7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Xu hướng lên án chê bai
Có thể thấy, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một tài năng ngày càng có nhiều sự bàn cãi. Phần trên chúng tôi đã điểm qua về những lời khen ngợi đánh giá cao về truyện ngắn Huy Thiệp. Song cũng phải nhận thấy bên cạnh lời khen là các ý kiến phản đối truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải ít, và chủ yếu tập trung vào truyện Tướng về hưu và bộ ba truyện ngắn “lịch sử giả” (Đặng Anh Đào): Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết. Ngoài ra còn một số truyện khác của Nguyễn Huy Thiệp cũng bị lên án do phản ánh hiện thực quá “tàn nhẫn” [41, tr.410]. Từ đó, họ cho rằng nhà văn thiếu một cái Tâm khi sáng tác. Đó là các ý kiến của những nhà phê bình như Chu Huy, Lê Hà, Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Thúy Ái, Vũ Phan Nguyên, Nguyễn Thanh, Bùi Hiển, Trung Phương, Hồng Diệu, Mai Ngữ, … Tuy nhiên, trong
luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung đưa ra những ý kiến tiêu biểu lên án chê bai các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Truyện ngắn Tướng về hưu ngay sau khi xuất hiện (1987) đã gây xôn xao dư luận, các ý kiến phản đối cho rằng chủ đề tư tưởng và giá trị nhân văn hạn chế, thậm chí là có hại, là bôi nhọ quá khứ v.v… Ý kiến đầu tiên chê truyện ngắn Tướng về hưu
là của Chu Huy in trên báo Văn nghệ (5/9/1987). Tuy nhiên, Chu Huy cũng không phản đối một cách hoàn toàn. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có cả ý kiến phê phán cho rằng văn Nguyễn Huy Thiệp “bạo ngược”, rằng truyện Tướng về hưu, có sự phủ nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ, rằng “không có viên tướng sống vô ích đến thế, bi kịch gia đình đâu đến nỗi ấy” [48]). Tất cả mới chỉ là sự đánh giá bề ngoài, hoặc có thể họ mới chỉ đọc một lần đã thấy khó chịu không muốn đọc lại nên chưa thấy hết được giá trị tư tưởng của tác phẩm xuyên. Truyện Tướng về hưu sau đó đã được dựng thành phim, công chúng có phần đông hơn và phản ứng cũng mãnh liệt hơn. Nhân dịp phim được chiếu, nhà báo Lê Hà (Báo Quân Đội Nhân Dân) đã lấy phiếu thăm dò ý kiến đánh giá của các vị tướng sau khi xem phim Tướng về hưu. Đa phần các ý kiến đều chê, thậm chí có những ý kiến phản ứng khá mạnh, khá quyết liệt, như: “thật là thảm hại, thật là xấu hổ, thật là đau lòng”, “không nên cho chiếu, có hại”, “đây là một bi kịch, sử dụng quá nhiều nghịch cảnh và kết cục là bế tắc” [41, tr.37], v.v… Rồi có những người phản ứng bằng những bài viết dài đến vài ba trang. Nhà báo Lê Hà đã trích ra một số ý kiến của các vị tướng nói về tác phẩm và phim "...Ông tướng quá xa thực tế, quá xa cuộc sống và cứng nhắc trong cuộc đời. Để làm gì? Nếu không phải để xuyên tạc, nói xấu quân đội thì cũng là bức tranh sai lệch về quân đội. Chẳng lẽ quân đội không có gì hay ho hơn để nói "và cho rằng " Tác giả đã bôi nhọ cuộc đời chiến đấu của một cán bộ quân đội, lý ra rất đáng ca ngợi. Vậy ai có thể tuyên truyền cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ngày nay. Ai dám chắc rằng trong tương lai gần dân tộc ta không bị chiến tranh đe dọa?" [41, tr38]. Như vậy các ý kiến từ các vị tướng đánh giá về bộ phim đều không đồng tình, họ cho rằng tác giả đã hư cấu đến mức để người trong cuộc không thể chấp nhận được thì có ích gì?... Chức năng giáo dục thật là thấp nếu không nói là phản tác dụng giáo dục…
Khi phản đối truyện và phim Tướng về hưu, hầu hết các ý kiến có cách làm khá giống nhau: đối chiếu các hình tượng trong tác phẩm của nhà văn với sự thực cuộc sống rút ra kết luận những hình tượng của Nguyễn Huy Thiệp là một sự xuyên tạc, làm méo mó những hình ảnh có thực. Từ đó họ suy ra tác giả thiếu một cái tâm
trong sáng của người cầm bút. Có người, do quen một cách hiểu cũ về lý luận "điển hình", nên thấy nhân vật nào đó không giống với "cái phổ biến của một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, một xứ sở" [41, tr.25] bèn lên án nhà văn xuyên tạc sự thật. Dù sự phản đối nhẹ nhàng hay gay gắt với Nguyễn Huy Thiệp thì cách sáng tạo của nhà văn ở truyện Tướng về hưu cũng đã trở thành thời sự văn học nóng bỏng những năm 80. Việc nhà báo Lê Hà tập hợp các ý kiến của các tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp nói về Tướng về hưu, Vô hình chung, mối quan hệ giữa văn và sử trở thành “tiêu chí” để đánh giá ngòi bút, lập trường tư tưởng, cái tài và cái tâm của nhà văn. Có thể thấy, dư luận phản đối xung quanh Tướng về hưu cũng một phần do sức hấp dẫn, sự mới lạ độc đáo của truyện ngắn này. Bởi vì, viết được một truyện ngắn để người ta đọc xong, gấp sách lại vẫn trăn trở, bất an, phải ngồi dậy cầm bút đối thoại với tác giả là một thành công của nhà văn rồi, dù đó là ý kiến chê chăng nữa. Điều đó cho thấy nhà văn có lối viết rất dân chủ, đối thoại với người đọc và buộc người đọc phải lên tiếng. Nguyễn Huy Thiệp đã đánh mạnh vào thói quen tiếp nhận thụ động của bạn đọc, nhà văn “khiêu khích bạn đọc và ông cũng mong người đọc “gây sự” lại với mình.
Trong khi độc giả còn đang tranh luận về Tướng về hưu thì nhà văn lại tiếp tục cho ra đời ba truyện ngắn “lịch sử giả”. Và Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (1988) thực sự đã gây sóng gió trong đời sống văn học dân tộc. Nếu với Tướng về hưu các ý kiến xung quanh cũng chỉ là những lời khen, chê của nhà phê bình khi tiếp nhận tác phẩm văn chương thì đến với bộ ba truyện “lịch sử giả”, các ý kiến không còn là tranh luận nữa mà chuyển sang tranh cãi đầy gay gắt.. Cả ba truyện Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đều mượn lịch sử ở thời kỳ Gia Long với các nhân vật lịch sử (Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…), cũng như các nhân vật hư cấu “được khoác cho cái áo lịch sử” [41, tr.524] (Phăng, cố đạo Tây, Đặng Phú Lân, Vinh Hoa, Ngô Khải…). Nguyên nhân gây tranh cãi lúc đầu chỉ là mối quan hệ giữa “văn” và “sử”, lẽ ra chỉ cần xác định xem nhà văn “sáng tác văn chương” hay “viết lại lịch sử” rồi từ đó bàn đến chất lượng của ngòi bút này, nhưng do vấn đề “thị hiếu và cách đọc”, do sự đồng nhất sử với văn, văn với sử, tranh luận đã bùng lên thành hai phe: người đồng tình, kẻ phản đối. Từ chỗ tranh luận về tác phẩm họ đưa nhau tới chỗ đối chọi quan điểm, chỉ chích, chế giễu nhau. Tạ Ngọc Liễn, nhà sử học đã mở màn cho cuộc tranh luận này bằng bài viết “Về truyện ngắn Vàng lửa” [41, tr.169]. Theo Tạ Ngọc Liễn ở góc độ nội dung tư tưởng, quan điểm xã hội và cách nhìn nhận các giá trị lịch sử mà Nguyễn Huy Thiệp muốn phát biểu qua tác phẩm của mình thì
Vàng lửa "là một truyện chứa đựng không ít sai lầm, lệch lạc,buộc chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hóa, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếp tục đi vào các đề tài lịch sử'' [41, tr170]. Vì sao Tạ Ngọc Liễn lại phản đối Vàng lửa như vậy? Nguyên nhân do không nhận thấy Vàng lửa là một “sáng tác văn chương” nên ông coi nó là “một truyện kí danh nhân, lịch sử”[41, tr.170], Tạ Ngọc Liễn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp muốn đánh giá lại lịch sử nhưng lại “có một trình độ học vấn chưa đầy đủ” [41, tr.172], cần phải “định hướng lại một cách chín chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hoá, vốn hiểu biết lịch sử" [41, tr.170]. Ông cứ khăng khăng rằng, nhân vật Phăng chính là người phát ngôn cho tư tưởng tác giả mà quên mất điều hệ trọng là “tư tưởng tác giả phải toát lên từ toàn bộ thế giới nghệ thuật của anh ta” [41, tr.525], thành ra ông hoài công đi tìm những chứng cớ lịch sử để phản bác lại Phăng và rốt cuộc rơi vào thói quy chụp về chính trị rất tai hại: “Tôi sẽ không nói tới cái mà người đọc sẽ hiều lầm là, ở đây Vàng lửa muốn ca ngợi Pháp có công khai hoá văn minh cho đất nước Việt Nam” [41, tr.176]. Cũng trong bài viết này, Tạ Ngọc Liễn đã căn cứ vào hình tượng nhân vật Gia Long có thật trong lịch sử là nhân vật phản diện, vì ông ta dựa vào Pháp đánh đổ triều Tây Sơn, là người “cõng rắn cắn gà nhà” thì không thể là một “khối nguyên liệu vô giá”, là “quốc bảo” [40, tr.151] như Nguyễn Huy Thiệp phản ánh. Tạ Ngọc Liễn còn cho rằng, dân tộc Việt nam không thể là “cộng đồng mặc cảm” [40, tr.152], văn hoá Việt Nam càng không thể là đứa con do nền văn minh Trung Hoa “cưỡng hiếp” [40, tr.151] đẻ ra như Nguyễn Huy Thiệp viết. Ông “không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành mạnh, khoẻ khoắn”[41, tr.173]. Chê bai, mạt sát, đồng nghiệp như thế phải chăng Tạ Ngọc Liễn quên mất rằng Nguyễn Huy Thiệp từng là thầy giáo dạy sử ? Sau khi có những bài phản bác của Thuỳ Sương, Văn Giá, Lại Nguyên Ân, Tạ Ngọc Liễn viết tiếp bài “Về mối quan hệ giữa sử và văn” [41, tr.465] tỏ ra dè dặt hơn lần trước. Từ góc độ sử học ông nêu ra 3 ý kiến "
Sử khác văn như thế nào ?" "Quyền hư cấu của nhà văn tới đâu khi viết về lịch sử ?" "Như thế nào là nhận thức lại lịch sử và đổi mới lĩnh vực sử học ?" Ông đưa ra cái đích của nhà sử học là bảo vệ "hình ảnh lịch sử chân thực"...Có cảm giác Tạ Ngọc Liễn "vẫn không nhận ra đúng được bản chất đích thực của văn học như một thứ nghệ thuật của ngôn từ, mang hình thức ngôn ngữ đặc trưng, ông vẫn bị “bịt mắt” bởi sự “cao
tay” của nhà văn” [41, tr.526]. Thế là, hàng loạt các bài viết xuất hiện với tinh thần đối thoại cùng nhà sử học này, phản đối cũng có, ủng hộ cũng có. Nhưng ý kiến phản đối vẫn nhiều hơn. Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân trong bài viết " Đọc văn phải khác với đọc sử" đã nhắc Tạ Ngọc Liễn về cách đọc tác phẩm văn chương “bạn Liễn đã nêu ra một cách đọc không phù hợp với tác phẩm văn xuôi nghệ thuật” [41, tr.180]. Nhà báo Đỗ Trung Lai hoàn toàn đồng ý với tác giả Lại Nguyên Ân trong bài viết " Sử văn, văn - sử và thái độ người phê bình". Còn Thuỳ Sương cho rằng Tạ Ngọc Liễn hoàn toàn sai khi cho rằng Vàng lửa là loại “truyện kí danh nhân lịch sử” nên không hiểu Nguyễn Huy Thiệp chỉ “mượn lịch sử nhân đó đặt ra vấn đề có tầm khái quát lớn lao mang tính “triết lý lịch sử” không dễ gì nắm bắt, chứ không phải đánh giá lại Gia Long, Nguyễn Du và đặc điểm dân tộc” [41, tr.95]. Và theo bà “Phăng là sự cảnh tỉnh cho một cách nhìn về lịch sử” [41, tr.198-199], từ đó bà chỉ ra những hạn chế trong lối tư duy của Tạ Ngọc Liễn, rằng “Tạ Ngọc Liễn không biết cách đọc một truyện ngắn với lối viết độc đáo, mới mẻ như Vàng lửa nên đã hiểu sai ý nghĩa của nó”[41, tr.199].Cách cảm nhận của Tạ Ngọc Liễn được Trần Duy Thanh nhận xét rằng: “Không phải không có người đã quen tự bắt vít mình trong một lối cảm thụ quen thuộc, ngỡ ngàng trước lối chơi bài ngửa về ba đoạn kết của Vàng lửa”
[41, tr.90]. Thậm chí lối cảm thụ của nhà sử học này còn khiến một tiến sĩ mỹ học người Australia phải lên tiếng, rằng Tạ Ngọc Liễn còn có “tính chất cảm tính của nhà phê bình quen những mô típ cũ” [41, tr.110]. Văn Tâm cũng có ý đồng tình với Lại Nguyên Ân: “Không thể đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (những sáng tạo thẩm mỹ) bằng đôi mắt sử ký giáo khoa thư như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã làm” [41, tr.287]. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh có ý kiến gần giống với Thuỳ Sương. Họ phê phán Tạ Ngọc Liễn đã không nhận thức được rằng, với Gia Long hay Nguyễn Du, Nguyễn Huy Thiệp không đề cao hay hạ thấp mà chỉ là đánh giá lại cho đúng cả hai mặt tiến bộ và phản động, rằng Nguyễn Huy Thiệp đã “phản tỉnh, đã châm chích, đã gián tiếp thúc giục bạn đọc phải có thái độ qua lời Phăng về đời sống nghèo khó và nhưng trì trệ của dân tộc. Đó cũng là ý nghĩa thời sự của đề tài quá khứ” [41, tr.326].
Tuy không cùng xuất phát điểm nhưng tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang cũng ủng hộ cho rằng Tạ Ngọc Liễn là ''bạn đọc chân thành'' thẳng thắn và phủ nhận Vàng lửa
rất kiên quyết. Thoạt đầu nghe nhan đề bài phê bình của Đỗ Văn Khang “Có một cách đọc Vàng lửa” [41, tr.188], chúng tôi ngỡ tưởng, ông đã tìm ra được cách đọc
tốt nhất để có thể hiểu đúng Vàng lửa với tư cách là tác phẩm văn chương. Nhưng đọc xong, chúng tôi thấy, không phải như vậy. Ông đưa ra một cách đọc Vàng lửa rất nhiều tính sách vở. Từ “nguyên lý hệ thống” với bốn lớp thành tố cơ bản đọc để hiểu tác phẩm và ông chê Vàng lửa "Nguyễn Huy Thiệp chưa đạt đến một chủ đích văn chương qua hàng loạt vấn đề anh tung ra là ở chỗ các triết lý của anhchỉ là dựa trên một phép duy nhất: phép nói ngược”[41, tr.192]. Đỗ Văn Khang còn khen Tạ Ngọc Liễn quả là sắc sảo khi cho rằng nhân vật Phăng là nhân vật do Nguyễn Huy Thiệp dựng ra “để nói hộ mình về mọi chuyện”. Nhưng đi xa hơn Đỗ Văn Khang có những quy kết vượt ra ngoài văn bản. Ông cho rằng phát ngôn nào của Phăng cũng thuộc về Nguyễn Huy Thiệp. Đỗ Văn Khang “mạnh tay” quy kết: “Với phép nói ngược kiểu trên, liệu chúng tôi có dám bảo nhân vật Phăng là sự cảnh tỉnh cho cách nhìn một chiều về lịch sử không?...Có lẽ giản đơn ở đây là: một kẻ vô đạo đức thì không bao giờ có thể rao giảng đạo lý cho người khác được ” [41, tr.194]. Đỗ Văn Khang đang khoe bạn đọc mình “có một cách đọc Vàng lửa” mà hoá ra vẫn chẳng có cách đọc nào mới so với Tạ Ngọc Liễn. Điều đó cho thấy tư duy đọc truyền thống của người đọc thật khó để thay đổi. .
Cuộc tranh luận về Vàng lửa bùng lên được chừng hai tháng và còn đang sôi nổi, lại nổ ra những ý kiến xung quanh truyện ngắn Phẩm tiết mà mức độ trái ngược nhau giữa các ý kiến xem ra còn gay gắt hơn. Mở màn cho cuộc tranh luận về Phẩm tiết là Nguyễn Thuý Ái với bài “Viết như thế, cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [41, tr.203]. Nguyễn Huy Thiệp khi viết Phẩm tiết có ý trình bày hai vị hoàng đế Quang Trung và Gia Long ở khía cạnh đời thường và sử dụng cô gái đẹp Vinh Hoa như một liều thuốc thử. Nhưng Nguyễn Thuý Ái không hiểu điều đó, cho rằng có điều gì đó không lành mạnh. Nguyễn Thúy Ái đã có một lối cảm nhận và hiểu từ những chi tiết ngôn ngữ miêu tả trong truyện chiếu ứng chuyện thực ở đời sống bên ngoài. Cụ thể ông căn cứ vào một số chi tiết theo ông là kinh sợ thô tục như “việc làm của Quang Trung, ngôn ngữ của Gia Long, mùi vị của Vinh Hoa” [41, tr.203] đã kết án Nguyễn Huy Thiệp: “Không được soi lại lịch sử bằng tấm gương dị dạng như vậy", và "tha thiết mong mỏi nhà văn đừng làm hại thẩm mỹ lành mạnh của người đọc - nhất là sự tôn kính đối với quá khứ của dân tộc, bằng một truyện như vậy" [41,