Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu.

Thông tin sẽ được trình bày dưới dạng các bảng số liệu, các đồ thị, biểu đồ để người sử dụng dễ dàng tiếp cận và phân tích thông tin.

* Phương pháp đối chiếu: Đánh giá được thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó có đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

* Phương pháp hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng theo các tiêu thức, góc độ khác nhau.

* Phương pháp chuyên gia: Giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đầu tư dự án về giao thông nông thôn...

* Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học Exel để xây dựng bảng biểu và xử lý số liệu thu thập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống

nhau nào đó, nhằm diễn tả một các đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau; so sánh giữa số vốn đầu tư thực tế với số kế hoạch.

Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về kết quả của công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Mô tả quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho các công trình giao thông nông thôn từ khi quy hoạch đến thẩm định, thực hiện dự án, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đến quyết toán dự án.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả thu được từ tổng hợp thông tin, số liệu đề tài xây dựng hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

a) Chỉ tiêu về kế hoạch đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn đầu tư

- Chỉ tiêu kế hoạch về số km đường được bê tông hóa, cứng hóa, nâng cấp, sửa chữa

b) Chỉ tiêu về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.

- Nguồn vốn Ngân sách địa phương quản lý đưa vào cân đối. - Số công trình bố trí kế hoạch.

- Số công trình quyết toán

- Số công trình hoàn thành chưa quyết toán. - Số công trình chuyển tiếp.

- Số công trình được ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư.

c) Chỉ tiêu về thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tổng số dự án thẩm định - Kết quả thẩm định

- Tổng mức đầu tư

- Tổng mức đầu tư được duyệt - Mức cắt giảm

- Tỷ lệ cắt giảm

d) Chỉ tiêu về quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thành phố:

+ Số kinh phí dự án chủ đầu tư đề nghị.

+ Số kinh phí Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán.

- Tình hình thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình giao thông nông thôn thuộc ngân sách Nhà nước:

+ Số lượng dự án.

+ Tổng mức đầu tư được phê duyệt. + Tổng dự toán.

+ Tổng giá trị kinh phí đề nghị quyết toán. + Tổng số kinh phí dự án qua thẩm tra.

+ Tổng số kinh phí được phê duyệt quyết toán. + Chênh lệch sau thẩm tra dự toán.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km², phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

3.1.1.2 Điều kiện địa hình

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.

Khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3.1.1.4. Về thủy văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.

3.1.1.5. Về tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất:

So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

b. Tài nguyên rừng:

Rừng ở thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

c. Tài nguyên khoáng sản:

Thành phố có 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

d. Nguồn nước

- Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước

trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 - 90% diện tích đất canh tác.

- Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

đ. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính trong đó có 21 phường và 11 xã với số dân trên 42 vạn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên năm 2015 - 2017

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Năm 16/15 Năm 17/16 1 Tốc độ tăng trưởng các ngành sản xuất % 14,57 15,5 15,74 106,4 101,5

2 Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp địa phương Tỷ.đ 6.750 6.300 6.150 93,3 97,6 3 Thu ngân sách nhà nước Tỷ.đ 1.075 1.321 2.759 122,9 208,9 4 Chi ngân sách nhà nước Tỷ.đ 1.253 1.366 2.939 109 215 5 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 30.750 31.128 42.223 101,2 135,6 6 Giá trị sản xuất trên 01 ha đất

trồng trọt (theo giá thực tế) Trđ/ha 105 108 115 102,9 106,5 7 Số lao động được tạo việc làm

tăng thêm

Lao

động 4.125 4.213 4.728 102,1 112,2

8 Giảm tỷ suất sinh thô ‰ 0,1 0,1 0,1 100 100

9 Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm % 1,38 1,83 1,68 + 0,45

- 0,15 10 Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo hàng năm % - 1,3 - 1,32 - 1,27 +

0,02 - 0,05

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, 2016, 2017 Thành phố Thái Nguyên)

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực và đang trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh cũng như vùng trung du miền núi phía Bắc. Kinh tế phát triển khá nhanh và bền vững, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đều hoàn thành và vượt mức so với kế hoạch, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; 100% các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2016, thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu được thể hiện trên bảng 3.1 (xem bảng 3.1).

3.1.2.2. Về phát triển dich vụ - thương mại, công nghiệp, nông, lâm nghiệp thủy sản

a. Dịch vụ, thương mại:

Các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn đạt mức tăng trưởng cao đa dạng phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, vận tải… phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã cung cấp đủ lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, giá các mặt hàng thiết yếu ổn định không biến động lớn, đảm bảo cung cầu và bình ổn thị trường; sức mua của người dân ngày càng tăng cao.

Bảng 3.2. Các cơ sở dịch vụ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

STT Cơ sở dịch vụ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Năm 2016/2015 Năm 2017/2016

1 Trung tâm thương mại 4 5 5 125 100

2 Siêu thị 19 21 23 110,5 109,5

3 Cửa hàng tự chọn 95 105 116 110,5 110,5

b. Sản xuất công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất ngành trồng trọt phát triển đạt hiệu quả, thành phố đã triển khai nhiều chương trình khuyến khích người dân tập trung đầu tư sản xuất, mở rộng mô hình trồng cây ăn quả, mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn... Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất hàng hoá cả về năng suất và chất lượng. Hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật và kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Đến hết năm 2017, diện tích lúa toàn thành phố là 4.765,58 ha, sản lượng đạt 34.428 tấn; diện tích ngô 1.210,93 ha, sản lượng đạt 7.795 tấn; diện tích khoai lang 254,95 ha, sản lượng đạt 1.668 tấn; diện tích rau 1.187,19 ha, sản lượng đạt 22.703 tấn; diện tích đỗ tương 72,16 ha, sản lượng đạt 114 tấn; diện tích cây lạc 157,68 ha, sản lượng đạt 258 tấn; diện tích chè 1.577 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 20.446 tấn (tương đương với 4.100 tấn chè búp khô).

Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố: Đàn trâu 4.133 con;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)