5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư xây dựng công trình
giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thành phố Thái Nguyên quan tâm chú trọng. Thành phố đã chỉ đạo các xã lập quy hoạch theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT- BTN&MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và được công bố rộng rãi tới các thôn. Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện; hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy định được duyệt. Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đến ngày 30/7/2012, 8/8 xã của thành phố đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới và đến nay thành phố có 11/11 xã đã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới (năm 2017, 04 xã điều chỉnh địa giới hành chính về thành phố Thái Nguyên và 01 xã Đồng Bẩm lên phường). UBND các xã là chủ đầu tư thực hiện các đồ án quy hoạch, thông qua HĐND cấp xã, trình UBND thành phố Thái Nguyên phê duyệt và tổ chức công bố, công khai quy hoạch, cắm mốc quy hoạch theo quy định.
Tổng ngân sách nhà nước chi cho công tác quy hoạch nông thôn mới thành phố Thái Nguyên là 1.073,3 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 1.057,2 triệu đồng; ngân sách tỉnh 16,1 triệu đồng. [11]
Nhìn chung các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài trên địa bàn xã.
Việc các đồ án quy hoạch đạt chất lượng chưa tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân như trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn rất ít kinh nghiệm và chưa có sự đồng nhất về quan niệm trong thực tế triển khai đối với các tổ chức tư vấn và cả xã hội. Sự thiếu hụt liên kết vùng trong các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Ví dụ như công tác xây dựng 02 đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Tân Cương và quy hoạch phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên trong quy hoạch nông thôn mới xã Tân Cương chưa tập trung phát triển hạ tầng giao thông vào khu vực vùng sản xuất chè dẫn đền đầu tư chưa tập trung, đồng bộ, dàn trải.
Kế hoạch cứng hoá các loại đường
UBND các xã xây dựng kế hoạch cứng hoá các loại đường hàng năm, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết đinh. Theo kế hoạch, số km đường giao thông nông thôn thực hiện cứng hoá giai đoạn 2015 - 2017 như sau:
Bảng 3.3. Kế hoạch cứng hoá các loại đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 STT Loại đường Kế hoạch cứng hoá (m) So sánh (%) Tổng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Tổng cộng 45.829 9.570 13.836 22.423 144,6 162,1
1 Đường liên xã 8.985 2.066 2.724 4.195 131,8 154 2 Đường liên thôn 9.717 2.930 3.263 3.524 111,4 108 3 Đường liên xóm 20.867 4.011 6.598 10.258 164,5 155,5 4 Đường nội đồng 6.260 563 1.251 4.446 222,2 355,4
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố)
Trong 3 năm 2015 - 2017, thành phố đã chỉ đạo các xã xây dựng cứng hoá 45,8km đường giao thông nông thôn. Kế hoạch cứng hoá bao gồm đầu tư mới đường bê tông, cải tạo, tu sửa đường đã xuống cấp. Kế hoạch cứng hoá tăng theo các năm góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn các xã, đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.