Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao

nông thôn

Giao thông nông thôn muốn phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là vấn đề then chốt. Hiện nay, việc nhanh chóng phổ cập tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa nông thôn.

Các phương tiện thiết bị xây dựng rất lạc hậu là một lý do làm cho các tuyến đường nông thôn nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình xuống thấp,…

Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tai chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý, tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

Huy động các đơn vị, các chuyên gia thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu công trình đã có trong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

4.3. Kiến nghị, đề xuất

4.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành

- Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành tiếp tục cân đối, huy động các nguồn vốn lớn hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; ban hành các văn bản pháp lý về thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và giao thông nông thôn nói riêng; có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào hạ tầng, sản xuất vật liệu, dịch vụ vận tải ở nông thôn.

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên

- Xem xét, thay thế Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 13/9/2012 về Ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để phù hợp với quy định mới của Chính phủ và thực tế hiện nay ở các địa phương.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, chuyên môn cho đối với cấp huyện, cấp xã.

- Ban hành quy định về phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập đối với đường thôn, xóm, đường trục chính nội đồng.

KẾT LUẬN

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương. Xây dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 26 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng nông thôn mới chính là một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi nhằm chủ động tham gia, tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Việc quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo huy động và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực trong việc duy trì và phát triển hệ thống giao thông nông thôn, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của xã hội, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ.

Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn, những quan điểm về quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông khu vực nông thôn, đã làm rõ vai trò của cơ sở hạ tầng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là tầm quan trọng việc thúc đẩy quá trình phát triển về mặt tổ chức không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần giải quyết lao động và việc làm cho xã hội và cộng đồng dân cư.

Luận văn đã đi sau đánh giá được thực trạng quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn của các cấp quản lý theo phân cấp tại thành phố Thái Nguyên. Chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đó, đồng thời đưa ra các nhu cầu to lớn và các vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn trong thời gian tới.

Luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như cần phải rà soát cập nhật quy hoạch phát triển giao thông nông thôn; phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, ngân sách thành phố, ngoài ra sẽ tích cực huy động từ người dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất; tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ, nhân rộng mô hình nhà nước hỗ trợ vật tư, vật liệu, nhân dân đóng góp công sức; sử dụng tư vấn giám sát cộng đồng.

Công tác quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn cần được chú trọng. Trước hết, phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường nông thôn.

Áp dụng tiến bộ khoa học: Trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp do vậy không thể không áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong công tác xây dựng cũng như bảo trì giao thông nông thôn. Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, mạnh dạn đưa các vật liệu thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường, giá thành hợp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới hóa để đảm bảo chất lượng công trình.

Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn cần đặc biệt chú trọng; chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự

án đã hoàn thành đưa vào khai thác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn cho các cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật.

Luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho giải pháp thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý, góp phần chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn, để công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, dự án đầu tư có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Ái (2012), Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định”, Đại học Đà Nẵng. 2. Bộ Giao thông vận tải (2010), Báo cáo Chiến lược quốc gia về giao

thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên, Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên năm 2015, 2016, 2017.

4. Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025.

5. Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên, Báo cáo công tác hàng năm 2015, 2016, 2017.

6. Nguyễn Như Phong (2009), Quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phòng Quản lý đô thị thành phố Thành phố Thái Nguyên, Báo cáo Tổng kết công tác XDCB hàng năm 2015, 2016, 2017.

8. Quyết định của Bộ Giao thông vận tải số 101/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

9. Quyết định của Bộ Giao thông vận tải số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

10. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

11. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Thái Nguyên, Báo cáo Tổng kết công tác XDCB hàng năm 2015, 2016, 2017.

12. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Thái Nguyên, Báo cáo Quyết toán ngân sách hàng năm 2015, 2016, 2017.

13. Trịnh Quốc Thắng (2007), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB xây dựng, Hà Nội.

14. Vũ Đình Thắng- Hoàng Văn Định (2009), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

18. Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng giai đoạn thi công xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội.

19. Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên hàng năm 2015, 2016, 2017.

20. UBND Thành phố Thái Nguyên (2016), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.

21. Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo về tình hình quản lý, đầu tư công trình giao thông trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

22. Uỷ ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Báo cáo về tình hình xây dựng nông thôn mới Thành phố Thái Nguyên.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Đánh giá công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Mục đích của phiếu điều tra: Nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa phương.

Việc thu thập thông tin phục vụ cho đề tài luận văn thạc sĩ không sử dụng vào bất kỳ việc nào khác. Xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của ông/bà.

Phần I. Thông tin cá nhân

- Họ và tên:………...

- Giới tính:………Năm sinh………..

- Trình độ chuyên môn: (Khoanh tròn vào trình độ tương ứng)

1. Trung cấp 3. Đại học 5. Tiến sỹ

2. Cao đẳng 4. Thạc sỹ 6. Trình độ khác

- Nghề nghiệp:………

- Chức vụ:………..

- Đơn vị công tác:………..

Phần II: Kết quả đánh giá

Xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên và đánh dấu (x hoặc v) vào ô tương ứng theo mức độ hài lòng như sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5.Hoàn toàn đồng ý

I. Đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng công trình GTNN bằng vốn NSNN

Mức độ hợp lý của các chính sách và cơ chế quản lý 1 2 3 4 5

1. Các cơ chế, chính sách về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của Nhà nước đã đáp ứng được yêu cầu thực tế ở mức độ nào?

    

2. Các cơ chế, chính sách về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của địa phương đã đáp ứng được yêu cầu thực tế ở mức độ nào?

    

3. Mức độ chồng chéo của các cơ chế, chính sách trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của Nhà nước và địa phương như thế nào?

    

4. Hiệu quả của cơ chế, chính sách về quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của địa phương như thế nào?

Mức độ về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

đối với quản lý các dự án xây dựng công trình GTNT 1 2 3 4 5

1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất thuận lợi cho việc quản lý dự án xây dựng công trình GTNT

    

2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất thuận lợi việc thực hiện các dự án xây dựng công trình GTNT

    

3. Nguồn ngân sách của địa phương chủ động cung cấp

được cho thực hiện các dự án xây dựng công trình GTNT      4. Người dân tích cực tham gia và đóng gọp cho các dự     

án xây dựng công trình GTNT

5. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án xây dựng công trình GTNT

    

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong quản lý dự án

xây dựng công trình GTNT 1 2 3 4 5

1. Mức độ dự tính các rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình GTNT bằng nguồn vốn NSNN của địa phương như thế nào?

    

2. Mức độ rủi ro thực tế xẩy ra do thiên tai gây ra đối với các dự án xây dựng công trình GTNT của địa phương như thế nào?

    

3. Mức độ rủi ro thực tế xẩy ra do môi trường kinh tế gây ra đối với các dự án xây dựng công trình GTNT của địa phương như thế nào?

    

4. Mức độ khắc phục rủi ro xẩy ra đối với các dự án xây

dựng công trình GTNT của địa phương như thế nào?     

Ảnh hưởng của tổ chức bộ máy quản lý đến các dự án

xây dựng công trình GTNT 1 2 3 4 5

1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng công trình GTNT đã phù hợp với yêu cầu quản lý

    

2. Quy trình quản lý được thiết kế rõ ràng, khoa học      3. Việc phân cấp quản lý được thực hiện hợp lý và khách

quan     

4. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng công trình GTNT của Thành phố đã đạt mức độ nào?

Đánh giá về năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản dự án

1 2 3 4 5

1. Đánh giá về năng lực quản lý của người lãnh đạo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)