Bài học đối với Bệnhviện 19-8Bộ Công an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an​ (Trang 40)

Có thể nói, hoạt động quản lý nguồn thu sự nghiệp tại hai bệnh viện trên đều đạt hiệu quả cao. Các bệnh viện đã thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc, phát huy tối đa các nguồn lực hiện có của đơn vị, chủ động huy động nguồn thu sự nghiệp, thu dịch vụ khác vừa để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân nhân dân vừa tăng nguồn thu cho bệnh viện. Đồng thời, kiểm soát chi chặt chẽ thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng chi tiết, sát với thực tế

hoạt động y tế trong lực lƣợng CAND. Ngoài việc thực hiện theo các chế độ chính sách chung của Bộ Y tế, theo Luật Bảo hiểm Y tế, bệnh viện phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành Công an.

Từ đây, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an nhƣ sau:

Một là, bệnh viện phải thực sự chủ động, năng động và sáng tạo trong việc tổ chức, vận hành hoạt động của bộ máy quản lý trong điều kiện hiệnnay. Lập dự toán thu hàng năm sát với tình hình thực tế đảm bảo cho việc thực hiện dự toán thu trong năm kế hoạch đạt kết quả tối ƣu.

Hai là, bệnh viện cần phát huy tối đa các nguồn lực hiện có từ nhân lực, cơ sở vật chất, cải tiến quy trình kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, mở rộng hơn nữa các dịch vụ khám chữa bệnh để tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, liên doanh liên kết với các đối tác để đầu tƣ vào trang thiết bị y tế hiện đại, bắt kịp với tốc độ phát triển và tiến bộ của y khoa thế giới.

Ba là, bệnh viện cần thay đổi quan điểm, nhận thức cũ, phải coi ngƣời bệnh là khách hàng, hƣớng tới sự hài long của ngƣời bệnh. Mối quan hệ giữa bệnh viện và ngƣời bệnh là mối quan hệ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, mối quan hệ này đƣợc xây dựng tốt sẽ tạo đƣợc uy tín cho bệnh viện.

Bốn là, hạch toán chi phí đến từng khoa trong bệnh viện. Xây dựng đƣợc hệ thống Quy chế chi tiêu nội bộ, sát với yêu cầu. Nhƣ vậy, các khoa chủ động quản lý tốt nguồn thu, tiết kiệm chi phí, phát huy thế mạnh của khoa, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, giảm thất thoát, để đạt mục đích nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBVC cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ dịch vụ ngƣời bệnh.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại BV 19-8 BCA. Tài liệu thu thập gồm: - Các tài liệu thống kê liên quan đến hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính của BV 19-8 BCA giai đoạn 2016-2018.

- Các quyết định, quy chế, văn bản do Bộ Y tế ban hành.

- Các văn bản, quyết định, thông tƣ... của Bộ Tài chính, Bộ Công an.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành; chuyên đề hội thảo, sách, báo và từ internet... đề cập đến quản lý thu sự nghiệp tại đơn vị y tế công lập.

- Các tài liệu liên quan khác.

Luận văn thực hiện thống kê hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó. Luận văn nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại hệ thống báo cáo của các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, các bài báo và tài liệu tham hảo. Các trang website của: Cổng thông tin điện tử chính phủ, Bộ Y tế, báo điện tử Hà Nội... để tìm kiếm các báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các nguồn thông tin nhƣ: sách, báo, các quyết định, chính sách của nhà nƣớc; hệ thống phƣơng tiện thông tin cũng đƣợc sử dụng và khai thác. Các báo cáo quyết toán thu - chi nguồn kinh phí sự nghiệp tại BV 19-8 BCA các năm 2016-2018 đƣợc sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại Bệnh viện 19-8 BCA đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu bổ sung và cập nhật thông tin giúp nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu là một phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu trên phƣơng diện lý thuyết.

Chƣơng 1 của luận văn tập trung vào các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quát về quản lý nguồn thu sự nghiệp. Do đó tác giả đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ chủ yếu cho chƣơng này để rút ra đƣợc các nội dung lý thuyết cơ bản về quản lý nguồn thu sự nghiệp.

* Phƣơng pháp thống kê mô tả

Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu đồ thị.

Các dữ liệu thu thập đƣợc có liên quan đến quản lý nguồn thu sự nghiệp của BV 19-8 BCA đƣợc đánh giá theo các nội dung thu sự nghiệp. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA để mô tả thực trạng công tác quản lý thu sự nghiệp và so sánh kết quả hoạt động, các chỉ tiêu quản lý nguồn thu sự nghiệp qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng nhƣ hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý thu sự nghiệp của đơn vị. Từ đó, có những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA có căn cứ, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức thể hiện số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích.

Phƣơng pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái nghiên cứu và từ đó chọn lọc ra những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. (Thực hành nghiên cứu

khoa học, 2017, trang 46).

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Trả lời đƣợc câu hỏi “tại sao?”, mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, chi tiết và cặn kẽ.

Để xây dựng khuôn khổ phân tích của đề tài, Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nguồn thu sự nghiệp trong các đơn vị công, nhận thức đƣợc những nội dung, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 3 của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA trong thời gian qua. Trong chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới, đặc thù ảnh hƣởng đến công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA và những căn cứ áp dụng, các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA trong những năm tiếp theo.

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân tích. Cụ thể các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:

* Phƣơng pháp so sánh:

đƣợc lƣợng hóa cùng một số nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%). Quản lý nguồn thu sự nghiệp qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ đƣợc so sánh thông qua phƣơng pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả sử dụng nguồn thu sự nghiệp, so sánh hiệu quả quản lý nguồn thu sự nghiệp qua các năm.

- Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả thu sự nghiệp giữa các năm, các thời kỳ.

* Phƣơng pháp thống kê, mô tả.

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu. Phƣơng pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức so sánh và phân tích nhƣ: quy chế có hợp lý không, chế độ đã thỏa đáng chƣa, định mức chi có phù hợp không và có đúng quy định không…

Dựa trên số liệu thống kê sự mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế, xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài mô tả quá trình thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA.

* Phương pháp tổng hợp.

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là những phƣơng pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để tạo ra đƣợc một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết đƣợc thực hiện khi ta đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu phong phú về một đối tƣợng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật: đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật: công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có chiều hƣớng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Nghiên cứu lý thuyết, các trƣờng phái, các xu hƣớng phát triên của lý thuyết. Từ phân tích ngƣời ta lại tổng hợp chúng để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Trong đề tài của mình sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.

Ở chƣơng 1, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, tác giả đã nêu ra đƣợc những thành tựu, hạn chế của các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Đây là căn cứ quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc những thành tựu từ các nghiên cứu vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình.

Ở chƣơng 3, căn cứ kết quả phân tích số liệu, tài liệu về kết quả hoạt động, công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về kết quả hoạt động quản lý nguồn thu sự nghiệp, tình hình công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp, những ảnh hƣởng của công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp đến hiệu quả sử dụng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, đƣa ra đƣợc những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Đây là các căn cứ mang tính quyết định để tác giả có những quan điểm, các đề xuất giải pháp ở chƣơng 4.

Ở chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, hiệu quả nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản

lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA mang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và đƣợc áp dụng trong thực tế.

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, phân loại, tổng hợp và sắp xếp có hệ thống vào hệ thống các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chƣơng trình Excel (hoặc các chƣơng trình máy tính hỗ trợ khác phù hợp) và phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, các yếu tố của hoạt động quản lý nguồn thu sự nghiệp tại BV 19-8 BCA. Kết hợp với các phƣơng pháp phân tích sử dụng bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phân tích các thông tin, số liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIÊN 19-8 BỘ CÔNG AN

3.1 Khái quát về bệnh viện 19-8 Bộ Công an và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thu sự nghiệp của bệnh viện.

3.1.1 Khái quát về Bệnh viện 19-8 BCA

Quá trình hình thành và pháttriển

Bệnh viện 19-8 có tiền thân từ các Bệnh xá 265 Công an vũ trang và Bệnh xá 367 Bộ Công an. Đây là những bệnh xá đƣợc thành lập trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ nhằm phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ và sẵn sàng cơ động phục vụ chiến đấu. Trong những ngày chiến tranh khói lửa ấy, ngay những ngày đầu thành lập Bệnh xá 265 đã tham gia cứu chữa thƣơng binh tại Vĩ tuyến 17, đặc khu Vĩnh Linh, phục vụ công tác tiểu phỉ tại Mƣờng Xén, Nghệ An. Đội phẫu thuật lƣu động đã phối hợp với Quân y Phòng không Quảng Ninh phục vụ chiến đấu tại Hoành Bồ, Pò Hèn. Bệnh xá 367, thể hiện vai trò của mình trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Những năm sơ tán, di chuyển liên tục trong một điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn, nhƣng Bệnh xá 367 vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.

Tiền thân từ những bệnh xá đã khắc tên mình từ trong chiến tranh khói lửa, ngày 28/8/1976, Bệnh viện 19-8 đã ra đời trên cơ sở hợp nhất hai bệnh xá trong thời chiến đó. Cơ sở đầu tiên là doanh trại của Trung tâm huấn luyện Công an nhân dân vũ trang, nghèo nàn, xập xệ. Đó cũng là hoàn cảnh chung của đất nƣớc sau giải phóng. Nhƣng Bệnh viện 19 - 8, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ đã vƣợt qua những giai đoạn khó khăn nhất để phát triển và ngày một nâng cao vị thế của mình. Với cơ sở vật chất ban đầu khá khiêm tốn, 250 giƣờng bệnh, với 16 khoa đến nay, qua nửa thế kỷ, Bệnh viện 19-8 đã trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I, đầu ngành của Y tế Công an nhân dân, với quy mô 600 giƣờng bệnh, 39 khoa, phòng, trung tâm với gần 1.000 cán bộ chiến sĩ công nhân viên và trong tƣơng lai không xa, sẽ còn phát triển

hơn nữa. Bệnh viện 19-8 thực hiện lộ trình tự chủ một phần chi thƣờng xuyên từ năm 2018 theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

Giai đoạn từ năm 1987 đến nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu sự nghiệp tại bệnh viện 19 8 bộ công an​ (Trang 40)