Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Bắc Ninh

Ngày 26/4/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam được thành lập. Trải qua hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành với hai lần đổi tên, bổ sung chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I, và đặc biệt Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 năm qua của BIDV.

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh (BIDV Bắc Ninh) được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, được tách ra từ Ngân hàng ĐT&PT Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là một chi nhánh mới được thành lập đến năm 2016, sau 20 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, BIDV Bắc Ninh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

3.1.2. Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh gồm có: - Ban lãnh đạo.

- Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp. - Phòng giao dịch khách hàng cá nhân.

- Phòng tài chính kế toán. - Phòng kế hoạch tổng hợp. - Phòng KH doanh nghiệp. - Phòng KH cá nhân. - Phòng quản trị tín dụng. - Phòng Quản lý Rủi ro. - Phòng Tổ chức hành chính.

- Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ

- 10 phòng giao dịch là Quế Võ, Tiên Sơn, Gia Bình, Thuận Thành, Yên Phong, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Ngô Gia Tự, Tiên Du.

Tổng số lao động tại Chi nhánh là 164, trong đó có 25 thạc sỹ, 118 cử nhân, 13 cao đẳng, 8 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 30. Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là CNTT phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. Tuy vậy, do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại.

.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh)

Ban Giám đốc Phòng KH doanh nghiệp Phòng KH cá nhân Phòng tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý rủi ro Phòng giao dịch khách hàng DN CN Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý và dịch vụ Kho quỹ 10 Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch KCN Quế Võ Phòng Giao dịch KCN Tiên Sơn Phòng Giao dịch Gia Bình Phòng Giao dịch Thuận Thành Phòng Giao dịch KCN Yên Phong Phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo Phòng Giao dịch Lý Thường Kiệt Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự Phòng Giao dịch Nguyễn Trãi Phòng Giao dịch Tiên Du

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh

3.1.3.1. Huy động vốn

Với tư cách là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh đã đưa ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để huy động vốn đạt kết quả cao.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1996 100 2.354 100 2.841 100

1. Theo thời gian

- Ngắn hạn 1.296 65 1.750 74 2160 76

- Trung dài hạn 700 35 604 26 681 24

2. Theo loại tiền

- Nội tệ 1.855 93 1.989 84 2330 82 - Ngoại tệ 141 7 365 16 511 18 3. Theo thành phần kinh tế (TPKT) - TG các TCKT 320 16 429 18 628 22 - TG dân cư 1.676 84 1.925 82 2213 78 Tốc độ tăng trưởng qua các năm 32 18 21

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017)

Số liệu ở Bảng trên cho thấy, tình hình huy động vốn của BIDV Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng cao và đều. Nguồn vốn huy động năm 2015 đạt tới 32%, có sự bứt phá tốt với dư huy động vốn tuyệt đối lên tới 1996 tỷ đồng, tăng 484 tỷ so với năm 2014; sang năm 2016 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm hơn so với tốc độ tăng năm trước còn là 18% nhưng số dư tuyệt đối vẫn tăng

358 tỷ đồng; đến năm 2017 tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc với dư huy động vốn tuyệt đối đạt 2.841 tỷ đồng, tăng 487 tỷ đồng so với năm 2016 và có tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước là 21%.

- Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 82%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trong tỉnh.

- Xét theo thời gian: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo các kỳ hạn nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017 có xu hướng dịch chuyển dần sang các kỳ hạn ngắn, dưới 12 tháng là chủ yếu. Tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn năm 2015 chỉ đạt 65% nhưng đến cuối năm 2017 đã chiếm tới 76% trong tổng huy động vốn của BIDV Bắc Ninh.

- Xét theo Thành phần kinh tế: Nguồn vốn chủ yếu huy động từ dân cư với tốc độ ngày càng tăng. Năm 2017 nguồn vốn dân cư là 2.213 tỷ đồng tăng 537 tỷ so với năm 2015, một con số khá ấn tượng. So với các ngân hàng trên địa bàn BIDV Bắc Ninh luôn dẫn đầu về tỷ lệ huy động vốn từ dân cư. Điều này xuất phát từ việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai và tình hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển. Đây là nguồn vốn có tính ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả cao nhất.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn rất chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong những năm qua, BIDV Bắc Ninh luôn coi trọng công tác này, với phương châm: “An toàn - Hiệu quả - Bền vững”.

Chính vì thế, công tác cho vay vốn tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao cả về chất lẫn về lượng (số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng hiện nay là 5.300 khách hàng), đảm bảo an toàn và hiệu quả. Điều này được thể hiện qua Bảng 3.2:

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Phân theo thời gian 1.300 100 1.765 100 2.440 100

Dư nợ cho vay ngắn hạn 851 65 1.200 68 1.810 74 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 449 35 565 32 630 26

2. Phân theo ngành kinh tế

Dư nợ cho vay TCT 90 - 91 206 16 179 10 153 6 Dư nợ cho vay thi công xây lắp 227 17 71 4 62 3 Dư nợ cho vay ngành dệt may 57 4 100 6 120 3 Dư nợ cho vay ngành thép, VLXD 104 8 220 12 250 12 DNCV thương nghiệp, DV, khác 706 54 1195 68 1.855 76

3. Phân theo hình thức TSĐB

Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo 1.132 87 1.589 90 2.245 92 Dư nợ cho vay không có TS 168 13 176 10 195 8

4. Phân theo TPKT

Dư nợ cho vay DNNN 209 16 82 5 0 0

Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 1091 84 1.683 95 2.440 100

Tổng dư nợ 1.300 1.765 2.440

Tốc độ tăng so với năm trước 30,5 35,7 38,2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017)

Qua số liệu ở Bảng 3.2, dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh tăng trưởng cao và khá ổn định, cụ thể năm 2015 tăng 30,5% và đến cuối năm 2017 tăng 38,2%. Mức tăng trưởng cao và ổn định này đã phản ánh

nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn tương đối lớn, mặt khác điều này cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân Chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng. Phân tích cơ cấu tín dụng cho thấy:

- Xét thời thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu, tỷ trọng luôn ở mức từ 65% đến 74% tổng dư nợ tín dụng.

- Xét theo cơ cấu theo phần kinh tế: Dư nợ của doanh nghiệp nhà nước đã giảm cả số tuyệt đối và số tương đối. Trong khi đó dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng (Năm 2014 chiếm 84%; năm 2016 chiếm 95%; năm 2017 chiếm 100% tổng dư nợ).

- Xét theo hình tức TSĐB: Dư nợ không có tài sản đảm bảo đã giảm cả số tuyệt đối và tỷ trọng, trong khi đó dư nợ có tài sản đảm bảo tăng dần theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước.

- Xét theo cơ cấu các ngành kinh tế: Ta thấy Dư nợ cho vay các Tổng công ty 90 - 91, cho vay thi công xây lắp, ngành thép và vật liệu xây dựng đều giảm xuống cả về mức tuyệt đối lẫn tỷ trọng; trong khi đó, cho vay ngành thương nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ngày càng tăng lên. Nếu như những năm trước cho vay các loại hình thương nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 54% tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh, đến năm 2017, tỷ trọng đã chiếm tới 76% tổng dư nợ.

3.1.3.3. Các hoạt động khác

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay, ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh đã từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào phục vụ cho hoạt động của mình để đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế.

Các loại hình dịch vụ chủ yếu như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ngân hàng, L/C, thẻ, kiểm đếm tiền mặt tại nhiều Công ty có 100% vốn nước ngoài đã được Chi nhánh thực hiện có hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận hàng năm đối với NH và đã tạo nhiều tiện

ích, lòng tin của khách hàng. Cụ thể, năm 2017 BIDV Bắc Ninh đã đạt được các kết quả khả quan với tổng thu dịch vụ đạt 20.080 triệu đồng:

(i) Dịch vụ thanh toán trong nước đạt 8.840 triệu đồng. (ii) Dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 2.140 triệu đồng. (iii) Dịch vụ bảo lãnh đạt 4.600 triệu đồng.

(iv) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt 2.000 triệu đồng. (v) Dịch vụ thẻ đạt 1.730 triệu đồng

(vi) Dịch vụ ngân quỹ đạt 450 triệu đồng. (vii) Dịch vụ khác đạt 320 triệu đồng.

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh từ năm 2015 - 2017

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh hoạt động kinh doanh luôn kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và với ngân hàng cấp trên, đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên theo quy định của NH TMCP ĐT& PT Việt Nam. Có thể thấy điều này qua Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tổng thu nhập 131,79 213,9 233,93

Thu từ lãi cho vay 122,19 92,7 198,4 92,7 213 91 Thu phí lãi + TN từ bán vốn 4,6 3,5 8,3 3,9 16,13 6,9

Thu nhập khác 5 3,8 7,3 3,4 4,8 2,1

Tổng chi phí 96,79 164,1 175,23

Chi phí trả lãi 87,6 90,5 154,2 93,67 161,1 91,9 Chi phí phi lãi 0,56 0,6 0,1 0,06 0,13 0,07 Chi phí hoạt động 8,63 8,9 9,8 6.27 14 8,03

Trích dự phòng rủi ro 20,09 11,96 3,6

Lợi nhuận trước thuế 14,91 37,84 55,1

Từ số liệu trên cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2015 tăng 36,9%, năm 2016 tăng mạnh lên tới gấp hơn 2,5lần, năm 2017 tăng 145,6%.

Đi sâu phân tích các kết quả kinh doanh tại BIDV Bắc Ninh:

- Về thu nhập: Tổng thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là thu từ lãi cho vay. Thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của BIDV Bắc Ninh. Nguồn thu bất thường là các khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Nguồn vốn phi lãi và thu từ hoạt động bán vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập song liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

- Về chi phí: Tổng chi có tăng lên nhưng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí hoạt động tăng theo tiến độ tăng quy mô hoạt động. Khoản chi giảm nhiều nhất là khoản trích lập dự phòng rủi ro. Đạt được điều đó là do BIDV Bắc Ninh đã làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro, đã giúp giảm được các khoản chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.

3.2. Tình hình nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh triển Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh

3.2.1. Tổng dư nợ và nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự đa dạng của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, quyết định 297/1999/QĐ -NHNN5 và quyết định 488/2000/QĐ -NHNN5 về trích lập dự phòng rủi ro như hai chiếc áo quá chật và lỗi mốt. Để phù hợp với tình hình quản lý cũng như hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao an toàn trong hoạt động ngân hàng thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, quyết định 493/2005/QĐ - NHNN đã ra đời, thay đổi về chất việc đánh giá, phân loại nợ tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Vì thế luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu công

tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh từ khi có quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và sau này là thông tư 02/2013/TT - NHNN.

Dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Ninh tăng trưởng cao và khá ổn định. Trong thời kỳ này BIDV Bắc Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực: tiếp thị, quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, định hướng đúng thị trường. Tuy quy mô dư nợ tăng nhanh nhưng trong thời gian này BIDV Bắc Ninh cũng khá thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với khoản vay. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh từ năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1.Tổng dư nợ 1.300 1.765 2.440

2. Nợ xấu 124,8 53,2 19,5

Nợ dưới tiêu chuẩn 88,6 38,8 19

Nợ nghi ngờ 4,7 2,2 1,5

Nợ có khả năng mất vốn 31,5 12,2 0

3.Nợ xấu/ Tổng dư nợ 9,6% 3% 0,8%

4. Trích lập DPRR 33,09 11,96 3,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả xử lý nợ xấu của BIDV Bắc Ninh các năm 2015 - 2017)

Do chủ động trong việc đánh giá phân loại nợ để có cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng tín dụng, phòng ngừa nợ xấu, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54)