Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ (Trang 86 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ

Trong bài “Thế giới văn xuôi của Hà Lâm Kỳ”, PGS. TS Nguyễn Thanh Tú từng nhận xét: “Nhà văn là nghệ sỹ ngôn từ. Đúng vậy, nhưng chưa đủ, anh ta còn phải là nghệ sỹ của hội họa, của âm thanh, của đường nét, hình khối… Vì một lẽ đơn giản, nhà văn là nghệ sỹ của cuộc sống, mà cuộc sống thì luôn đa dạng, phong phú, luôn phập phồng cựa quậy trong mọi hình thái. Có thể Hà Lâm Kỳ chưa thể là nghệ sĩ đích thực của hội họa, điêu khắc, âm thanh… nhưng lời văn của anh có tình, có hồn” [55]. Ngôn ngữ trong văn xuôi Hà lâm Kỳ không chỉ đậm chất dân tộc dân gian mà còn vô cùng giàu hình ảnh và đậm chất thơ.

Trong truyện ngắn của mình, đã nhiều lần nhà văn miêu tả bức tranh mùa xuân với những nét vẽ tuyệt đẹp: “Mùa xuân. Những cành hoa xoan khẳng khiu đã nhú nụ hồng. Chiều rồi mà trời vẫn như ngày thu. Thấp thoáng dưới chân đồi là những nếp nhà sàn, làn khói ngoằn ngoèo vượt lên trên mái cọ, lùm cây, tỏa ra thung lũng” [21, tr. 70]. Mùa xuân còn là mùa của lễ hội: “Mùa xuân hoa đào hoa gió nở rực rỡ trên các triền đồi. Từng đàn trẻ con xuống đồng ruộng bậc thang làng Ngàn chơi hội Gầu Tào, đứa nào đứa ấy đẹp như hoa anh túc; con trai đầu vấn khăn, miệng thổi kèn lá, con gái rung reng vòng cổ vừa đi vừa hát bài hát có từ thời ông bà:

Hoa đào nhú rồi, hoa ban cũng nhú rồi Chúng mình xuống bản thôi

Con ngựa đi trước, con chó cũng đi trước Đừng quên sợi lanh trên tay

Đừng quên lời hát trên môi”

Nhà văn cũng miêu tả sự sinh sôi của cảnh vật sau những ngày mưa xuân: “Tháng giêng hai, sau những ngày mưa xuân, trời trở nên khô ráo, rừng bạt ngàn hoa, ven suối, dọc đường rồi quanh nhà, đủ các loại hoa, hoa nào cũng thơm, hoa nào cũng hấp dẫn bởi màu sắc riêng. Hai chú ong nhỏ cũng đậu nhẹ xuống một nụ hao bưởi, xòe xòe cánh” [21, tr. 381]. Với nghệ thuật miêu tả tinh tế và cách sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhà văn đã vẽ lên trước mắt người đọc những bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, căng tràn nhựa sống và mang đậm hương sắc núi rừng vùng cao.

Nhà văn Hà Lâm Kỳ cũng vô cùng trau chuốt về ngôn từ khi miêu tả những dòng khe, dòng suối quê hương: “Mùa khô, dòng suối trong vắt, êm đềm trôi rẽ vào các ngõ ngách của ruộng làng, phả hơi mát vào từng khóm lúa, từng gốc cam. Còn mùa mưa, thỉnh thoảng suối mới nổi nước đổ… thác réo ào ào”. “Những mạch nước từ các kẽ đá phun ra trong vắt”. “Từ đồng ruộng nhìn vào, những dòng khe um tùm cây xanh trông thật sướng mắt. Nước trên thác cao dội xuống làn đá rồi lại từ làn đá trong rừng tuôn ra đồng trong veo, mát lạnh” [21, tr. 493]. Nhà văn đã miêu tả những dòng Suối làng trong trẻo, tinh khiết. Từ lâu, những con suối ấy đã ôm ấp, gắn bó và trở thành cội nguồn sự sống của người dân nơi đây.

Ngôn ngữ miêu tả của nhà văn đậm chất thơ nhờ lời văn giàu hình ảnh, ngôn ngữ gợi hình, và trong hình tượng dường như chất chứa cả cái tình của người viết: “Muỗm rừng to cao mọc đầy trên đồi dưới khe, tháng sáu quả sai riu rỉu bắt đầu vàng vỏ, nhìn những cây muỗm vàng suộm che chắn cánh rừng lúc mặt trời xuống núi, có chàng họa sỹ áo Tô Châu (tức người lính trẻ, thời đó bộ đội thường mặc áo Tô Châu - NTT) gọi đó là bức tranh thủy mặc mà Tề Bạch Thạch chưa kịp vẽ xong. Còn cánh lính trẻ thì chặt cành cây chọc chọc, muỗm vàng rơi lịch bịch, vị chua dôn dốt thơm như níu, như giữ chân những người qua lại” [21, tr. 344].

Cách sử dụng nghệ thuật so sánh chính là một trong những yếu tố tạo nên chất thơ trong truyện ngắn Hà Lâm Kỳ. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp phồn thực của một “thiên tính nữ” của núi rừng vùng cao: “thân hình tròn mịn của người

con gái, thân hình ấy đã đi qua hai mươi mốt mùa rẫy mà vẫn trắng hồng thơm ngọt tựa quả bắp đang giữa thời kỳ đầy hạt” [6, tr. 152]. Nhà văn đã sử dụng cách so sánh quen thuộc, cách so sánh đúng với tư duy của người miền núi, nhưng đó là sự so sánh nghệ thuật. Vẻ đẹp đôi môi của cô gái Seo May được thể hiện qua sự so sánh đầy hấp dẫn: “đôi môi đỏ như dấu son”, “đôi môi xinh xắn của Seo May thơm như quả đùm đũm chín”. Còn Mỷ Say lại mang vẻ đẹp “như bông hoa tớ zảy”. Hình ảnh “quả bắp” hay “quả đùm đũm chín” đều là những hình ảnh quen thuộc nhưng mang vẻ đẹp và sức sống của núi rừng, cũng giống như Seo May, mang vẻ đẹp tươi tắn, thuần khiết, mộc mạc như chính thiên nhiên cảnh vật nơi đây.

Đọc truyện ngắn Hà Lâm Kỳ, người đọc không khỏi ấn tượng trước những “đoản khúc trữ tình” tràn ngập chất thơ: “Giàng Sáy Tu bứt một chiếc lá đưa lên môi”:

Em như bông hoa tớ zảy Anh ngắt gài lên ngực

Ngực anh khóc, bông hoa cũng khóc Bao giờ hai ta như đôi chim cứ cư

Từ tảng đá bờ suối, Seo May nhẹ nhàng bước đến bên Sáy Tu. Sáy Tu vẫn ngồi, tiếng khèn lá như xa, lại như gần, có gì dùng dắng, lại có gì giục giã, cứ thế xoáy vào lòng người con gái vốn đã sống thiếu tình cảm người thân. Rất tự nhiên, Seo May quỳ xuống gục mặt vào hai đầu gối người con trai, rồi ngẩng lên:

- Sáy Tu ơi, bông hoa trắng đã thuộc về anh rồi, chúng mình làm đôi chim câu kỷ giàng bên nhau đi thôi.

Chiếc lá rơi từ lúc nào, Sáy Tu nhè nhẹ luồn đôi bàn tay mềm mại đỡ Seo May dậy. Thác nước lúc nãy ào ào thế bây giờ dịu hẳn đi. Một làn gió thoảng qua bờ suối vừa đủ làm nghiêng nhẹ những cành hoa sim. Sáy Tu gác chân lên tảng đá và khẽ nhấc bổng Seo May đặt nằm ngang bắp đùi mình rồi ghé môi ngậm vào chiếc vòng bạc trên cổ bạn day day, mắt như muốn nhắm lại, nhắm lại, anh tháo hai sợi lanh trên khuy áo buộc vào cổ tay tròn lẳn của người con gái Mù Cang.

- Thế là được ở bên nhau rồi nhớ! Hai cái đầu chụm lại cười rúc rích.

Trời xanh, bộ váy áo của người thiếu nữ Mông lung linh sắc nắng [21, tr. 129]. Tình cảm của chàng trai và cô gái người Mông gắn kết với nhau thật tự nhiên bên thiên nhiên, cỏ cây, sông suối và đất trời. Không chỉ bởi lời thơ nồng nàn qua âm điệu tiếng đàn môi Say Tú thổi mà chính cách miêu tả vạn vật và tâm hồn con người như hoà vào thiên nhiên của tác giả đã tạo nên chất thơ bay bổng, lãng mạn. Bằng cách miêu tả nhẹ nhàng, tinh tế, nhà văn Hà Lâm Kỳ đã xây dựng những “đoản khúc trữ tình” đậm chất thơ, để lại trong lòng người đọc những dấu ấn không thể phai mờ.

Đặc điểm này chúng ta cũng thường bắt gặp trong truyện ngắn Cao Duy Sơn hay Bùi Thị Như Lan. Có lẽ đó là một đặc trưng của những cây bút người dân tộc Tày vốn thiên về bút pháp lãng mạn, trữ tình. Và Hà Lâm Kỳ cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Tiểu kết chương 3

Có thể nói, về mặt nghệ thuật, truyện ngắn Hà Lâm Kỳ đã có những thành công đáng lưu ý. Về cốt truyện, nhà văn chủ yếu dựa trên cốt truyện lịch sử và cốt truyện dân gian. Trong các tác phẩm của mình Hà lâm Kỳ đã khắc họa một thế giới nhân vật vô cùng sống động và phong phú. Đó là những nhân vật được nhìn từ góc độ đời thường nhưng lại có những nét tính cách, phẩm chất vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Đặc biệt, ngôn ngữ truyện ngắn Hà Lâm Kỳ là ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất dân tộc, dân gian, đồng thời rất giàu hình ảnh và đậm chất thơ. Tuy thế giới nội tâm nhân vật trong văn xuôi Hà Lâm Kỳ chưa thực sự được miêu tả sâu sắc và trong tác phẩm chưa có những yếu tố dân tộc đậm đặc như một số nhà văn Tày khác nhưng truyện ngắn Hà Lâm Kỳ đã góp một tiếng nói riêng đầy ấn tượng trong dòng chảy truyện ngắn dân tộc Tày nói riêng và văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung.

KẾT LUẬN

1.Văn học dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại. Trong mạch nguồn phong phú ấy, văn học dân tộc Tày nói chung và truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ nói riêng đã có những đóng góp nhất định. Các tác phẩm của Hà Lâm Kỳ đã phản ánh bức tranh miền núi một cách chân thực và sâu sắc nhất. Từ đó có thể đưa nền văn học Tày hiện đại, đặc biệt là văn học địa phương Yên Bái đến gần với công chúng hơn.

2. Đa dạng về đề tài, truyện ngắn Hà Lâm Kỳ đã phản ánh một cách đầy đủ, trọn vẹn cuộc sống con người miền núi. Không gian núi rừng vùng cao được tái hiện một cách sinh động, kỳ vĩ, phong phú nhưng cũng rất đỗi thơ mộng và trữ tình. Không gian ấy gắn bó một cách cách chặt chẽ, là dòng suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người vùng cao. Trong không gian ấy, con người miền núi hiện lên một cách chân thực: Đó là các nhân vật ở mọi lứa tuổi: những đứa trẻ hồn nhiên tinh nghịch; những người thiếu niên giàu lý tưởng; những người phụ nữ duyên dáng, trẻ trung xinh đẹp, đảm đang; những người già vô cùng nhân hậu… Trong đó có một số nhân vật cá tính sắc nét, điển hình cho tính cách của con người miền núi. Bằng việc miêu tả con người miền núi hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, nhà văn đã gửi gắm tình yêu quê hương nồng hậu, tha thiết trong mỗi tác phẩm của mình.

3. Truyện ngắn Hà Lâm Kỳ không chỉ sâu sắc về nội dung mà còn có những thành công nhất định về bút pháp nghệ thuật. Với cách xây dựng cốt truyện theo cốt truyện lịch sử và cốt truyện cổ tích dân gian, nhà văn đã mang đến giá trị giáo dục về lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc trong từng trang viết. Trong xây dựng nhân vật, nhà văn đã lựa chọn những chi tiết có giá trị biểu hiện cao để khắc họa ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhà văn thường đặt nhân vật vào trong những tình huống điển hình của đời sống để nhân vật tự bộc lộ tính cách, tâm hồn mình. Đặc biệt, cách sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn dân gian và ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong mỗi tác phẩm.

4. Hi vọng chúng tôi sẽ có dịp trở lại với truyện ngắn Hà Lâm Kỳ ở những phương diện khác như: Phong cách truyện Hà Lâm Kỳ trong cái nhìn đối sánh với một số nhà văn dân tộc thiểu số khác, dấu ấn truyền thống và hiện đại trong sáng tác của Hà Lâm Kỳ hay truyện ngắn Hà Lâm Kỳ dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Đó có thể là những đề tài mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.

Bước đầu nghiên cứu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hà Lâm Kỳ chúng tôi mới đi sâu khám phá được một số phương diện cơ bản trong Thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Hà Lâm Kỳ. Song đó sẽ là một đóng góp có ý nghĩa trong việc định giá và tôn vinh vị thế của một nhà văn giàu tâm huyết với văn học dân tộc thiểu số, đặc biệt là văn học dành cho thiếu nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bắc (2001), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại (in trong (Hợp tuyển công trình nghiên cứu) - Khoa Ngữ văn, trường

ĐHSPHN - Nxb GD.

2. Ngọc Chấn (2002), Lời bình phim truyền hình “Nhà văn của thiếu nhi miền núi”, Đài Phát thanh Truyền hình Yên Bái.

3. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc. 4. Nông Quốc Chấn chủ biên (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi (2

tập), Nxb Giáo Dục.

5. Hán Trung Châu, “Văn xuôi Hà lâm Kỳ, tập sách quý về tuổi trẻ quê hương miền núi”, Báo Văn nghệ Yên Bái số 65.

6. Khang A Chua (2016), “Một tiếng nói góp vào trang sử người Mông”, Kỉ yếu hội thảo “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”, Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.

7. Trần Trí Dõi (1998), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Cao Thị Hảo (2011), “Bước đầu phác thảo diện mạo văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10.

10.Cao Thị Hảo (2014), “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 361.

11.Cao Thị Hảo (2016), “Diện mạo văn học thiếu dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, Tạp chíNghiên cứu văn học, số 7.

12.Hoàng Hiền (2016), “Làng nhỏ - thế giới thần tiên của tuổi thơ miền núi”, Kỉ yếu Hội thảo “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái.

13.Cao Thị Thu Hoài (2013), “Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (Từ 1960 đến nay)”, Tạp chí khoa học công nghệ, số 80.

14.Cao Thị Thu Hoài, Bức tranh thiên nhiên màu vẻ trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, http://vanhien.vn

15.Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc.

16.Hoàng Thị Lan Hương (2016), “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương” Tham luận Hội thảo về tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại tại Yên Bái, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái.

17.Hà Lâm Kỳ (1996), “Đưa chất dân gian vào tác phẩm viết cho miền núi”,

Báo nhân dân cuối tuần.

18.Hà Lâm Kỳ (2003), Từng vuông thổ cẩm, Sở văn hóa thông tin Yên Bái.

19.Hà Lâm Kỳ (2005), “Câu chuyện mười năm sau”, Tạp chí văn hóa các dân tộc, số 12.

20.Hà Lâm Kỳ (2014) , Gặp và Ghi, Nxb Văn học

21.Hà Lâm Kỳ (2014), Văn xuôi Hà Lâm Kỳ, Nxb Hội nhà văn. 22.Hà Lâm Kỳ (2017), Thủ lĩnh Nàng Han, Nxb Văn hóa dân tộc. 23.Hà Lâm Kỳ, Lời riêng, NXB Thanh niên.

24.Hà Lâm Kỳ, Một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc

25.Nguyễn Hiền Lương, “Đến với hội thảo Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”. 26.Phương Lựu (chủ biên) - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam- Lên Ngọc Trà -

La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học (Tái bản lần thứ hai), Nxb GD.

27.M.Bakhtin (1993), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

28.Hoàng Thị Vân Mai (2016), “Hà Lâm Kỳ, nhà giáo, nhà văn”, Hội thảo “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương” tại Yên Bái, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái.

29.Đào Thủy Nguyên (2010), Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

30.Đào Thủy Nguyên (2016), “Cảm quan sinh thái trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 7.

31.Đào Thủy Nguyên (chủ biên) - TS Dương Thu Hằng (2014), Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn Dân tộc thiểu số, Nxb Đại học Thái Nguyên

32.Nhiều tác giả (1988), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa Dân tộc.

33.Nhiều tác giả (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số (tập tiểu luận), Nxb Văn hóa dân tộc.

34.Nhiều tác giả (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

35.Nhiều tác giả, Truyện ngắn Yên Bái, Nxb Hội nhà văn.

36.Hoàng Việt Quân (2016), “Đề dẫn cuộc hội thảo “Hà Lâm Kỳ - nhà văn quê hương”, tại Yên Bái, Hội Văn học Nghệ thuật Yên Bái.

37.Thế Quynh (2016), Hà Lâm Kỳ - một hồn thơ đa cảm”, Hội thảo “Hà Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện ngắn hà lâm kỳ (Trang 86 - 95)