Hạnchế và nguyênnhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an​ (Trang 92 - 97)

3.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quản lý nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện 19-8 Bộ Công an còn có những hạn chế sau:

Một là, xây dựng kế hoạch nói chung và việc lập dự toán nói riêng của bệnh viện chƣa thật sự tích cực, còn mang tính hình thức. Dự toán đƣợc lập từ phòng TCKT, chủ yếu dựa trên số liệu quyết toán của năm trƣớc, chƣa có sự phối hợp với các phòng quản lý chức năng nhƣ: khoa Dƣợc, phòng HCQT, phòng Vật tƣ trang thiết bị y tế, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa phòng có liên quan. Do đó, chƣa đảm bảo tính khách quan, chƣa phản ánh hết các công việc của các khoa, phòng trong bệnh viện, chƣaphùhợpvớicácnhiệmvụ,chỉtiêuchuyênmônđƣợcgiao.

Hai là, nguồn thu dịch vụ y tế chƣa đƣợc chú trọng khai thác. Là bệnh viện đa khoa hạng I của lực lƣợng vũ trang, bên cạnh việc đƣợc sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền trong việc đầu tƣ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, bệnh viện cũng đã sử dụng nội lực của mình để mua sắm thêm các trang thiết bị y tế, máy móc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn chƣa tận dụng đƣợc tối đa nguồn lực sẵn có, chƣa có các dịch vụ khám theo yêu cầu cho ngƣời bệnh, thêm vào danh mục các dịch vụ y tế có kỹ thuật cao. Là bệnh viện của công an, bệnh viện có một lợi thế rất lớn trong việc tổ chức khám sức khỏe cho các đối tƣợng lao động xuất khẩu hay ngƣời hồi hƣơng. Nếu đƣợc vận dụng tốt thì đây là những nguồn thu dịch vụ không nhỏ góp phần tăng nguồn thu sự nghiệp cho bệnh viện.

Là bệnh viện trong lực lƣợng vũ trang nhân dân, bệnh viện không chỉ thực hiện theo cơ chế chung của Nhà nƣớc, của Bộ y tế, của cơ quan BHXH mà còn phải thực thi nhiệm vụ chính trị của ngành Công an. Vấn đề liên doanh, liên kết hay xã hội hóa còn chịu nhiều ràng buộc. Ví dụ nhƣ vấn đề đất đai theo luật An ninh quốc phòng.

Ba là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, hiện nay có rất nhiều bệnh viện tƣ ra đời. Với ƣu thế đƣợc xây dựng mới, cơ sở vật chất ban đầu hiện đại, máy móc trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ một cách tối đa. Bên cạnh đó là những chính sách thu hút các y bác sỹ tại các bệnh viện công về đầu tƣ cho bệnh viện tƣ, bệnh viện 19-8 cũng không tránh khỏi guồng quay của cơ chế. Rất nhiều bác sỹ trẻ, sau khi đƣợc cử đi học nâng cao trình độ, tiếp cận với những tiến bộ y khoa trong và ngoài nƣớc, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quá trình vừa học tập vừa khám

và điều trị bệnh nhân, họ sẵn sàng bỏ bệnh viện để đầu quân cho các bệnh viện tƣ nhân với mức lƣơng hấp dẫn. Đây là một vấn đề cần phải giải quyết không chỉ với bệnh viện 19-8 mà là cả hệ thống các bệnh viện công lập nói chung.

Bốn là, hiện nay bệnh viện chƣa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, chủ yếu là tự kiểm tra và kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý tài chính cấp trên ngoài đơn vị nhƣ: Cục Y tế, Cục Kế hoạch và Tài chính, Thanh tra. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập sẽ giúp cho đơn vị nhận biết đƣợc kịp thời các hành vi làm sai phạm quy định và có biện pháp xử lý kịp thời giúp cho công việc quản lý bệnh viện tốthơn.

Đội ngũ làm công tác kế toán còn hạn chế và thiếu thốn. Cán bộ kế toán muốn nâng cao trình độ nhƣng lại không đƣợc nằm trong đối tƣợng cho đi học của Bệnh viện. Nguyên nhân là do từ trƣớc bệnh viện chỉ chú trọng tập trung vào chuyên môn, nâng cao tay nghề cho đội ngũ y bác sỹ.

3.3.2.2 Nguyênnhân

* Nguyên nhân chủquan

Lãnh đạo bệnh viện đều là các thầy thuốc giỏi nhƣng chƣa đƣợc đào tạo nhiều về quản lý bệnh viện, đặc biệt trong cơ chế mới, chủ yếu làm việc dựa theo kinh nghiệm. Vì vậy, còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai quy định trong quản lý tài chính. Giám đốc Bệnh viện luôn mặc định là các bác sỹ. Những năm trƣớc. một trong những Phó giám đốc của Bệnh viện xuất phát từ khối phòng chức năng nhƣ Tài chính, Hậu cần, Vật tƣ. Tuy nhiên, những năm gần đây, theo chủ trƣơng thì Ban giám đốc Bệnh viện đều là các bác sỹ với mục tiêu lấy chuyên môn là chính.

Phòng Tài chính- kế toán là một phòng chức năng, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính. Nhƣng đến nay, cán bộ chƣa đầu tƣ đúng mức thời gian để tìm hiểu cơ chế, chính sách, nâng cao nhận thức phù hợp với tình hình mới. Có thể nói, kế toán mới chỉ là kế toán tài chính thông thƣờng, mà chƣa có con mắt kế toán của nhà kế toán quản trị. Trong khi đó, hàng ngày phải dùng phần lớn cán bộ để phục vụ thu viện phí nên ảnh hƣởng đến công việc kế toán và quản lý tài chính. Do công việc mang tính chất phục vụ hàng ngày nên việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ rất khó hoặc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa, bệnh viện với gần 1.000 cán bộ chiến sỹ, hàng ngày phải phục vụ hàng nghìn lƣợt bệnh nhân đến khám và điều trị nhƣng quân số của phòng TCKT chỉ có 25 cán bộ, trong đó có 3 lãnh đạo phòng.

Nhận thức của CBVC trong bệnh viện chƣa thực sự thích nghi với xu hƣớng tự chủ tài chính, vẫn còn ỷ lại trông chờ vào Nhà nƣớc. Phần lớn họ chỉ quan tâm nhiều tới việc thực hiện chuyên môn tại khoa điều trị của mình. Chƣa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong việc tìm kiếm, khai thác các nguồn thu, tiết kiệm chi, chƣa có ý thức nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc, chƣa thực sự thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một bộ phận cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn y tế thiếu chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, chƣa đƣa ra đƣợc các biện pháp và hoạt động cụ thể, kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế y tế, tài chính y tế, quản trị các khoa phòng còn hạn chế; trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém dẫn đến việc triển khai thực hiện ở một số khoa, phòng còn nhiều lúngtúng.

Bệnh viện còn chƣa thực sự quan tâm tới công tác tập huấn cơ chế chính sách, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về tài chính. Chƣa đào tạo chuyên sâu về từng lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý tài chính, tài sản và đầu tƣ xây dựng của bệnh viện. Do đó, trong quản lý bệnh viện còn nhiều lúng túng trong việc quản lý tài chính. Cụ thể, với kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 16/2015, bệnh viện chƣa xây dựng đƣợc phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định tài chính khác có liên quan đến nhiệm vụ đƣợc giao.

Năm 2017 trở về trƣớc, bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý HMAS do công ty Giang Nam viết. Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của bệnh viện, phần mềm này đã lạc hậu và không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng, không đảm bảo đầy đủ những yêu cầu trong công tác quản lý, công tác khám chữa bệnh và thanh quyết toán theo quy định. Mặt khác công ty cung cấp phần mềm đã ngừng hỗ trợ kỹ thuật cho phiên bản này, vì vậy việc mở rộng tính năng của phần mềm để đáp ứng nhu cầu mới phát sinh trong công tác quản lý khám, chữa bệnh, thanh quyết toán bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều mẫu báo cáo mới, phòng Tài chính kế

toán, phòng Kế hoạch tổng hợp phải thực hiện thủ công. Ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tổng hợp thu chi và phân tích số liệu tài chính.

Do đó, từ năm 2018, bệnh viện đã triển khai phần mềm mới, IsofH. Công ty IsofH đã triển khai ở các bệnh viện lớn nhƣ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 354….Mặc dù đã có kinh nghiệm viết phần mềm cho các bệnh viện lớn, nhƣng khi áp dụng vào Bệnh viện 19-8 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bộ phận Công nghệ thông tin của phòng Vật tƣ thiết bị vẫn luôn cùng nhân viên của công ty phối hợp để hoàn thiện phần mềm đáp ứng yêu cầu của Bệnh viện trong công tác quản lý Bệnh viện nói chung và quản lý tài chính nói riêng.

* Nguyên nhân kháchquan

Về cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. Cụ thể: Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 đƣợc ban hành nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể đối với ĐVSN thuộc lĩnh vực ytế.

Mức độ chi trả của bảo hiểm y tế chậm, hạn hẹp so với yêu cầu của bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT đến khám cũng nhƣ nằm điều trị tại bệnh viện.

Trong những năm qua, kết quả đấu thầu thuốc, hóa chất, VTTH chậm và chủng loại mặt hàng trúng thầu không đầy đủ.

Ngoài ra, có rất nhiều bệnh viện công ở xung quanh bệnh viện nhƣ Bệnh Bệnh viện E, Bệnh viện 354, bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện nhi TW, bệnh viện phụ sản và các hệ thống y tế tƣ nhân nhƣ: bệnh viện tƣ nhƣ Bệnh viện Hồng Ngọc, phòng khám, các hiệu thuốc tƣ nhân phát triển khá mạnh mẽ. Các cơ sở y tế này là đối thủ cạnh tranh Bệnh viện 19-8 Bộ Công annói riêng. Cần phải nói thêm rằng, có một phần đáng kể dịch vụ y tế tƣ do chính các bác sỹ công làm việc ngoài giờ. Và chính các bác sỹ đó đã kéo bệnh nhân của bệnh viện thành bệnhnhân riêng của mình.

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an​ (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)