Giới hạn của cộng đồng diễn giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn của nguyễn huy thiệp nhìn tự sự tiếp nhận của người đọc (Trang 76 - 78)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Giới hạn của cộng đồng diễn giải

Trong quá trình tiếp nhận những sáng tác của mỗi tác giả bao giờ cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy. Dường như để khẳng định sự tồn tại và giá trị của mình, tác phẩm nào của nhà văn khi ra đời đều chịu số phận sóng gió, bấp bênh. Sở dĩ, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp khiến dư luận quan tâm như vậy một phần do tác phẩm mới lạ, phần khác là do những giới hạn của cộng đồng diễn giải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

Trước hết cần phải nói rằng văn bản văn học sẽ không trở thành tác phẩm nếu không có quá trình tiếp nhận và quá trình tiếp nhận cũng sẽ không xảy ra nếu không tồn tại một cộng đồng diễn giải nhất định. Suy đến cùng, cộng đồng diễn giải là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định một văn bản có thể đảm nhận sứ mệnh một tác phẩm văn học có giá trị hay không. Bàn về vấn đề cộng đồng diễn giải có lẽ người am hiểu thấu đáo và có các công trình nghiên cứu rất hệ thống và khoa học chính là PGS.TS Trương Đăng Dung. Ở hạng mục này, chúng tôi xin phép chỉ đóng vai trò tổng thuật lại những vấn đề liên quan đến cộng đồng diễn giải dựa trên các công trình của nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung. Cụ thể là ở bài viết "Những giới hạn của cộng đồng diễn giải". Mở đầu bài viết ông đã trích dẫn nhận định của Antoine Compagnon “Người đọc cần được quan niệm như tổng thể các phản ứng cá nhân, hay như sự hiện tại hóa một năng lực cộng đồng? Hình ảnh một người đọc có tự do được giám sát, do văn bản kiểm soát, có phải là hình ảnh hay nhất không”? [18] Điều đó có nghĩa là văn bản văn học thực sự trở thành tác phẩm khi có sự tham gia của hoạt động tiếp nhận từ phía người đọc. Hơn thế người đọc ở đây là tổng thể cộng đồng chứ không phải sự riêng rẽ của những cá nhân riêng biệt, hay nói một cách khoa học chuyên nghiệp hơn đó là cộng đồng diễn giải. Theo Trương Đăng Dung: S. Fish

viết: “Cộng đồng diễn giải chứ không phải văn bản hay người đọc tạo nên các nghĩa của văn bản”[12, tr.177]. Tức là các nghĩa này được hình thành với dấu ấn của một thiết chế cộng đồng. Sự tương đồng ý kiến của các thành viên trong một cộng đồng cho thấy uy thế của cộng đồng diễn giải đã tạo ra những yếu tố làm cho các thành viên của cộng đồng trong cùng một thời gian có thể đồng ý kiến. Xuất phát từ chỗ nghĩa không phải là của riêng của văn bản, nghĩa không do bạn đọc (cá nhân) tạo ra mà là do cộng đồng diễn giải. Stanley Fish viết: “Sự đồng nhất và ổn định của nghĩa là nhờ sự đồng nhất và ổn định của nhóm người tạo ra nghĩa”[12, tr.124]. Ở đây Stanley Fish muốn nhấn mạnh đến quyền lực của Cộng đồng diễn giải, thứ quyền lực có sức mạnh tập hợp và tạo nên sự thống nhất ý kiến giữa các thành viên của cộng đồng trong việc diễn giải văn bản văn học. Chúng ta cần phải thừa nhận có một Cộng đồng diễn giải đứng sau người đọc. Một mặt, nếu cộng đồng đó quy định các phương thức diễn giải mà thành viên của nó có thể lựa chọn thì điều đó có nghĩa là có những yếu tố ngoại lệ đặc trưng cho một nhóm xã hội nhất định, chúng tác động đến sự hiểu văn bản của các thành viên cộng đồng. Mặt khác, nếu cộng đồng diễn giải là cộng đồng của những người diễn giải văn bản văn học thì phải có cái gì đó chung cho những cá nhân cùng diễn giải giống nhau một văn bản có sẵn. Cái chung này theo Stanley Fish là sự đồng thuận, ông viết: “Sự đồng thuận không chứng minh cho sự ổn định của các sự việc, mà nó chứng tỏ cái quyền uy của một cộng đồng đã tạo ra những đối tượng để các thành viên của nó có thể nhất trí với nhau” [12, tr.179]. Như thế là cộng đồng diễn giải tạo ra các đối tượng đồng thời với việc tạo ra các thành viên của nó. Từ khái niệm cộng đồng diễn giải mà Stanley Fish đề xuất, chúng ta cũng có thể hình dung về những cộng đồng diễn giải được tạo ra thật sự vì mục đích diễn giải. Có những cộng đồng đặc biệt dành riêng cho sự diễn giải mà không phải bất kì ai cũng có thể là thành viên. Những cộng đồng này thường ra đời bên trong hệ thống thiết chế của đời sống khoa học như các viện nghiên cứu, trường học, thư viện… Lí thuyết cộng đồng diễn giải có thể giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn bản chất phi lí của giáo điều, lưu ý chúng ta về một cơ chế đứng sau sự diễn giải văn bản văn học có khả năng chi phối cách hiểu văn học, thậm chí làm cho người ta đánh giá văn học tốt hay xấu bằng những yếu tố nằm ngoài văn học! Chính vì thế, lịch sử phê bình văn học cần phải quan tâm nhiều đến các loại cộng đồng diễn giải thay thế lẫn nhau ở một thời kì văn học, vì chúng ta sẽ không hiểu được sâu sắc những mâu thuẫn trong cách đánh giá văn học và cả những vấn đề đặt ra trong các cuộc tranh luận văn học,

nếu chúng ta không nghiên cứu các cộng đồng diễn giải đã có tác động như thế nào đến những hoạt động đó. Bản chất của sự diễn giải là quá trình bất tận, là cuộc chiến chiếm hữu và loại bỏ các giá trị. Chính cộng đồng diễn giải đứng sau văn bản và người đọc, tạo lập và nuôi dưỡng cả hai, quy định phương thức tồn tại đặc trưng của tác phẩm văn học. Chính cộng đồng diễn giải tạo nên chuẩn thẩm mĩ cộng đồng. Sự tương đồng ý kiến của các thành viên trong một cộng đồng cho thấy uy thế của cộng đồng diễn giải, đã tạo ra các yếu tố làm cho các thành viên của cộng đồng trong cùng một thời gian có cùng một ý kiến. Có thể thấy rằng Cộng đồng diễn giải với chuẩn thẩm mĩ cộng đồng đã chi phối hướng tiếp cận tác phẩm. Theo Stanley Fish, người đọc lí giải tác phẩm phù hợp với hệ thống chuẩn mực mà theo thời gian cộng đồng đã quen dùng để đo giá trị. Điều này giải thích tại sao cùng nói về một văn bản nhưng các thành viên của cộng đồng khác nhau, hoặc cùng một người đọc nhưng với tư cách là thành viên của các cộng đồng khác nhau thì sẽ có những phản ứng với văn bản tác phẩm một cách khác nhau. Từ đó sẽ dẫn đến hệ quả là có một nhóm người đọc có cùng ý kiến hoặc ngược ý kiến về cùng một tác phẩm của cùng một tác giả. Nói như vậy không có nghĩa cộng đồng diễn giải bao giờ cũng chính xác. Bởi tiếp nhận văn học cũng bị chi phối bởi yếu tố tâm lí cộng đồng, sự diễn giải tác phẩm của nhóm cộng đồng này có thể lây lan sang nhóm cộng đồng khác có cùng tư duy thưởng thức.

Quay về với Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy những sáng tác của nhà văn từ khi ra đời chưa bao giờ khiến cho dư luận thôi gay gắt. Từ tác phẩm đầu tiên trình làng cho tới hiện tại độc giả và giới nghiên cứu vẫn còn đang tốn nhiều bút mực và tâm huyết trong hành trình tiếp nhận sáng tác của ông. Có người khen ngợi tột bậc nhưng cũng có người chê bai không tiếc lời. Vậy sở dĩ có sự khen chê trái chiều ấy là do đâu?Thứ nhất là do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn của nguyễn huy thiệp nhìn tự sự tiếp nhận của người đọc (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)