Trường THPT Lương Phú – Phú Bình – Thái Nguyên nằm trên địa bàn một xã khu vực 2 nông thôn, kinh tế còn khó khăn, nghề nghiệp chính là nông nghiệp nên ngoài việc học tập tại trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình tăng gia sản xuất, điều đó có thể là gánh nặng gây ảnh hưởng tới SKTT và thể chất của học sinh. Trường trung học phổ thông Lương Phú được thành lập vào năm 2003 với cơ sở vật chất nghèo nàn, trong hai năm đầu trường phải mượn cơ sở vật chất tại trường THCS Lương Phú để đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh. Đến năm 2005 cơ sở vật chất của trường cơ bản được hoàn thiện phục vụ nhu cầu học tập cho khoảng hơn 1200 các con em trên địa bàn xã và các xã lân cận… Khoảng cách từ nhà đến trường của nhiều em học sinh còn khá xa gần 20km, điều kiện giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp… điều đó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh. Trong đó SKTT ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của học sinh, đến mối quan hệ của học sinh với thầy cô, bạn bè, người thân, đến kết quả học tập cũng như sự phát triển chung của các em học sinh. Những năm gần đây, các nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông mới được chú trọng nhiều hơn. Vì vậy, đánh giá stress của học sinh phổ thông rất cần thiết để góp phần đưa ra giải pháp can thiệp nhằm tăng cường sức khỏe tâm thần cho học sinh.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Nghiên cứuđịnh lượng
- Học sinh khối 10, 11, 12 trường Trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên.
- Cha mẹ học sinh.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả những học sinh và cha mẹ học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những học sinh, cha mẹ học sinh từ chối hoặc bỏ tham gia nghiên cứu
* Nghiên cứuđịnh tính
- Lãnh đạo nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6/2016 - 12/2016.
- Địa điểm: Trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.
2.4. Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu
* Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng:
Cỡ mẫu học sinh:
Được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho tỷ lệ 2 2 1 2 . ( ) p q n Z d
α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số
2 1
Z =1,96
p: Tỷ lệ rối loạn stress, chọn p = 0,5 (Theo nghiên cứu “Thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội, năm 2014 của Trần Thị Hồng Vân và cộng sự, tỷ lệ học sinh bị stress là 46,1%) [29].
q: 1 - p
d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,05
Áp dụng công thức ta có số đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là: 385 người.
Cỡ mẫu cha mẹ học sinh: Toàn bộ cha mẹ học sinh của 1 lớp khối 10, 1 lớp khối 11 và 1 lớp khối 12 tham gia nghiên cứu.
* Cỡ mẫu nghiên cứu định tính:
Cỡ mẫu Lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm: toàn bộ lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của các lớp tham gia nghiên cứu.
* Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn chủ đích trường trung học phổ thông Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên.
- Chọn khối: Chọn cả 3 khối lớp 10, 11, 12 tham gia nghiên cứu. - Chọn lớp: 12 lớp (4 lớp khối 10, 4 lớp khối 11 và 4 lớp khối 12) Cách chọn: Mỗi khối có 10 lớp, mỗi lớp trung bình có 40 học sinh.
Lập danh sách các lớp theo khối. Bốc thăm ngẫu nhiên mỗi khối 4 lớp vào nghiên cứu.
- Chọn học sinh: Chọn toàn bộ học sinh trong các lớp đã được chọn. - Chọn mẫu cha mẹ học sinh: Trong 12 lớp đã được chọn vào nghiên cứu, bốc thăm mỗi khối 1 lớp và chọn toàn bộ cha/mẹ của các em học sinh trong lớp đó.
Chọn mẫu lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm: Chọn toàn bộ lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia nghiên cứu.
2.5. Công cụ và vật liệu nghiên cứu
2.5.1. Công cụ và vật liệu dành cho nghiên cứu thực trạng stress và tác hại tâm lý của stress sở học sinh tâm lý của stress sở học sinh
- Sử dụng Test tâm lý: DASS 21 để đánh giá thực trạng stress và một số hậu quả của stress ở học sinh.
- Phiếu điều tra học sinh về một số tác hại tâm lý của stress.
2.5.2. Công cụ và vật liệu dành cho nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
stress ở học sinh bao gồm:
- Phiếu điều tra học sinh: xây dựng theo yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu. Sau khi xây dựng xong, tiến hành điều tra thử trên 15 học sinh và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu.
- Phiếu điều tra cha mẹ học sinh: được xây dựng tương tự như mẫu phiếu điều tra học sinh.
- Phiếu phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường.
2.6. Kĩ thuật thu thập số liệu
2.6.1. Đối với học sinh và cha mẹ của học sinh
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước nghiên cứu: Nghiên cứu viên liên hệ với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm để thảo luận và thống nhất về nội dung, cách thức, thời gian nghiên cứu. Lấy phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu của cha mẹ và học sinh.
- Trước khi phát vấn bằng bộ phiếu tự điền được thiết kế sẵn, điều tra viên giới thiệu với học sinh và cha mẹ học sinh về mục đích và lợi ích của nghiên cứu. Điều tra viên cũng giới thiệu nội dung của phiếu tự điền, giải thích một số cụm từ mà đối tượng nghiên cứu chưa hiểu rõ.
Bước 2: Tiến hành điều tra
- Học sinh và cha mẹ học sinh điền các thông tin vào phiếu theo sự hướng dẫn và giám sát của điều tra viên.
- Ngay sau khi học sinh và cha mẹ học sinh điền phiếu xong, ĐTV kiểm tra lại phiếu nếu có thông tin thiếu sót hoặc có những câu hỏi mà học sinh, cha mẹ học sinh chưa điền thì yêu cầu bổ sung ngay tại thời điểm điều tra.
2.6.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm và ban lãnh đạo nhà trường
Bước 1: Chuẩn bị
Trước nghiên cứu: Nghiên cứu viên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường để thống nhất thời gian phỏng vấn.
Trước khi phỏng vấn: Giới thiệu với đối tượng nghiên cứu về mục đích và lợi ích của nghiên cứu. Đảm bảo các thông tin được giữ bí mật, không gây ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn
- Điều tra viên đặt câu hỏi và giải thích câu hỏi để đối tượng trả lời. - Kiểm tra lại phiếu phỏng vấn để bổ sung những thông tin còn thiếu.
2.7. Chỉ số nghiên cứu
2.7.1. Các chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Các chỉ số về thông tin chung của học sinh bao gồm: phân bố theo
giới tính, phân bố theo khối học, phân bố theo dân tộc.
- Các chỉ số về thông tin chung của cha mẹ học sinh bao gồm: phân bố
theo nhóm tuổi, phân bố theo giới tính, phân bố theo dân tộc của cha mẹ học sinh, theo trình độ văn hóa.
2.7.2. Mục tiêu 1: Các chỉ số về thực trạng stress ở học sinh
- Tỷ lệ học sinh bị stress theo thang đo DASS 21 (Depression – Anxiety – Stress Scale 21).
- Mức độ stress theo thang đo DASS 21.
- Đặc điểm stress tâm lý của học sinh theo thang đo DASS 21. - Một số ảnh hưởng của stress đối với học sinh như lo âu, trầm cảm.
2.7.3. Mục tiêu 2: Các chỉ số về yếu tố liên quan đến stress ở học sinh
- Tình trạng hôn nhân của cha, mẹ. - Nghề nghiệp của cha, mẹ.
- Trình độ học vấn của cha, mẹ.
- KAP của cha mẹ về chăm sóc rối loạn stress ở trẻ. - Thứ tự con trong gia đình.
- Tần suất mâu thuẫn trong gia đình. - Tần suất đối tượng bị mắng, chửi.
- Sự quan tâm của cha mẹ với stress ở học sinh. * Các yếu tố về nhà trường:
- Cảm nhận về lượng kiến thức tại trường. - Lượng bài tập về nhà.
- Nội quy nhà trường.
- Sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm. - Hài lòng với các mối quan hệ bạn bè. - Áp lực việc thi cử.
* Các hành vi sức khỏe: - Chơi thể thao.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa câu lạc bộ, năng khiếu.
2.8. Phương pháp đánh giá
* Đánh giá stress và lo âu, trầm cảm do stress theo thang DASS 21
Mức độ đánh giá:
0 điểm: Không đúng với tôi chút nào cả
1 điểm: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng
2 điểm: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng
3 điểm: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng
Các câu hỏi theo thang đo DASS 21 (xem phần phụ lục) Cách tính điểm:
Điểm của stress và lo âu, trầm cảm do stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2.
Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 - 7 0 - 14 Nhẹ 10 – 13 8 - 9 15 - 18 Vừa 14 – 20 10 - 14 19 - 25 Nặng 21 – 27 15 - 19 26 - 33 Rất nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥ 34
* Đánh giá KAP của cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe
Đánh giá KAP: dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn KAP của cha mẹ học sinh.
* Đánh giá kiến thức: phần kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm của phần kiến thức được phân chia làm 2 mức độ chưa tốt và tốt theo phân loại của Bloom như sau [22]:
- Số điểm đạt được < 80% : Chưa tốt - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt
* Đánh giá thái độ: mỗi câu hỏi có 5 mức trả lời và được cho điểm từ 1 – 5 điểm tương ứng với các mức. Tổng điểm phần thái độ được đánh giá theo 2 mức:
- Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt
* Đánh giá thực hành: mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm của phần thực hành được đánh giá theo 2 mức:
- Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt - Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt
2.9. Biện pháp khống chế sai số
Tập huấn kỹ cho điều tra viên và thực hành điều tra.
Thiết kế bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, trước khi tiến hành điều tra có điều tra thử và chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.
Mọi thông tin cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật, không tiết lộ nhằm thu thập thông tin một cách chính xác nhất.
Đối tượng nghiên cứu được sắp xếp vị trí chỗ ngồi, có sự giám sát của ĐTV để tránh sự trao đổi thông tin, các vấn đề chưa rõ có thể hỏi trực tiếp ĐTV.
Sau khi đối tượng nghiên cứu tự điền phiếu câu hỏi, ĐTV kiểm tra rà soát lại các thông tin, đầy đủ mới thu lại phiếu.
2.10. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1
Phân tích và xử lý số liệu dựa trên phần mềm SPSS 18.0 với các test thống kê thông thường như tính tỷ lệ %, sử dụng kiểm định Khi bình phương, giá trị OR, để xem xét các yếu tố liên quan.
2.11. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh tham gia nghiên cứu. Trước khi tham gia nghiên cứu đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn có quyền quyết định tự nguyện tham gia nghiên cứu hay không, đồng thời có giấy cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu của phụ huynh và học sinh. Thông tin của đối tượng nghiên cứu hoàn toàn được giữ bí mật, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý và sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được thông báo cho các đơn vị y tế, cơ quan chuyên trách trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin và đưa ra những khuyến nghị cho việc làm giảm tình trạng stress và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
3.1.1. Các thông tin chung của học sinh
Bảng 3.1. Đặc điểm về thông tin chung của học sinh
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng n (396) % Khối 10 Nam 51 37,0 138 34,8 Nữ 87 63,0 Khối 11 Nam 64 34,2 187 47,2 Nữ 123 65,8 Khối 12 Nam 36 50,7 71 18 Nữ 35 49,3 Dân tộc Kinh 364 91,9 396 100 Khác 32 8,1
Nhận xét: Trong tổng số 396 học sinh tham gia nghiên cứu, học sinh
khối 10 chiếm 34,8%, trong đó nam là 37%, nữ là 63%, khối 11 là 47,2% trong đó nam là 34,2%, nữ là 65,8% và học sinh khối 12 tham gia vào nghiên cứu là 18%, trong đó nam là 50,7%, nữ là 49,3%.
- Đa số học sinh là người dân tộc kinh 91,9%, học sinh các dân tộc thiểu số chiếm 8,1%.
3.1.2. Thông tin chung về nhóm cha mẹ học sinh
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về nhóm cha mẹ học sinh
Đặc điểm Số lượng (Tổng = 113) Tỷ lệ (%) Tuổi 30-40 45 39,8 41-50 58 51,3 Trên 50 10 8,9 Giới Nam 64 56,6 Nữ 49 43,4 Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 5 4,4 Trung học cơ sở 43 38,1 Trung học phổ thông 41 36,3 Chuyên nghiệp 24 21,2 Dân tộc Kinh 100 88,5 Khác 13 11,5
Nhận xét: Trong tổng số 113 cha mẹ học sinh tham gia nghiên cứu tỷ lệ
cha mẹ học sinh từ 30 – 40 tuổi tham gia nghiên cứu là 39,8%, 40 – 50 tuổi tham gia nghiên cứu là 51,3%, trên 50 tuổi chiếm 8,9%.
- Phụ huynh nam tham gia nghiên cứu là 56,6%, phụ huynh nữ là 43,4%. - Trình độ học vấn của nhóm cha mẹ tham gia nghiên cứu đa số là trung học phổ thông trở xuống, chuyên nghiệp chiếm 21,2%.
- Đa số phụ huynh tham gia nghiên cứu là người dân tộc kinh 88,5%, dân tộc thiểu số chiếm 11,5%.
3.2. Thực trạng stress ở học sinh trường THPT Lương Phú - Phú Bình - Thái Nguyên Thái Nguyên 68.9% 31.1% Bình thường Stress
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ stress ở học sinh
Nhận xét: Trong 396 học sinh tham gia nghiên cứu có 123 học sinh có biểu
hiện stress chiếm tỷ lệ 31,1%.
Biểu đồ 3.2. Mức độ stress ở học sinh
Nhận xét: Trong 123 học sinh bị stress, stress ở mức độ nhẹ chiếm
Bảng 3.3. Mức độ stress theo khối học Stress Khối Stress (+) Số lượng (Tổng = 123) Tỷ lệ (%) Khối 10 (Tổng = 43) Nhẹ 21 48,8 Vừa 12 27,9 Nặng 8 18,6 Rất nặng 2 4,7 Khối 11 (Tổng = 55) Nhẹ 19 34,5 Vừa 17 30,9 Nặng 14 25,5 Rất nặng 5 9,1 Khối 12 (Tổng = 25) Nhẹ 8 32,0 Vừa 9 36,0 Nặng 5 20.0 Rất nặng 3 12,0
Nhận xét: Học sinh khối 10 bị stress mức độ nhẹ là 48,8%, vừa là
27,9%, nặng là 18,6% và rất nặng là 4,7%.
Học sinh khối 11 bị stress mức độ nhẹ là 34,5%, vừa là 30,9%, nặng là