Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng công trình giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng công trình giao

thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được UBND thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn (phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, phòng Quản lý đô thị thành phố, Thanh tra thành phố) thực hiện hàng năm theo đúng quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

* Đối với cấp huyện: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quản lý hệ

thống đường GTNT trên địa bàn.

- Công tác quy hoạch: Kiểm tra việc công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch.

- Đối với công tác tổ chức xây dựng đường GTNT:

+ Việc kiểm tra được thực hiện ngay từ bước chuẩn bị đầu tư: Các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường GTNT chỉ được chấp thuận đầu tư khi tuyến đường có trong quy hoạch được phê duyệt. Ở bước thiết kế, các nội dung thiết kế được kiểm tra, thẩm định và phải phù hợp với các nội dung chỉ tiêu kỹ thuật đường được quy hoạch, như: Cấp đường, chiều rộng mặt cắt ngang nền, mặt đường...

công phải tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy mô thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và thi công.

Về việc kiểm tra chất lượng thi công được Phòng Quản lý đô thị thành phố tiến hành theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở quy hoạch GTNT và hồ sơ thiết kế của từng công trình.

+ Sau khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào sử dụng: công tác kiểm tra được thực hiện thông qua quá trình nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác, sử dụng bảo trì.

- Đối với công tác quản lý khai thác, sử dụng và bảo trì: Kiểm tra việc thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đường bộ của các đơn vị trực tiếp quản lý đường như: Phòng Quản lý đô thị thành phố, phòng Kinh tế thành phố, UBND các xã trên địa bàn thành phố.

- Kiểm tra việc thực hiện quản lý theo thẩm quyền được phân cấp.

* Đối với cấp xã: Tổ chức rà soát việc thực hiện quy hoạch phát triển

GTNT trên địa bàn xã. Tổ chức lập thiết kế xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường theo đúng quy hoạch được phê duyệt, tự tổ chức kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn xã.

Năng lực quản lý GTNT của cấp xã còn yếu, chưa xây dựng được hệ thống số liệu chính xác phục vụ cho công tác quản lý, như: thiếu số liệu hiện trạng GTNT, bản đồ hiện trạng hệ thống GTNT.

Tuy nhiên công tác thanh tra, giám sát được thực hiện chồng chéo, kém hiệu quả; Hiệu lực của các văn bản giám sát không cao và đặc biệt là thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn mang tính hình thức, nhắc nhở… Một số dự án được thanh tra, kiểm tra, giám sát nhưng chỉ trên hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan mà chưa đi sâu vào đánh giá chủ trương và hiệu quả đầu tư, chất lượng công tác thiết kế, lập tổng dự toán, thẩm định thiết kế tổng dự toán, việc sử dụng vật tư vào công trình, khối lượng thực tế thi công các công trình và chất lượng công trình, nên kết quả chỉ ở mức độ nhất định.

3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

3.3.1. Các yếu tố khách quan

3.3.1.1. Các yếu tố rủi ro trong quản lý dự án

Đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế…

Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện tự nhiên. Thái Nguyên là địa phương ít chịu thiệt hại do thiên tai như các địa phương khác trong khu vực, tuy nhiên là tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi do đó cũng chịu nhiều ảnh hưởng của vùng khí hậu nó ẩm, mưa nhiều. Địa hình không bằng phẳng, có nhiều độ dốc khác nhau, nền đất không ổn định do đó việc thi công và bảo trì các công trình giao thông gặp nhiều khó khăn, nhất là điều kiện thi công vào mùa mưa lũ. Một số công trình trong thời gian thi công đã phải chịu thiệt hại do mưa lũ. Điển hình là công trình thi công đường liên xóm xã Phúc Trìu đã bị sạt lở hơn 30 mét đường vừa thi công xong. Một số dự án chậm tiến độ do điều kiện tự nhiên gây ra làm ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng và thiệt hại về kinh tế cho cả địa phương và doanh nghiệp.

Các yếu tố khách quan này có thể xảy ra đối với các địa phương vì vậy phải tính toán, lường trước các rủi ro để giảm các thiệt hại xảy ra.

Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT Thành phố Thái Nguyên được tổng hợp trên Bảng 3.11 như sau: (Theo thang đo gồm 5 bậc: Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 3: Không rõ (không có ý kiến); Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý)

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án xây dựng

công trình GTNT 1 2 3 4 5 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Mức độ dự tính các rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của địa phương không lớn

- - 16 37,2 2 4,6 12 27,9 13 30,3

2. Mức độ rủi ro thực tế xẩy ra do thiên tai gây ra đối với các dự án xây dựng công trình GTNT của địa phương không nhiều

13 30,2 22 51,2 3 7,0 3 7,0 2 4,6

3. Mức độ rủi ro thực tế xẩy ra do môi trường kinh tế gây ra đối với các dự án xây dựng công trình GTNT của địa phương không lớn

3 7,0 10 23,2 3 7,0 18 41,8 9 21

4. Mức độ khắc phục rủi ro xẩy ra đối với các dự án xây dựng công trình GTNT của địa phương rất tốt

1 2,3 12 28,0 2 4,6 21 48,8 7 16,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả đánh giá chung về mức độ rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT của Thành phố cho thấy hơn 50% ý kiến cho rằng việc thực hiện các dự án đều gặp rủi ro. Có 81,4% ý kiến đánh giá các dự án gặp nhiều rủi ro bởi yếu tố môi trường tự nhiên. Chỉ có 30% ý kiến cho rằng rủi ro thực tế do môi trường kinh tế gây ra. Có 65% ý kiến đánh giá địa phương đã khắc phục tốt yếu tố rủi ro đã xẩy ra.

3.3.1.2. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý NSNN trong đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn

Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh. Cơ chế quản lý là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình xây dựng. Cơ chế quản lý càng đơn giản, không chồng chéo thì các địa phương dễ áp dụng, triển khai thực hiện dự án thuận lợi, hiệu quả theo đúng quy định.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng ban hành Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền thực hiện quản lý dự án đầu tư đối với các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Thành phố sử dụng các nguồn vốn cụ thể.

Đối với cơ chế hỗ trợ ngân sách nhà nước: UBND thành phố Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 5444/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 về việc Ban hành Quy định về cơ chế sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đối với các công trình giao thông nông thôn, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn thiết kế, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định dự toán, quyết toán công trình và hỗ trợ 70% chi phí xây dựng công trình; các chi phí còn lại UBND xã huy động từ sự đóng góp của các tổ chức và nhân dân trên địa bàn để xây dựng công,... Thực hiện Quyết định số 5444/QĐ-UBND, UBND thành phố giao cho UBND các xã vận động nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng.

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được các xã thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT- BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn, được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện.

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự toán, thiết kế bản vẽ thi công đơn giản theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên quy định tại Hướng dẫn số 1478/SGTVT-QLĐTXD ngày 10/10/2012 hoặc thuê

tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình thẩm định và phê duyệt.

Do chính sách và cơ chế hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên việc thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông nhìn chung cũng thuận lợi, ít gặp phải phản ứng gay gắt của người dân. Công tác tuyên truyền vận động tốt do đó người dân thấy được lợi ích mà mình được thụ hưởng nên tinh thần ủng hộ thực hiện các dự án rất cao. Nhiều hộ đã tình nguyện hiến đất và các tài sản khác cho dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn.

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn

Mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý 1 2 3 4 5 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN đã đáp ứng được yêu cầu thực tế

1 2,3 5 11,6 2 4,6 22 51,3 13 30,2

2. Các cơ chế, chính sách của địa phương về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN đã đáp ứng được yêu cầu thực tế

1 2,3 3 7,0 2 4,6 18 41,8 19 44,3

3. Mức độ chồng chéo của các cơ chế, chính sách trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của Nhà nước và địa phương rất ít

3 7,0 6 14,0 3 7,0 18 41,8 13 30,2

4. Hiệu quả của cơ chế, chính sách về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của địa phương cao

1 2,3 8 18,6 2 4,6 21 48,8 11 25,7

Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn tại Bảng 3.12 cho thấy:

Có 81,4% ý kiến đánh giá các cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Có 86% ý kiến đánh giá các cơ chế, chính sách của địa phương đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chỉ có 21% ý kiến cho rằng vẫn có sự chồng chéo giữa các cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN. 74,4% ý kiến đánh giá các cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương đã đạt được hiệu quả mong muốn.

3.3.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, do đó về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội luôn dẫn đầu các địa phương của tỉnh Thái Nguyên về mọi mặt. Nguồn thu ngân sách cao, thuận lợi và chủ động hơn khi thực hiện các khoản chi. Đời sống của người dân cao hơn các địa phương khác do thu nhập của họ cao hơn, thường xuyên và ổn định hơn. Nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng tại Thành phố Thái Nguyên đã nhận được sự đóng góp của người dân về đất xây dựng các công trình và các nguồn lực khác. Là đô thị loại I, vì vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của Thành phố cũng đã cơ bản được hoàn thành trong những giai đoạn trước đây. Do đó, có thể nói yếu tố kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên đối với việc thực hiện dự án cũng như quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn ở Thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi hơn những địa phương khác trong tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.13. Đánh giá ảnh hưởng về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đối với quản lý các dự án xây dựng công trình

giao thông nông thôn

Mức độ về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đối với quản lý các dự án xây dựng công trình GTNT 1 2 3 4 5 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất thuận lợi cho việc quản lý dự án xây dựng công trình GTNT

1 2,3 3 7,0 3 7,0 20 46,5 16 37,2

2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất thuận lợi việc thực hiện các dự án xây dựng công trình GTNT

- - 3 7,0 3 7,0 19 44,2 18 46,6

3. Nguồn ngân sách của địa phương chủ động cung cấp được cho thực hiện các dự án xây dựng công trình GTNT

- 4 9,3 3 7,0 20 46,5 16 37,2

4. Người dân tích cực tham gia và đóng góp cho các dự án xây dựng công trình GTNT

3 7,0 5 11,6 2 4,6 21 48,8 12 28

5. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án xây dựng công trình GTNT

2 4,6 3 7,0 3 7,0 17 34,8 18 46,6

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)

Đánh giá về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đối với quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn theo số liệu ở Bảng 3.13 cho thấy: Có 83,7% ý kiến đánh giá điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất thuận lợi cho việc quản lý dự án xây dựng công trình GTNT. Có 86% đánh giá điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 78 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)