây đã chạy mất khỏi loài người
(Nguyễn Nhật Huy – Bóng cây)
Buổi chiều còn là thờ i gian mà sự cô đơn xâm chiếm tâm hồ n, sự cô đơn bắ t nguồ n từ sự trố ng vắng khi nhớ về quê hương, về mùi rơm rạ, nhớ về bóng mẹ mòn mỏi:
Chiều khói bay Không phải khói mẹ
(Nguyễn Nhật Huy – Khói)
Bên cạnh đó, buổi chiều trong thơ trẻ Thái Nguyên còn là khoảng thời gian củ a nỗi buồn thấm thía, nỗi đau khắc khoải của người con gái mất đi người yêu trong bom đạn chiến tranh:
Chiều Khau Áng, gió rối lòng mưa Cánh mua ngậm đầy nước mắt Ầng ậng lòng em
(Trần Thị Nhung – Cổ tích Khau Áng) Trong thời gian lắng đọng của buổi chiều tà, hình ảnh của người con trai si tình, ngồi thẫn thờ nhìn những giọt nước mắt của người yêu rơi được miêu tả trong thơ Phạm Văn Vũ:
Cơn mưa ấy
Suốt một chiều tự ướt Khi nhìn em
Ngồi len lén khóc thầm
Tuy nhiên, ngoài buổi chiều của yêu thương, buổi chiều trong thơ còn là khoảng thời gian để các cây bút trẻ nhìn về cuộc số ng với những bộn bề lo toan, lặng nhìn vào những kiếp mưu sinh với những gánh nă ̣ng cơm áo ga ̣o tiền. Chiều muộn, trên đườ ng mọi chiếc xe đều chỉ mong đi được thật nhanh để tìm về mái nhà sau mô ̣t ngày mỏi mê ̣t. Những hình bóng đó đi vào trang thơ, một cách giản di ̣ mà đo ̣ng lại bao nỗi niềm:
Em cứ nghèo đi không chỉ bởi những bữa cơm Mà còn sách bút áo quần cho trẻ nhỏ
Chiều chiều đón con tan trường Chầm chậm hai mẹ con
Tím ngan ngát ven đường
Bạt ngàn hoa xấu hổ dâng hương...
(Dương Thu Hằng – Người vợ cả)
Thẳm sâu trong những vần thơ là biết bao nỗi lòng, biết bao tâm trạng ngổn ngang thổn thức. Lờ i thơ chùng xuống, nhi ̣p thơ châ ̣m la ̣i và âm hưởng thơ cũng mang mô ̣t nỗi sầu day dứt không thôi.
Có thể nói rằng buổi chiều trong thơ của các cây bút trẻ Thái Nguyên, vẫn luôn là những lắng đo ̣ng nhẹ nhàng, thiết tha mà trong trẻo, là yếu tố không nhỏ ta ̣o nên chất suy tư trong thơ. Tuy nhiên, đó la ̣i là nỗi buồn nhe ̣ nhàng mang vẻ đẹp tinh tế của những tâm hồn tinh tế. Buổi chiều ta ̣o nên những điều rất riêng trong tâm hồn mà rất khó có thể lí giải nó một cách cụ thể. Chỉ có thể thấy rõ một điều đó là thời gian chiều tà mỗi ngày được nhìn qua lăng kính của các cây bút trẻ Thái Nguyên chất chứa những suy tư, những nỗi nhớ và lòng trắ c ẩn tình đời.
Bên cạnh thời gian chiều tà, trong thơ trẻ Thái Nguyên cũng thường xuất hiện thời gian ban đêm. Nếu như buổi sáng là thời khắc của những cảm xúc nhe ̣ nhàng trong trẻo, buổi chiều là khoảng thời gian của những triết lí, những giá trị của cái tôi suy tư lă ̣ng lẽ mà thấm thía thì trong đêm tối, là sự khoảng thời
gian củ a những cảm xúc dữ dô ̣i và mãnh liê ̣t nhất. Thơ trẻ Thái Nguyên viết nhiều về đêm tố i, lấy đêm tố i làm bầu ba ̣n, mươ ̣n đêm tố i là cái cớ để giãi bày lòng mình:
Lấy đi ồn ào căng thẳng của ngày công việc Cả những hư danh cứ nêm vào nhau
Dạn nứt từng thớ thịt Ăn sâu ý nghĩ
Đêm tặng tôi sự thanh bình
Chỉ mình thôi cùng ấm trà vừa đủ Khói thuốc cho thêm cần mẫn Nghĩ về hôm qua
(Doãn Long – Đêm)
Trong đêm tố i, mo ̣i khát khao được thể hiện, mo ̣i trống trải được biểu lô ̣, mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn, cũng theo đó mà tràn về. Đêm tối, là khoảng thời gian của một cái tối trần trụi, của cái tôi đã tự bóc tách các lớp vỏ bọc bên ngoài, mô ̣t cái tôi dù cô đơn nhưng đươ ̣c số ng thâ ̣t với chính mình.
Bóng nến liêu diêu Ngã vào đêm Không ngủ
Cháy đến cạn mình Chưa thắp nổi giấc mơ
(Phạm Văn Vũ – Ánh nến)
Trước hết, đêm tối là khoảng thời gian của nỗi cô đơn dài bất tâ ̣n, nỗi cô đơn đến cháy lòng. Tự cháy sáng rồi la ̣i rơi vào nguội la ̣nh cô đơn, đêm tối, là khoảng thờ i gian mà cái tôi tự trải lòng mình như thế, nhưng nỗi cô đơn thì xâm chiếm tâm hồ n mãnh liê ̣t:
Cô ấy trẻ hơn đẹp hơn tươi hơn...
Em biết thế trong những đêm đứng khoanh tay Đứng nhìn sao trốn vào lòng trời cùng kiệt Bước chân thời gian đi miết... qua em
(Dương Thu Hằng – Người vợ cả)
Trong không gian tĩnh lă ̣ng mô ̣t mình, cô ̣ng với tâm hồ n thường trực những nhớ thương, cái tôi đa cảm cồn lên sự khắc khoải mong muốn được giãi bày:
Đêm tràn vào biển… Nào ngủ đi hạt cát Nào nói đi ánh trăng
(Phạm Văn Vũ – Gió về)
Chỉ trong đêm tối, ta mớ i thấy cái tôi trữ tình trong thơ như thế. Và cũng chỉ trong đêm mọi cảm xúc của con người dường như la ̣i đươ ̣c cô ̣ng hưởng thêm gấp bội phần. Cái tôi trữ tình trong đêm tố i lúc nào cũng trằn tro ̣c, trở mình mãi không nguôi với nỗi buồn và những trăn trở, suy tư bộn bề:
Con đã thấy… Những đêm
Cha khum mình trong khói thuốc
(Gia Hân - Cha)
Dường như, đêm tối luôn là người bạn tri kỉ của những cái tôi đa cảm đa sầu, để cù ng giãi bày, để cùng chia sẻ. Đêm tối, đã luôn đi vào thơ văn bằng những điều như thế, như một biểu tươ ̣ng thời gian mà muôn đời vẫn mãi bầu bạn, sẻ chia.
Nhưng đêm tối không đơn thuần là một khoảng thời gian, là người bạn đồng điệu tâm hồn với các cây bút trẻ, mà đôi khi đêm tối là nỗi ám ảnh với họ. Đó là khi sự cô đơn trong họ bị bóng đêm bủa vây, màn đêm đen như đặc quoánh khiến họ vùng vẫy nhưng không thể thoát ra:
màn đêm đánh gục cả nhưng chiếc lá kiên cường nhất
(Nguyễn Nhật Huy - Mặt trời)
Trong giấc mơ chập chờn mỗi đêm họ thấy mình tự “bay đi”, bay đi một phần của chính mình:
Có phải thủa bé nhốt đom đóm vào lọ Nên giờ đây mỗi đêm lại chập chờn Mỗi lần lọ mở nắp
Là một lần mình bay đi
(Phạm Văn Vũ – Linh)
Nếu thờ i khắc buổi chiều là khoảng của những rung đô ̣ng nhe ̣ nhàng, sâu lắng, của những suy tư về cuô ̣c sống, về nhân thế thì khi màn đêm buông xuố ng, tiếng gọi buốt la ̣nh trong tâm tư la ̣i tràn về. Đó, là khoảng thời gian của nỗi cô đơn đến cháy lòng, là khoảng thời gian của nỗi buồn xâm chiếm. Đêm tối là lú c con người ta trở về với chính bản năng của mình, về với những giâ ̣n hờ n, những mê ̣t mỏi, những khát khao còn dang dở. Đêm tố i, là lúc con người ta tìm thấy mình chân thâ ̣t nhất, là lúc những lớp mặt nạ bên ngoài bị cởi bỏ, chỉ còn cái tôi nguyên bản của chính mình bởi vậy nên khoảng thời gian này lú c nào cũng mang la ̣i cảm giác sâu lắng nhất, chân thành nhất và cũng mãnh liệt nhất.
Tuy nhiên, thờ i gian chiều hay tố i cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, là cái cớ để cái tôi trữ tình qua đó bô ̣c lô ̣ rõ ràng hơn những cung bâ ̣c cảm xúc của lòng mình. Đó là thời gian nhuốm màu tâm tra ̣ng, là khoảnh khắc của cảm xúc lên ngôi trong sáng tác. Thời gian nghê ̣ thuâ ̣t, không gian nghê ̣ thuâ ̣t cùng với cái tôi trữ tình ta ̣o thành những chân kiềng vững chắc hình thành nên thế giới nghệ thuâ ̣t thơ trẻ Thái Nguyên.
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật, người cầm bút nói chung và các cây bút trẻ Thái Nguyên nói riêng luôn cố gắng tìm tòi để tạo ra sự mới lạ trong thi pháp và trong tư tưởng. Họ thường không bằng lòng với những gì sẵn có mà luôn tự khám phá, tạo cho mình những con đường riêng. Có thể nói trên những con đường sáng tạo nghệ thuật ấy, họ đã có những thành công nhất định nhưng cũng không thể phủ nhận thơ trẻ Thái Nguyên vẫn chưa thực sự có sự cách tân, đổi mới mang tính đột phá, triệt để và trở thành hệ thống.
Thứ nhất, những cách tân đổi mới chủ yếu tập trung ở hai cây bút Phạm Văn Vũ và Nguyễn Nhật Huy. Với các cây bút khác, thơ phần nhiều vẫn mang dấu ấn truyền thống, chưa thực sự có nhiều thử nghiệm, sáng tạo.
Thứ hai, với bản thân hai cây bút Phạm Văn Vũ và Nguyễn Nhật Huy, mặc dù họ có nhiều tìm tòi, thể nghiệm song sự sáng tạo đó mới chỉ dừng lại ở một số phương diện nhất định chứ chưa thực sự trở thành phong cách, chưa tạo cho người cầm bút một chân dung sáng tạo hoàn toàn mới mẻ.
Thứ ba, trong sáng tác của một số tác giả, sự cô đơn nhỏ bé đôi khi bị đẩy tới mức cực đoan. Trên con đường đi tìm giá trị và niềm tin cuộc sống dường như họ càng cố định hình thì lại càng bế tắc, càng cố bước đi lại càng hoang mang. Họ phản ánh điều đó trong thơ và phần nào khiến bạn đọc bất an khi nhìn nhận cuộc sống.
Nghiên cứu về thơ trẻ Thái Nguyên và chỉ ra vấn đề này, luận văn không chỉ dừng lại ở việc nhìn vào những vấn đề mang tính hạn chế của thơ trẻ Thái Nguyên mà hơn nữa là để khẳng định sự cách tân, đổi mới trong thơ là một quá trình lâu dài và đầy thách thức. Nó đòi hỏi người cầm bút phải thực sự nghiêm túc, tự giác, tâm huyết và có tinh thần thể nghiệm để tiệm cận đến sự thành công, quan trọng hơn nữa là góp phần làm cho thơ ca Thái Nguyên vận động tích cực theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn.
* Tiểu kết chương 3:
Trong chương 3, chúng tôi đã nghiên cứu về một số đặc điểm về ngôn ngữ, không gian, thời gian tiêu biểu trong thơ trẻ Thái Nguyên.
Về ngôn ngữ, các nhà thơ trẻ Thái Nguyên theo hai khuynh hướng là sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và ngôn ngữ lạ hóa. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc là các nhà thơ như Doãn Long, Dương Thu Hằng, Vũ Thị Tú Anh… Tiêu biểu cho việc sử dụng ngôn ngữ lạ hóa là các tác giả như Trần Thị Nhung, Gia Hân, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy.
Về không gian, trong thơ trẻ Thái Nguyên thường nói về không gian phố thị và không gian làng quê. Một bên là cuộc sống giản dị, bình yên nơi làng quê với hình ảnh người mẹ và người bà, một bên là những ồn ào, bon chen của thị thành. Tất cả cùng làm nên một bức tranh cuộc sống đa sắc màu trong thơ trẻ Thái Nguyên.
Về thời gian, các tác giả trẻ Thái Nguyên thường nói về thời gian của buổi chiều tà hay khi đêm về. Đó là khoảng thời gian khi cuộc sống lao động đã lùi lại sau lưng, nhưng xô bồ, náo nhiệt nhường chỗ cho tĩnh lặng. Đó là khoảng thời gian gợi cho con người nhiều cảm xúc, nhiều suy tư lắng đọng, cũng là thời gian người nghệ sĩ tìm về với thơ ca.
KẾT LUẬN
Trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên, từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung đến những khía cạnh cụ thể của thế giới nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, được xây dựng trên những nguyên tắc tư tưởng, thẩm mĩ nhất định. Cái tôi là sự khẳng định bản thân, khẳng định cá tính, bản chất vốn có của mỗi con người. Thái Nguyên là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, giáo dục… của vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng thời là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Những điều kiện thuận lợi ấy tạo cho các nhà thơ trẻ Thái Nguyên có cơ hội được tiếp xúc và thừa hưởng truyền thống văn hóa, văn học của địa phương làm nền tảng và mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu văn chương nghệ thuật, hun đúc nên một đội ngũ những nhà thơ Thái Nguyên trong đó có những nhà thơ trẻ hôm nay.
2. Cảm hứng thế sự là một cảm hứng nổi bật trong sáng tác của các nhà thơ trẻ Thái Nguyên. Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy, Doãn Long là những nhà thơ tiêu biểu cho cái tôi thế sự giàu chất suy tư, luôn hướng về cuộc sống, luôn trăn trở trước những điều đang diễn ra trong cuộc sống, trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Với nhà thơ Phan Thái và Trần Thị Nhung, sáng tác thơ của họ vừa điển hình ở cái tôi trữ tình trong trẻo, hồn nhiên, vừa thể hiện một cảm nhận về những suy tư, trăn trở hay cảm giác cô đơn, nhỏ bé trong cuộc sống.
3. Trong sáng tác, các nhà thơ trẻ Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu nghệ thuật trên các phương diện về ngôn ngữ, không gian, thời gian. Về ngôn ngữ, các nhà thơ trẻ Thái Nguyên sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, một số khác lại thường dùng ngôn ngữ lạ hóa. Về không gian, thơ trẻ Thái Nguyên thường viết về không gian phố thị và không gian làng quê. Về thời
gian, các tác giả trẻ Thái Nguyên thường nói về thời gian của buổi chiều tà hay khi đêm về. Thời gian gợi cho con người nhiều cảm xúc, nhiều suy tư lắng đọng, cũng là thời gian người nghệ sĩ tìm về với thơ ca.
4. Trên con đường phát triển của mình, thơ Thái Nguyên đã có nhiều dấu mốc quan trọng nhờ sự trưởng thành không ngừng của đội ngũ sáng tác, nhờ cảm hứng mở rộng phong phú và nhờ tìm tòi đổi mới nghệ thuật. Với các cây bút trẻ hiện nay, bên cạnh việc kế thừa thành công của những thế hệ trước họ luôn nỗ lực vượt qua bản thân để làm mới mình và làm mới thơ. Có thể nói hành trang của họ giờ là chính là sự đam mê và nhiệt huyết. Tuy nhiên thơ ca chưa bao giờ là con đường bằng phẳng, vì vậy trong cuộc “chạy bền” mang tính nghệ thuật đó mỗi người cầm bút vẫn cần không ngừng học hỏi để nâng tầm về trình độ tri thức và nền tảng văn hóa. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định trong quá trình đưa thơ ca của tỉnh nhà có những bước phát triển mới và hội nhập mạnh mẽ góp phần tạo nên diện mạo văn học chung của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Cảnh (Chủ biên - 2010), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 3,