5. Kết cấu của luận văn
3.4. Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát triển việt nam - chi nhánh bắc ninh
3.4.1. Lập kế hoạch cho vay và xác định mức nợ xấu mục tiêu
Mục tiêu quản lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2017 là từng bước lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, phấn đấu giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, tối thiểu trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (3%).
Chiến lược quản lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh là đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện khác nhau. Các hình thức đa dạng hóa các danh mục đầu tư bao gồm:
- Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực kinh tế. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các vùng có khả năng phát triển, ít rủi ro, tập trung phát triển quan hệ với các đối tác chiến lược, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện để xây dựng quan hệ cùng phát triển bền vững.
- Không dồn vốn đầu tư một hoặc một số khách hàng lớn. theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quán 50% vốn tự có của TCTD.
- Đa dang hóa sản phẩm tín dụng, đa dang hóa phương thức cấp tín dụng. - Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh, chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, dư nợ nhà nước, tăng dần dư nợ có tài sản đảm bảo…
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng để có bộ chính sách ứng xử với khách hàng hợp lý theo định hướng thống nhất, phù hợp với quá
trình chuyển dịch, tái cơ cấu tín dụng, tái cơ cấu khách hàng của khối tín dụng. Điều này góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng tín dụng mới.
3.4.2. Thiết lập bộ máy quản lý nợ xấu và thực hiện quy trình quản lý tín dụng
3.4.2.1. Thiết lập bộ máy quản lý nợ xấu
Bám sát mô hình tổ chức hoạt động theo dự án hiện đại hóa của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kể từ ngày 01/01/2008. BIDV Bắc Ninh đã xây dựng lại khối tín dụng việc cấp tín dụng được tách bạch tương đối các khâu đề xuất, thẩm định xét duyệt khoản vay và giải ngân. Mặt khác hội đồng tín dụng được thành lập với ý nghĩa khác, trước đây hội dồng tín dụng chỉ là một bộ phận tư vấn cho Giám đốc Chi nhánh thì nay hội đồng tín dụng là đưa ra quyết định cuối cùng về cấp tín dụng.
Do hoạt động theo mô hình mới, Phòng kiểm tra nội bộ không được thành lập ở các Chi nhánh, mà được thành lập 3 phòng kiểm tra nội bộ hoạt động độc lập ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Do không có phòng ban chuyên trách cho nên Phòng quản lý rủi ro đảm nhận thêm chức năng đầu mối, kiểm tra giám sát các mặt hoạt động của Chi nhánh. Hỗ trợ bộ phận kiểm tra nội bộ của BIDV TW trong quá trình kiểm tra giám sát. Với sự đổi mới bộ máy như vậy cũng giúp cho BIDV hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu thấp nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng.
3.4.2.2. Thực hiện quy trình quản lý tín dụng
Dựa trên các chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Bắc Ninh đã xây dựng một chính sách tín dụng cụ thể bao gồm các yếu tố chính: đối tượng cho vay, nguyên tắc cho vay, các điều kiện để Ngân hàng xét duyệt việc cấp tín dụng hay không, mức cho vay, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn thu hồi vốn, mức lãi suất và các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay. Với chính sách này đã giúp cho BIDV Bắc Ninh đạt được những kết quả nhất định và đặc biệt hiệu quả an toàn về vốn cao.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp Ngân hàng trong việc kiểm soát danh mục cho vay.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp Ngân hàng trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Trên cơ sơ đó, BIDV đưa ra được các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Với những biện pháp được thực hiện trong năm giai đoạn 3 năm (2015 - 2017), nợ xấu của BIDV Bắc Ninh theo thông lệ quốc tế đã giảm đáng kể, cụ thể như sau:
Bảng 3.12: Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017
Đơn vị tính: tỷ lệ % Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Theo điều 6 QĐ 493 3,2% 1,98% 0 Theo điều 7 QĐ 493 9,6% 3,0% 0,8%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017)
Kiểm tra, giám sát và phát hiện rủi ro sau khi cho vay được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các bộ phận tham gia vào công tác tín dụng và được đánh giá là không kém quan trọng so với thẩm định một khoản vay. Để tránh rủi ro, BIDV Bắc Ninh đã thường xuyên thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Thời gian kiểm tra: đối với tất cả các khoản vay được kiểm tra định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần, riêng đối với khoản vay hạn mức ngoài kiểm tra định kỳ thì phải kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng. Ngoài ra có thể kiểm tra đột xuất khi có vụ việc phát sinh.
Phương thức kiểm tra: kiểm tra liên tục tại nơi làm việc hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng quý theo quy định của Ngân hàng.
3.4.3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hướng dẫn các Chi nhánh xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ DPRR. BIDV Bắc Ninh đã nghiêm túc thực hiện trích lập quỹ DPRR hàng Quý theo quyết định 493/2005/QĐ -NHNN.
Chi nhánh trích lập quỹ dự phòng rủi ro chung với dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo tỷ lệ 0.75%/Tổng dư nợ.
Chi nhánh đã trích dự phòng rủi ro chung: - Năm 2015 là 9,51 tỷ đồng;
- Năm 2016 là 13,15 tỷ đồng; - Năm 2017 là 18,3 tỷ đồng.
Số dự phòng rủi ro cụ thể được Chi nhánh trích: - Năm 2015 là 33,09 tỷ đồng;
- Năm 2016 là 11,96 tỷ đồng; - Năm 2017 là 3,6 tỷ đồng.
3.4.4. Xử lý nợ xấu
Để thực hiện xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách bài bản, thống nhất, tại BIDV Bắc Ninh đã thành lập ban chỉ đạo nợ xấu. Ban này họp định kỳ để đánh giá tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu, đề ra các biện pháp thực hiện trong thời gian tới. Các biện pháp xử lý đã, đang được áp dụng, bao gồm:
3.4.4.1. Ngân hàng tự xử lý
- Cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và tiềm lực phát triển đối với khách hàng để áp dụng các biện pháp khác nhau như: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
- Tận thu bằng tiền: Đây là biện pháp được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh coi là giải pháp thực hiện chủ yếu đối với các khoản nợ xấu có khả năng thu hồi cao, tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo lớn so với khoản vay, khách hàng hoặc bên vay có thiện chí, có khả năng trả nợ.
- Khởi kiện ra tòa: Áp dụng đối với những khoản nợ xấu mà khách hàng có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh, không có thiện trí trả nợ, nhất là những khách hàng có dấu hiệu lừa đảo Ngân hàng. Đối với khởi kiện ra tòa, BIDV Bắc Ninh thực hiện theo 2 hướng:
+ Cán bộ tín dụng đầu mối thực hiện hoàn thiện hồ sơ, khởi kiện ra tòa, Ngân hàng trực tiếp làm việc với tòa cung cấp hồ sơ, tham gia xét xử, theo sát cơ quan thi hành án để xử lý thu hồi nợ.
+ Ngân hàng thuê văn phòng luật sư hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, khởi kiện ra tòa, thực hiện các thủ tục sau khi có bản án cho đến khi thu hồi toàn bộ nợ vay. Hướng này có ưu điểm là tận dụng được hiểu biết kinh nghiệm và quan hệ của các văn phòng luật sư trong quá trình khởi kiện, xét xử, thi hành án thu hồi nợ vay, nhưng tốn chi phí.
- Khai thác hoặc phát mại tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là cơ sở để Ngân hàng thu hồi vốn tốt nhất khi khách hàng không trả được nợ. Vì vậy BIDV rất coi trọng giải pháp xử lý tài sản đảm bảo trong việc xử lý nợ xấu. Giải pháp này được thực hiện tiếp sau khi thực hiện khởi kiện ra tòa, bao gồm 2 nội dung sau:
Thứ nhất, đối với việc cho thuê tài sản: Hội đồng khai thác tài sản tại Chi nhánh quyết định giá cho thuê tài sản trên cơ sở tham khảo mặt bằng cho thuê các tài sản tương đồng. Giá cho thuê sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm đối tác đủ điều kiện.
Thứ hai, đối với việc phát mại tài sản: Ngân hàng quyết định bán tài sản theo một trong hai hình thức là tự bán đấu giá hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản, BIDV cũng tiến hành theo hướng dẫn của các văn bản pháp lý hiện hành. Để thực hiện giải pháp tự xử lý này đòi hỏi chính bản thân chi nhánh phải tuân thủ đúng cơ chế quy định, an toàn, đúng nguyên tăc, chế độ của nhà nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình UBND tỉnh, tòa án, thi hành án… từ đó đưa ra các biện pháp mạnh mẽ tận thu hồi các khoản nợ xấu.
- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ -NHNN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hướng dẫn các Chi nhánh xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ DPRR. Theo đó các khoản nợ được phân chia thành 5 nhóm và được trích DPRR theo tỷ lệ nhất định. Những khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng được sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
+ Khi khách hàng vay vốn là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh toán tài sản. Mức xử lý rủi ro bằng mức tổn thất sau khi thanh lý tài sản của tổ chức bị phá sản, giải thể.
+ Khách hàng là cá nhân bị chết hoặc bị mất tích. + Tài sản “có” có thời hạn vượt quá thời gian quy định.
+ Những khoản nợ vay của khách hàng được chính phủ cho phép xóa nợ nhưng không bù đắp và chưa sử dụng dự phòng để xử lý.
3.4.4.2. Xử lý nợ thông qua Công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BAMC)
Công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BAMC) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2002, đây là một bước đi của BIDV nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng. Nhưng với đặc thù của BIDV Bắc Ninh là phục vụ các làng nghề truyền thống, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kể từ khi thành lập đến nay, BIDV Bắc Ninh mới chỉ thực hiện bán được một khoản nợ cho Công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào cuối năm 2016.
3.4.5. Kiểm tra, kiểm soát quản lý nợ xấu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh đã thành lập Tổ chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo tại Chi nhánh. Tổ có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh, đề xuất các biện pháp, giải pháp, phương án xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo theo các văn bản chế độ quy định (khởi kiện; xử lý tài sản; xoá nợ; bán nợ; giảm, miễn lãi và các biện pháp khác để thu hồi nợ gốc ...).
- Phối hợp với các phòng thực hiện rà soát toàn bộ hồ sơ đối với khách hàng có nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng và hướng dẫn các phòng khắc phục, bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đảm bảo tính pháp lý.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Quản lý rủi ro trong việc lập kế hoạch giảm nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo của khách hàng tại Chi nhánh.
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Quản lý rủi ro trong việc phân giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo cụ thể, chi tiết theo từng tháng, quý, năm đối với từng phòng, từng cán bộ cụ thể.
- Phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các Phòng trong việc xử lý hoặc trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo của Chi nhánh.
- Theo dõi, giám sát về tiến độ và kết quả thực hiện thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo tại các phòng trong Chi nhánh.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo của các phòng trong Chi nhánh với Ban Giám đốc, với Hội sở chính theo quy định.
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh
Từ sự phân tích trên, ta có thể thấy được những kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh trong thời gian qua.
3.5.1. Kết quả đạt được
Những thành công đạt được trong thời gian qua thể hiện sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên của BIDV Bắc Ninh.
Việc nhận thức sâu sắc hoạt động tín dụng của mình luôn gắn liền với rủi ro, BIDV Bắc Ninh đã dần dần hoàn thiện bộ máy quản lý nợ xấu có hiệu quả. Minh chứng cho thành công đó chính là sự giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức dưới 1% hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
- Thứ nhất, BIDV Bắc Ninh đã thành công trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu mà tình hình kinh doanh của giai đoạn trước để lại
BIDV Bắc Ninh đã thực hiện đúng theo quy trình xử lý tài sản để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là các tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác và phát mại tài sản, tuân theo các văn bản của chính phủ và các bộ ban ngành. Nhờ có những chủ trương sáng suốt và linh hoạt, cùng với sự giúp đỡ hiệu quả của Ngân hàng nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nên công tác thu hồi và xử lý nợ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
- Thứ hai, bộ máy quản lý nợ xấu từng bước được hoàn thiện
Mục tiêu của BIDV Bắc Ninh là theo hướng bán lẻ tới khách hàng, hoàn thiện các văn bản nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, coi trọng các công cụ kiểm soát nợ xấu. Nhờ vậy các hoạt động kinh doanh đã đạt được mức tăng trưởng cao, nợ xấu được hạn chế ở mức thấp.