Các xu hướng tiếp nhận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn của nguyễn huy thiệp nhìn tự sự tiếp nhận của người đọc (Trang 52 - 53)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Các xu hướng tiếp nhận sáng tác Nguyễn Huy Thiệp

Ở thế kỷ XX, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một hiện tượng của sáng tạo văn học và đồng thời cũng là hiện tượng của những cuộc trao đổi, tranh luận quyết liệt giữa những người đọc, người phê bình và trong chính giới sáng tác. Bạn đọc đều biết Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm của văn học - thời kỳ “đổi mới”. Trong khi các nhà văn, các nhà phê bình và bạn đọc đang dè dặt từng bước thì Nguyễn Huy Thiệp đã trình làng những tác phẩm của mình ở nhiều mảng khác nhau với nội dung phong phú, nhiều lớp nghĩa sâu sắc, đầy bí ẩn. Chính thức xuất hiện với lần đầu đăng báo chùm truyện “Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát” (sau này đổi thành Những ngọn gió Hua Tát). Sau đó sáu tháng, cũng trên báo Văn nghệ số ra ngày 20/6/1987, ông cho đăng truyện “Tướng về hưu” đã gây xôn xao dư luận, khen cũng lắm mà chê cũng nhiều. Cùng năm này, “Huyền thoại phố phường” (Văn nghệ số 11) được trình làng. Liên tiếp sau đó truyện của ông được đăng như: “Muối của rừng”, “Con gái thuỷ thần”, “Chút thoáng Xuân Hương”… Giới phê bình vẫn đang tranh luận về truyện “Tướng về hưu” lại phải tiếp tục bàn bạc tranh luận về các truyện ngắn của ông. Cụ thể, ngay sau khi tập truyện ngắn Tướng về hưu in được một năm đã xuất hiện tập sách Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, trong đó có tuyển những bài phê bình, trao đổi tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp. Hơn mười năm sau, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệpdo Phạm Xuân Nguyên thực hiện kịp thời tập hợp được hầu hết những tiểu luận nghiên cứu, phê bình, trao đổi, tranh luận, đánh giá về tác phẩm, tác giả, về chủ đề tư tưởng, hình thức nghệ thuật, thi pháp và không ít bài mang tính chất điểm lại lịch sử tiếp nhận Nguyễn Huy Thiệp,

những ý kiến ngổn ngang liên quan đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Qua công trình tập hợp này có thể xác định được chân dung của từng người đọc, dấu ấn của từng quan điểm, từng phong cách phê bình và có thể phân loại thành những cách đọc, những nhóm độc giả và những kiểu loại thị hiếu khác biệt nhau. Những bài viết trong

Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp có thể coi đây là câu chuyện "Người đương thời Nguyễn Huy Thiệp bàn về Nguyễn Huy Thiệp", khi mà nhận thức trong xã hội và văn giới còn đầy tính trực cảm, mỗi người đều phải bày tỏ rõ ràng chính kiến, quan niệm, chưa có độ lùi thời gian để tổng kết, kết luận… “Chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài cả mấy năm trời và còn nóng bỏng đến tận hôm nay” [41, tr.517]. Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến như dự cảm được những sóng gió Nguyễn Huy Thiệp sẽ gặp phải trên đường đi của mình đã viết bài “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” [41, tr.9] và mong nhà văn sẽ “được thử thách trong giông tố của công luận” [41, tr.20] để tin hơn vào bản thân và con đường đi mà nhà văn đã lựa chọn. Đó là một sự tri ân của Hoàng Ngọc Hiến đối với sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Thiệp.Các ý kiến xung quanh truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất phát từ những hướng tiếp cận khác nhau mà phân thành hai hướng chính: phản đối và ủng hộ. Đối với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,“Sự đối lập giữa các ý kiến phải nói là gay gắt,cực đoan nhất so với tất cả các cuộc tranh luận khác trong văn nghệ kể từ 1975 trở đi” [41, tr.517]. Tuy nhiên, dù phản đối hay ủng hộ thì họ đều giống nhau một điểm là cùng thừa nhận tài năng viết truyện độc đáo của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn của nguyễn huy thiệp nhìn tự sự tiếp nhận của người đọc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)