Hành trình sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ (Trang 26 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Hành trình sáng tác

Nhà văn Hà Lâm Kỳ có bút danh là Vi Hà. Tác giả từng chia sẻ: Bút danh ấy chính là sự kết hợp giữa họ Vi của người thầy đáng kính - nhà văn Vi Hồng (thầy giáo chủ nhiệm lớp đại học của tác giả) và họ Hà của chính bản thân mình. Bút danh ấy nói lên sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người thầy đã dìu dắt, định hướng và rèn rũa cho sự nghiệp văn chương của Hà Lâm Kỳ. Với chặng đường sáng tác hơn nửa thế kỷ, nhà văn Hà Lâm Kỳ đã sở hữu một số lượng tác phẩm đáng kể ở nhiều thể loại: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, bút kí, nghiên cứu phê bình…

Vốn có niềm say mê văn chương từ nhỏ, từ ngày học cấp II, Hà Lâm Kỳ may mắn được thầy giáo Nguyễn Minh (thầy giáo từ Hà Nội lên) dạy văn. Thấy Minh dạy rất hay nên đã tạo hứng thú học văn cho Hà Lâm Kỳ. Lên cấp III, niềm say mê ấy lại càng được nhân lên khi Hà Lâm Kỳ được sự dìu dắt của người thầy Nguyễn Ngọc Quế. Từ đây, Hà lâm Kỳ đã bắt đầu làm thơ, nhưng

chỉ dám “viết cho mình đọc”. Cho đến khi học Đại học Sư phạm Việt Bắc, được sự chỉ dạy của thầy giáo Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ đã “bập bẹ những đoạn văn ngắn, rồi mạnh dạn đem đến nhờ thầy sửa giúp, thầy tận tình chỉ ra cái dở mà chẳng hề chìa bút chữa”. Năm 1972, khi Hà Lâm Kỳ cùng các sinh viên khoa Văn lên đường nhập ngũ, trong ba lô ông lúc này luôn thường trực hai cuốn sổ, một cuốn sổ để làm thơ và một cuốn sổ để ghi chép những điều mình đã từng trải nghiệm. Giữa năm 1974, không khí vận tải vũ khí, lương thực, thực phẩm vào chiến trường qua đường Tây Nguyên đã công khai. Hà Lâm kỳ chứng kiến cảnh ấy. Lại làm Quân y phục vụ cho các sĩ quan trung, cao cấp chuẩn bị cho chiến dịch, thêm không gian Tây Nguyên có mùa mưa, khô rõ rệt, Bộ Tư lệnh mặt trận lại chia Tây nguyên thành “hai cánh”: Cánh Bắc: Kom Tum, cánh Nam: Gia Lai và Buôn Mê Thuật. Trong chiến tranh có thuật ngữ “tung thâm”, được hiểu là đánh vào trong điểm. Và tất cả ý đó đã được nhà thơ gói gọn trong Bài thơ (viết dưới dạng ca dao) Vào mùa:

“Mùa mưa hai đứa hai nơi Mùa khô hai đứa hai trời xa nhau

Vào mùa cùng một ước ao

Được đi chiến dịch, được vào “tung thâm”.

Bài thơ được đăng trên trang nhất của báo Tây Nguyên tháng 10 năm 1974. Đến tháng 3 năm 1975, báo Tây Nguyên đăng lại và đổi tên thành Ước ao. Có thể nói, thơ Hà lâm Kỳ không phải là sự sắp đặt các câu chữ cầu kỳ mà cảm xúc tự nhiên bộc bạch thành lời. Là người con của dân tộc Tày, Hà Lâm Kỳ đã học tập được kinh nghiệm của những cây viết Lão Thành như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Hoàng Hạc hay lớp bạn văn đương đại như Mai Liễu, Lò Ngân Sủn, Dương Thuấn, Y Phương… song sự tiếp nhận vốn văn hóa truyền thống trong lời kể của bà, lời ru của mẹ cũng trở thành những nguồn thi liệu phong phú cho các sáng tác thơ của Hà lâm kỳ.Với các tập thơ Xôn xao rừng lá (1992), Ông tướng Bọ Ngựa (Tập thơ viết cho thiếu nhi- 2002), Lời riêng (2009), Hà Lâm Kỳ đã thể hiện một hồn thơ giản dị, mộc mạc mà vô

cùng trong trẻo, chất chưa bao triết lý về cuộc sống, con người,thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước, đặc biệt là với quê hương Đại Lịch thân yêu.

Ngoài thể loại thơ, có lẽ nhà văn Hà Lâm Kỳ được nhắc đến nhiều bởi sự thành công ở thể loại truyện ngắn. Tác phẩm đầu tay là truyện ngắn có tựa đề

Chú Cuội đi đâu. Nhà văn chia sẻ về cơ sở cảm xúc để hình thành tác phẩm này: Tối đó, rằm tháng Bảy trăng rất sáng, từ nhà riêng ở đầu đường Khe Sến, Yên Bái, Hà lâm Kỳ bất chợt nhìn thấy chú mèo con đùa chơi với hai cô con gái (Cháu Ngọc 4 tuổi, cháu Hằng 9 tuổi) ở ngoài hiên. Ánh trăng, bóng người, bóng mèo in vào tường nhà, rồi in xuống sân, Hà lâm Kỳ chợt nghĩ có người,có mèo, có trăng nhưng thiếu…Chú Cuội. Lúc này nhà văn liền viết phác thảo truyện Chú Cuội đi đâu, hôm sau thêm thắt nhân vật Cún Bông, Thỏ Ngọc, anh Dê, Trống Choai… cho phong phú, sinh động và giấu đi nhân vật người, đổi tên Chú Cuội đi đâu thành Đi tìm chú Cuội cho mang tính cộng đồng hơn. Tác phẩm này đã mở đường cho sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ. Năm 1997 Nhà xuất bản Thanh Niên đã in truyện Đi tìm chú Cuội trong cuốn sáng tác đầu tay của tác giả trẻ.

Với sự tâm huyết trong sáng tác, Hà Lâm Kỳ đã có những tác phẩm xuất bản đầu tay gây được nhiều ấn tượng và sức vang đến người đọc. Đi rừng là bài thơ đầu tiên được xuất bản trong sách in chung, tập Thơ bạn bè, Hội văn nghệ Hoàng Liên Sơn năm 1991. Tác phẩm Đi rừng được tặng thưởng trong cuộc vận động sáng tác về đề tài lâm nghiệp giữa Trung ương Đoàn và Bộ lâm nghiệp năm 1986, được in trong nhiều tập thơ của Nhà xuất bản Giáo dục của Hội văn nghệ các Dân tộc thiểu số và bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Xô yêu mến và phổ nhạc. Ở thể loại truyện ngắn, tác phẩm Con trai Bà chúa Nả là tập truyện đầu tiên được Nhà xuất bản Trung ương (Kim Đồng) xuất bản, in trong tập Tuyển chon Truyện cho thiếu nhi miền núi 1995. Còn với thể loại truyện vừa, Kỷ vật cuối cùng chính là tác phẩm đạt nhiều “ngôi vị” đầu tiên: Truyện vừa (sách đứng tên Hà Lâm Kỳ) đầu tiên được xuất bản, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 1991 với số lượng 33.500 cuốn. Tác phẩm được giải

thưởng của Hội nhà văn năm 1992; giải C, giải thưởng về Văn học nghệ thuật 5 năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Với ý nghĩa sâu sắc của nó, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông (lớp 9), được nhiều cơ quan báo chí, dựa vào cốt truyện làm phim phóng sự…và luôn là truyện dành được nhiều bình luận từ bạn đọc. Từ khi truyện được xuất bản đã gây được ảnh hưởng đến cộng đồng một cách tích cực. Nhân vật chính trong truyện (Hoàng Văn Thọ) là nhân vật có thực ngoài đời, được nhà nước trao tặng Anh hùng liệt sỹ (1988), được xây dựng nhà thờ tại quê hương xã Đại Lịch (2011), trở thành tên của nhiều trường học trong tỉnh, và hơn thế, nhân vật đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều văn nghệ sĩ (ca khúc, kịch, mỹ thuật…)

Ngay từ cuối những năm 1970, ngay sau khi nhen nhóm ý thức sáng tác từ thầy giáo chủ nhiệm - nhà văn Vi Hồng, Hà Lâm Kỳ đã đặt ra phương châm văn học cho mình. Phương châm ấy gồm bốn từ: ĐI - HỌC - ĐỌC - VIẾT. Bằng phương châm ấy, nhà văn luôn có ý thức tìm hiểu, ghi chép, sưu tầm những chất liệu của cuộc sống, những điều mình đã được trả nghiệm. Để rồi tất cả những chất liệu ấy được đưa vào trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ một cách thật khéo léo, giống như tác giả Hà Thị Hải Yến (Cháu ruột nhà văn) từng nhận xét: Hà Lâm Kỳ là người “thắp đèn gom nhặt chuyện quê”. Tác giả luôn có một thói quen là nghiền ngẫm ý tưởng trước khi sáng tác. Nhà văn từng tâm sự: “Khi nghiền ngẫm kỹ rồi, tự nó hình thành cốt truyện, hình thành nội dung bài bút kí, bài ghi chép, bài nghiên cứu nào đó, đặt bút viết sẽ rất nhanh. Có những ý tưởng tốt nhưng nghiền ngẫm không kỹ, khi viết thấy mắc, không thoát ra được, sáng tác đó, bài viết đó thất bại” [58]. Và trước khi đến với sự đỉnh cao của sự thành công thì Hà Lâm Kỳ đã từng có nhiều bài bút kí, nghiên cứu, truyện ngắn thất bại vì lý do đó. Nhưng với Hà Lâm Kỳ, mỗi lần thất bại lại là một lần khiến nhà văn trưởng thành hơn cả trong suy nghĩ và cách viết. Bài báo đầu tay của tác giả được công bố là bài Nghị lực được đăng trên Báo Tiền phong số ra ngày 26/3/1978. Ngoài ra Hà Lâm Kỳ còn có những công trình khảo cứu Văn hóa dân gian với các tác phẩm tiêu biểu như Mỗi nét hoa

văn (2001) - đạt giải ba Hội Văn nghệ dân gian, Từng vuông thổ cẩm (2003),

Lời bình sau cổ tích (2011), Một góc nhìn (2006), Minh Khương và tác phẩm, sưu tầm, dịch, nghiên cứu văn hóa Mông (2007). Ngoài ra ông còn viết cả thể ký - ghi chép văn học với tác phẩm Gặp và ghi (2014).

Nhắc đến nhà văn Hà Lâm Kỳ là nhắc đến “nhà văn của thiếu nhi”. Sở dĩ gọi như vậy bởi lẽ trong các sáng tác của Hà Lâm Kỳ, có một phần không nhỏ các sáng tác dành cho thiếu nhi. Nhà văn chia sẻ rằng: Trong khoảng thời gian nhà văn giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh đoàn, đặc thù công việc đòi hỏi tác giả phải viết nhiều, đặc biệt là các sáng tác cho thiếu nhi. Khi đó cảm hứng lịch sử được hình thành (dùng văn học để nói về lịch sử), điều này đã thúc giục sự ra đời của tác phẩm đầu tiên: Kỷ vật cuối cùng (1991). Từ đó, mạch nguồn sáng tác cho thiếu nhi được hình thành. Các tác phẩm của ông luôn mang chất dân gian, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ thơ dân tộc thiểu số. “Truyện của Hà Lâm Kỳ mang đậm chất dân gian từ mỗi con người trong cuộc sống đời thường mà ta bắt gặp khi trở thành nhân vật trong truyện của anh đều có cá tính bởi cách nghĩ,cách nói của người dân tộc thiểu số. Lòng sao, viết vậy, văn Hà Lâm Kỳ như ngọn núi mà anh đã leo, như dòng suối mà anh đã tắm, không cầu kỳ tô vẽ nhưng người đọc vẫn bị cuốn hút bởi tình cảm sâu nặng của người viết đối với từng nhân vật” [2]. Tác giả Hán Trung Châu cũng từng nhận xét: “Người đọc dễ dàng nhận thấy ngay một điều là Hà Lâm Kỳ tập trung toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tài năng và sức lực của mình để viết về thanh thiếu nhi và viết cho thanh thiếu nhi. Nhân vật chính trong mọi tác phẩm phần lớn là những nhân vật ở vào độ tuổi thiếu niên nhi đồng” [5]. Đó là chú chim Cắng Cỏi có lòng thương yêu người nghèo, đã nhiều lần lấy chộm cơm, bị Ngọc Hoàng đánh và đuổi đi. Và khi xuống đến trần gian, phải làm con nuôi Bả Khó, chim Cắng Cỏi vẫn tiếp tục làm những việc thiện để giúp đời, giúp người (trong Bả Khó đánh Trời). Hay đó là A Ly không xuống chợ - một bé gái nhỏ dân tộc Mông phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn khi cha mẹ đều nghiện thuốc phiện, và nhà còn có đến bảy đứa em. A Ly đã nhiều lần nghĩ đến “cây lá ngon ngoài đồi”, nhưng nếu A Ly chết

thì ai sẽ nuôi bố mẹ? ai sẽ nuôi các em thơ? Vậy là A Ly không nghĩ đến cây lá ngón nữa, mà tiếp tục đi lấy củi mang xuống chợ bán lấy tiền nuôi bố mẹ, nuôi lũ em và cho con Mỷ, thằng Tỏa, thằng Sứa xuống Trường Thiếu nhi vùng cao. A Ly chính là một tấm gương sáng cho tất cả mọi người. Ở tuổi đó, một đứa trẻ đáng ra phải được quan tâm, yêu thương, chăm sóc, được học hành nhưng A Ly thì không. Vì hoàn cảnh gia đình, vì thương bố mẹ, thương các em nên A Ly đã chấp nhập vất vả, chịu thương chịu khó biết nhường nào. Em vừa địu bó củi lên lưng, chùi nước mắt đi xuống chợ mà trong lòng vẫn đau đáu một niềm tin: “Sớm muộn những cái cây độc ác trong vườn kia cũng sẽ bị nhổ bỏ đi thôi” [21, tr. 469]. Đó là các em nhỏ Dần, Uyên, Lồng, Liên, Thiện, Thảo…lúc nào cũng ríu rít, luồn lách trong ngõ xóm, đồn trại, núi đồi như những chú Chim ri núi. Đó là đội du kích Thiếu niên Đại Lịch, Hoàng Văn Thọ và các bạn hoạt động ngay trong lòng địch, nhưng vẫn vô cùng dũng cảm, mưu trí và kiên cường khiến cho bọn giặc Pháp và bọn tề ngụy mất ăn mất ngủ, góp công sức cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, lập nhiều chiến công vẻ vang. Đó còn là đội du kích gồm các thanh niên nam nữ dũng mãnh, tháo vát, thông minh, luồn rừng vượt suối đẻ làm dậy lên những trận Gió Mù Căng. Đó là những Giàng Sáy Tu, Vàng Seo May, là những Lý Nủ Chư, Vừ Mỷ Say…trẻ trung, nhiệt huyết và đầy triển vọng. Họ là hiện thân cho những thanh niên nam, nữ người Mông biết quy tụ cộng đồng, đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đánh giạc để bảo vệ quê hương như lời đánh gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1997: Lúc bấy giờ, Mù Cang Chải có đội du kích người Mông của Lý Nủ Chu hoạt động rất tích cực, đánh Pháp rất giỏi. Trong sáng tác của Hà Lâm kỳ có một đội ngũ nhân vật thanh thiếu niên hùng mạnh, vững chãi trong cuộc kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và bọn tay sai vùng Tây Bắc. Các em có một lòng yêu nước, yêu bản làng sắt son, sẵn sàng giúp đỡ và nghe theo sự phân công của cán bộ, người chỉ huy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Trong các sáng tác của mình, Hà Lâm Kỳ luôn gửi gắm một tình yêu quê hương tha thiết và sâu nặng. Nhà văn Diệu Thuần viết: “Là một con người của

núi rừng Tây Bắc, lớn lên trong tình yêu thương của quê hương, làng bản, Hà Lâm Kỳ gắn bó với dòng suối, con khe, với hương lúa thơm và những nếp nhà sàn. Anh hiểu sâu sắc về đời sống tâm hồn của người dân miền núi, nhất là các em bé dân tộc thiểu số… Những câu chuyện anh viết hầu hết đều bắt nguồn từ những điều rất gần gũi của cuộc sống đời thường. Có thể nói rằng, sự nâng niu quý trọng và những trải nghiệm trong cuộc sống đã gắn bó Hà Lâm Kỳ với tuổi thơ vùng cao miền núi, anh hiểu sâu sắc vè con người được sinh ra và lớn lên từ những câu chuyện cổ tích, thần thoại, từ dòng suối mát trong và từ những gì thân thương nhất của núi rừng… Các tác phẩm của anh đều bắt nguồn từ những kỉ niệm dù rất nhỏ nhưng không thể phai mờ trong cuộc đời nhà văn” [44].

Nhà văn Hà Lâm Kỳ có tâm sự: Tôi nhớ mãi khi về đón bố ra ở cùng, bố tôi khóc nói: đi thì đi nhưng bố mẹ không bỏ làng đâu”. Truyện dài Làng nhỏ của tôi bắt mạch từ đấy. Bố mẹ, chị dâu, chị gái, làng xóm bạn bè thuở chăn trâu cắt cỏ cứ lần lượt xuất hiện với tư cách nhân vật làng quê chân đất hài hòa cùng khe suối, chim thú, cây cỏ…Đó là những kỉ niệm về lần buộc vía cổ tay - tục lệ tâm linh của người Tày quê ông; lần đầu tiên đến lớp vỡ lòng, cảm xúc bỡ ngỡ nhưng thích thú, hóa hức; những đêm nằm nghe bà kể chuyện cổ tích rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay; những buổi lẽo đẽo theo mẹ lên nương tra bắp, trồng kiệu; đặc biệt là những hôm theo chúng bạn chơi trận giả, lên đồi hái quả, xuống suối bắt cá, đi bắt ong đất, ong giời nâu với những trận cười không dứt… qua lời kể của tác giả được tái hiện chân thực sinh động, tự nhiên gợi lên những cảm xúc thật trong lành, bình yên. Không chỉ thế, nhà văn còn khéo léo kể chuyện lịch sử quê mình. Chuyện lịch sử làng Làn liên quan đến lãnh tướng Phạm Đình Yên và nhiều địa danh đến nay vẫn còn như khe Làn, khe Cái, khe Liền, khe Diễn…Đọc truyện dài “Làng nhỏ” người đọc còn bị cuốn hút bởi những đoạn văn miêu tả nên thơ. Đó là khung cảnh miền núi thật thơ mộng, tươi đẹp, nhất là vào mùa xuân… Tất cả đã tái hiện một làng quê miền núi giàu bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử và sâu đậm hơn cả là tình yêu quê hương hồn hậu, tha thiết của những người con nơi làng quê ấy. Nói như PGS. TS Hà

Minh Sơn - người luôn tự hào được sinh ra, lớn lên ở Làng nhỏ ấy thì nơi đó mãi là một ngôi làng nhỏ bé nơi rẻo cao mà có biết bao chuyện để nói, để viết -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)