Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh chịu sự tác động rất lớn từ nhóm các nhân tố chủ quan sau:

- Chiến lược kinh doanh, chính sách tín dụng của BIDV từng thời kỳ. Những năm kể từ năm 2015 trở về trước BIDV Bắc Ninh với chiến lược kinh doanh tập trung chiếm lĩnh thị phần, mở rộng mạng lưới, phát triển quy mô tín dụng nên chưa chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng. Sau thời kỳ phát triển bề nổi đó, BIDV Bắc Ninh đã phải trả giá đắt bằng chính những rủi ro từ hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu gia tăng, thậm chí nhiều năm liền tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng kiểm soát.

- Trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng của BIDV Bắc Ninh cũng là một nhân tố gây ra tình trạng nợ xấu của ngân hàng, sau khi thực hiện phỏng vấn cán bộ quản lý trong hoạt động tín dụng về trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng đã để xảy ra nợ xấu (130 khách hàng nợ xấu: 40 Công ty TNHH, 40 CTCP và 50 cá nhân, hộ gia đình) thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn cán bộ tín dụng về nguyên nhân nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh năm 2017

STT Chỉ tiêu Công ty TNHH n = 40 Công ty cổ phần n = 40 Cá nhân, hộ gia đình n = 50 Số

lượng cấu Cơ lượng Số Cơ cấu lượng Số Cơ cấu

1 Do hệ thống kiểm tra,

kiểm soát còn yếu 3 8 4 10 5 10 2 Kiểm soát khoản vay

chưa thường xuyên 11 27 5 12 12 24 3 Cán bộ làm sai:

-Gia hạn điều chỉnh vốn vay của khách hàng theo ý cá nhân

0 0 0 0 0 0

-Kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay 4 10 3 8 5 10 -Cho vay một khách hàng với nhiều món 12 30 13 32 17 34 4 Do không thực hiện đúng quy trình: -Không chấm điểm tín dụng 2 5 3 8 0 0 -Sai quy trình tín dụng 0 0 0 0 0 0

-Cho vay trên cơ sở

TSBĐ 8 20 12 30 11 22

Tổng 40 100 40 100 50 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý trong hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh)

Như vậy thông qua việc phỏng vấn cán bộ quản lý trong hoạt động tín dụng về những nguyên nhân gây ra nợ xấu của cán bộ tín dụng theo những tiêu chí trên đối với 130 khách hàng nợ xấu ngẫu nhiên tại BIDV Bắc Ninh cho thấy:

Cán bộ tín dụng kiểm soát khoản vay chưa được thường xuyên đôi khi Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay còn thực hiện mang tính hình thức vì khi đi kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng còn sợ khách hàng hiểu

nhầm gây phiền hà tới khách hàng. Thời gian thẩm định và đề xuất cho vay nhiều khi vẫn còn chậm trễ (do một cán bộ tín dụng quản lý nhiều hồ sơ của nhiều khách hàng). Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh chưa có trường hợp nào cho vay sai quy trình cấp tín dụng, nhưng có một số ít khách hàng quan hệ uy tín, thường xuyên nên cán bộ tín dụng đã linh hoạt cho vay dựa trên cơ cở bằng tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, vì cán bộ kỳ vọng vào nguồn thu nhập trả nợ tốt của khách hàng, đã gây ra rủi ro cho ngân hàng. Một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng do cán bộ tín dụng gây ra chính là việc thẩm định hồ sơ cho vay của ngân hàng. Cũng thông qua việc phỏng vấn cán bộ quản lý trong hoạt động tín dụng về việc thẩm định hồ sơ của khách hàng đang có nợ xấu, lấy ngẫu nhiên 150 hồ sơ dư nợ đã chuyển nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh thu được kết quả:

Bảng 3.9: Kết quả điều tra về nguyên nhân nợ xấu do việc thẩm định hồ sơ tại BIDV Bắc Ninh năm 2017

STT Chỉ tiêu Công ty TNHH n = 50 Công ty cổ phần n = 50 Hộ tư nhân n = 50 Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu

Số lượng cấu 1 Thẩm định chi phí sản xuất chưa đúng 2 4 3 6 3 6 2 Chưa thẩm định được dòng tiền 10 20 10 20 7 14 3 Chưa thẩm định được nợ phải trả 20 40 18 36 20 40 4 Chưa thu hồi được

tiền hàng 8 16 8 16 15 30 5 Thẩm định khả năng

thanh toán thấp 3 6 4 8 5 10 6 Khả năng kiểm soát

quản lý kém 4 8 3 6 - - 7 Chưa đánh giá đúng

năng lực điều hành 2 4 3 6 - -

Tổng 50 100 50 100 50 100

Một trong những điểm yếu nhất của cán bộ tín dụng khi thẩm định hồ sơ của khách hàng chính là chưa đánh giá được chính xác tất cả các khoản nợ phải trả của khách hàng. Khách hàng bên cạnh vay của BIDV Bắc Ninh còn vay ở nhiều ngân hàng, vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế khác, khi khách hàng không cung cấp đầy đủ thì cán bộ tín tín dụng không thể năm bắt hết được.

Tiếp đến là hạn chế trong việc thẩm định dòng tiền của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì thế dẫn đến việc tiền của khách hàng thu được mà cán bộ tín dụng không biết, khách hàng không trung thực đem tiền đó thực hiện đầu tư kinh doanh vào một số lĩnh vực khác, cụ thể như tại thời điểm những năm vừa qua nhiều khách hàng của BIDV Bắc Ninh, nhất là một số công ty xây dựng sau khi thu được tiền công trình đã đem tiền đi đầu tư bất động sản, thị trường bất động sản trong mấy năm qua hầu như đóng băng nên khách hàng khó khăn trong việc thu hồi lại vốn, khi nợ ngân hàng đến hạn không có nguồn để trả gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.

Do còn thiếu kiến thức về thị trường nên cán bộ tín dụng còn hạn chế trong việc nhận định xu thế của thị trường, nhiều mặt hàng, vẫn tiếp tục cho vay vào nhiều ngành nghề mà hàng hóa thanh khoản kém như mặt hàng gỗ, khi Trung Quốc không thực hiện nhập đồ gỗ mà Việt Nam xuất khẩu gây ra tình trạng tồn đọng hàng hóa, khách hàng vay không có tiền trả nợ ngân hàng, cũng gây tổn thất cho BIDV Bắc Ninh trong những năm trước

3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Ngoài sự tác động từ các nhân tố chủ quan trên, tình hình nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh còn chịu tác động của môi trường bên ngoài, bao gồm những nhân tố khách quan như môi trường tự nhiên, sự biến động của môi trường kinh tế trong, ngoài nước như sự thay đổi về giá xăng dầu, điện và giá nguyên vật liệu (sắt, gỗ, hạt nhựa,…), sự thay đổi luật và văn bản, chủ trương chính sách của Nhà nước, của tỉnh Bắc Ninh và cả từ phía chính những khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Ninh.

Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 150 khách hàng đang quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Ninh cho thấy:

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về nguyên nhân nợ xấu

do tác động của môi trường bên ngoài tại BIDV Bắc Ninh năm 2017

STT Chỉ tiêu Công ty TNHH n = 50 Công ty cổ phần n = 50 Hộ tư nhân n = 50 Số lượng cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng cấu (%) 1 Ảnh hưởng từ bão lũ 0 - 0 - 0 - 2 Ảnh hưởng từ dịch bệnh 0 - 0 - 0 - 3 Ảnh hưởng do tăng giá xăng 5 10 22 44 5 10 4 Ảnh hưởng do giá vật liệu tăng 15 30 13 26 18 36 5 Ảnh hưởng do giá bán giảm 28 56 12 24 25 50 6 Ảnh hưởng do luật

thay đổi không kịp thích ứng

2 4 3 6 2 4

Tổng 50 100 50 100 50 100

(Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát khách hàng do tác giả thực hiện)

Qua kết quả khảo sát điều tra nói trên cho thấy, khách hàng của BIDV Bắc Ninh phần lớn là khách hàng vay kinh doanh thương mại nên không bị ảnh ảnh hưởng của môi trường tự nhiên lớn, vì ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh hầu như không cho vay nhóm khách hàng làm nông nghiệp và chăn nuôi (do trên địa bàn đã có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung mở rộng mạng lưới về các tuyến xã chuyên trách và có truyền thống cho vay về lĩnh vực nông nghiệp). Như vậy BIDV Bắc Ninh đã tránh được những rủi ro do thiên tai gây ra, tuy vậy lại bị thu hẹp thị phần.

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về nguyên nhân nợ xấu do khách hàng vay vốn tại BIDV Bắc Ninh năm 2017

STT Chỉ tiêu Công ty TNHH n = 50 Công ty cổ phần n = 50 Hộ tư nhân n = 50 Số lượng cấu Số

lượng Cơ cấu

Số lượng cấu 1 Cố ý không trả nợ 0 - 0 - 0 - 2 Không trả được nợ: - Do sử dụng vốn sai mục đích 20 40 5 10 30 60

- Kinh doanh thua lỗ 20 40 25 50 15 30 - Năng lực quản lý kém 10 20 20 40 5 10

Tổng 50 100 50 100 50 100

(Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát khách hàng do tác giả thực hiện)

Trong thời gian vừa qua diễn biến của thị trường vô cùng phức tạp và khó lường, chịu sức ép từ thị trường, BIDV Bắc Ninh đã luôn chủ động cử cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp cũng như tâm tư nguyện vọng của khách hàng, tránh tình trạng làm liều vượt tầm kiểm soát của khách hàng. Những năm vừa qua tại BIDV Bắc Ninh cũng đã để xảy ra tình trạng khách hàng vay vốn đã sử dụng vốn vay sai mục đích, nhưng phần lớn xảy ra ở các công ty xây dựng khi nguồn tiền của các công trình về đã không được sử dụng vào việc thi công các công trình mà đem tiền đi mua bất động sản, khi thị trường bất động sản bị xuống giá, thậm chí đóng băng đã xảy ra tình trạng quá hạn, chuyển nợ xấu. Do vậy cán bộ tín dụng của BIDV Bắc Ninh cần kiểm tra, kiểm soát dòng tiền về và theo dõi tiến độ thi công từng hạng mục các công trình của từng khách hàng để tránh xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.4. Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển việt nam - chi nhánh bắc ninh và Phát triển việt nam - chi nhánh bắc ninh

3.4.1. Lập kế hoạch cho vay và xác định mức nợ xấu mục tiêu

Mục tiêu quản lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2017 là từng bước lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, phấn đấu giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, tối thiểu trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (3%).

Chiến lược quản lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh là đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện khác nhau. Các hình thức đa dạng hóa các danh mục đầu tư bao gồm:

- Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực kinh tế. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các vùng có khả năng phát triển, ít rủi ro, tập trung phát triển quan hệ với các đối tác chiến lược, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện để xây dựng quan hệ cùng phát triển bền vững.

- Không dồn vốn đầu tư một hoặc một số khách hàng lớn. theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quán 50% vốn tự có của TCTD.

- Đa dang hóa sản phẩm tín dụng, đa dang hóa phương thức cấp tín dụng. - Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh, chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn, dư nợ nhà nước, tăng dần dư nợ có tài sản đảm bảo…

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng để có bộ chính sách ứng xử với khách hàng hợp lý theo định hướng thống nhất, phù hợp với quá

trình chuyển dịch, tái cơ cấu tín dụng, tái cơ cấu khách hàng của khối tín dụng. Điều này góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng tín dụng mới.

3.4.2. Thiết lập bộ máy quản lý nợ xấu và thực hiện quy trình quản lý tín dụng

3.4.2.1. Thiết lập bộ máy quản lý nợ xấu

Bám sát mô hình tổ chức hoạt động theo dự án hiện đại hóa của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kể từ ngày 01/01/2008. BIDV Bắc Ninh đã xây dựng lại khối tín dụng việc cấp tín dụng được tách bạch tương đối các khâu đề xuất, thẩm định xét duyệt khoản vay và giải ngân. Mặt khác hội đồng tín dụng được thành lập với ý nghĩa khác, trước đây hội dồng tín dụng chỉ là một bộ phận tư vấn cho Giám đốc Chi nhánh thì nay hội đồng tín dụng là đưa ra quyết định cuối cùng về cấp tín dụng.

Do hoạt động theo mô hình mới, Phòng kiểm tra nội bộ không được thành lập ở các Chi nhánh, mà được thành lập 3 phòng kiểm tra nội bộ hoạt động độc lập ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Do không có phòng ban chuyên trách cho nên Phòng quản lý rủi ro đảm nhận thêm chức năng đầu mối, kiểm tra giám sát các mặt hoạt động của Chi nhánh. Hỗ trợ bộ phận kiểm tra nội bộ của BIDV TW trong quá trình kiểm tra giám sát. Với sự đổi mới bộ máy như vậy cũng giúp cho BIDV hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu thấp nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng.

3.4.2.2. Thực hiện quy trình quản lý tín dụng

Dựa trên các chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Bắc Ninh đã xây dựng một chính sách tín dụng cụ thể bao gồm các yếu tố chính: đối tượng cho vay, nguyên tắc cho vay, các điều kiện để Ngân hàng xét duyệt việc cấp tín dụng hay không, mức cho vay, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn thu hồi vốn, mức lãi suất và các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay. Với chính sách này đã giúp cho BIDV Bắc Ninh đạt được những kết quả nhất định và đặc biệt hiệu quả an toàn về vốn cao.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp Ngân hàng trong việc kiểm soát danh mục cho vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp Ngân hàng trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Trên cơ sơ đó, BIDV đưa ra được các biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Với những biện pháp được thực hiện trong năm giai đoạn 3 năm (2015 - 2017), nợ xấu của BIDV Bắc Ninh theo thông lệ quốc tế đã giảm đáng kể, cụ thể như sau:

Bảng 3.12: Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: tỷ lệ % Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Theo điều 6 QĐ 493 3,2% 1,98% 0 Theo điều 7 QĐ 493 9,6% 3,0% 0,8%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017)

Kiểm tra, giám sát và phát hiện rủi ro sau khi cho vay được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các bộ phận tham gia vào công tác tín dụng và được đánh giá là không kém quan trọng so với thẩm định một khoản vay. Để tránh rủi ro, BIDV Bắc Ninh đã thường xuyên thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thời gian kiểm tra: đối với tất cả các khoản vay được kiểm tra định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 69)