5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình
thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước
3.2.3.1. Phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước
Việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Quyết
định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
a. Chủ đầu tư:
Bảng 3.4: Số lượng cán bộ cấp xã có năng lực chuyên môn về quản lý dự án STT Trình độ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1 Sau đại học 1 1 2 100 200 2 Đại học 10 9 11 90 122 3 Cao đẳng 4 4 6 100 150 4 Trung cấp 2 4 4 200 100 TỔNG CỘNG 20 18 23 90 128 (Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố)
Do các công trình giao thông nông thôn có lồng ghép nguồn vốn đối ứng từ các tổ chức, nhân dân trên địa bàn xã và UBND xã vận động nhân dân hiến đất, tự giải phóng mặt bằng nên UBND thành phố Thái Nguyên giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư các công trình trên địa bàn xã. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra tại bảng 3.4 có thể thấy hiện nay cán bộ làm công tác quản lý về đầu tư xây dựng ở các xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm quản lý.
b. Cấp quyết định đầu tư:
Bảng 3.5: Phân cấp quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2017
STT Phân cấp số dự Tổng án Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 UBND thành phố Thái Nguyên
quyết định đầu tư 15 4 8 3
2 UBND cấp xã quyết định đầu tư 29 4 3 22
Tổng số 44 8 11 25
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố)
- UBND thành phố Thái Nguyên quyết định đầu tư đối với các công trình có tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên: 15 công trình, chiếm 34%.
- UBND cấp xã quyết định đầu tư đối với các công trình có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng: 29 công trình, chiếm 66%.
c. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
- Đối với các công trình do UBND thành phố Thái Nguyên quyết định đầu tư: Chủ đầu tư thuê tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình trình phòng Quản lý đô thị thành phố thẩm định. Phòng Quản lý đô thị thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư và phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt. Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác thẩm định tại phòng Quản lý đô thị là 5 cán bộ có trình độ chuyên môn, chuyên ngành về xây dựng theo quy định.
- Đối với các công trình do UBND cấp xã quyết định đầu tư: UBND xã giao Ban phát triển thôn lập dự toán đầu tư công trình theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên quy định tại Hướng dẫn số 1478/SGTVT-QLĐTXD ngày 10/10/2012 về việc áp dụng thiết kế
điển hình, quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng để xây dựng đường giao thông nông thôn liên thôn, xóm, giao thông nội đồng. Tổ thẩm định của xã tiến hành thẩm định dự toán do Ban phát triển thôn lập và trình UBND xã phê duyệt. Trường hợp không đủ năng lực thẩm định, UBND xã trình phòng Quản lý đô thị thành phố thẩm định và căn cứ thông báo kết quả thẩm định của phòng Quản lý đô thị, UBND xã phê duyệt dự toán xây dựng công trình.
d. Thẩm định, phê duyệt quyết toán công trình
- Các công trình giao thông nông thôn hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thẩm định. Hiện nay, số lượng cán bộ thẩm định quyết toán công trình tại phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố là 6 cán bộ có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm theo quy định.
+ Đối với các công trình do UBND thành phố Thái Nguyên quyết định đầu tư, phòng Tài chính - Kế hoạch thông báo kết quả thẩm định quyết toán, trình UBND thành phố phê duyệt quyết toán công trình.
+ Đối với các công trình do UBND cấp xã quyết định đầu tư: UBND xã căn cứ thông báo kết quả thẩm định quyết toán của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố để phê duyệt quyết toán công trình.
3.2.3.2. Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ vốn ngân sách Nhà nước
a. Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:
Thực hiện Quyết định số 5444/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 về việc Ban hành Quy định về cơ chế sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đối với các công trình giao thông nông thôn, UBND thành phố giao cho UBND các xã vận động nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông là động lực để xây dựng nông thôn mới, thành phố đã chỉ đạo các xã tích cực tuyên truyền đến mỗi người
dân hãy gương mẫu, đi đầu phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia xây dựng nông thôn mới: "Làm đường giao thông cũng chính là để phục vụ cho việc đi lại của người dân trong thôn, xã được thuận tiện hơn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy tôi tự nguyện hiến đất để làm đường”.
Các hộ gia đình khi hiểu được lợi ích thiết thực, lâu dài của việc làm đường giao thông nông thôn đều tự nguyện góp công sức, hiến một phần đất mà không hề tính toán thiệt hơn. Từ sự chung sức, đồng lòng của người dân, mạng lưới hạ tầng giao thông và các thiết chế văn hóa trên đại bàn các xã từng bước được hoàn thiện, diện mạo nông thôn mới dần đổi thay, có thể kể đến một số con đường điển hình như: Đường bê tông liên xã Phúc Hà - Quyết Thắng, đường bê tông vào khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung xã Thịnh Đức; từ tuyến đường bê tông cũ chỉ rộng 3m đã xuống cấp, hiện nay từ nguồn vốn ngân sách Thành phố hỗ trợ và tự nguyện hiến đất, ngày công lao động của nhân dân, tuyến đường đã được đầu tư mở rộng mặt đường 5m, dày 20cm đảm bảo các phương tiện giao thông đi lại thông suốt.
b. Lập dự án đầu tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự toán, thiết kế bản vẽ thi công đơn giản theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình của Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên quy định tại Hướng dẫn số 1478/SGTVT-QLĐTXD ngày 10/10/2012 hoặc thuê tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình thẩm định và phê duyệt.
Trong thời gian qua, công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật được UBND các xã tiến hành theo quy định tại Luật Đấu thầu, tuy nhiên vẫn mang tính hình thức, xem xét, đánh giá năng lực của nhà thầu một cách khách quan nên vẫn còn một số dự án thiết kế không sát với thực tế, dự toán sai định mức, sai khối lượng; một số dự án phải điều chỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật do thay đổi chính sách giá cả, tiền lương dẫn đến kéo dài thời gian thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, thanh quyết toán công trình.
c. Thẩm định dự án đầu tư
Bảng 3.6: Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2015 - 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1 Tổng số dự án DA 8 11 25 137,5 227,3 2 Tổng mức đầu tư Tr.đ 21.070 38.459 51.829 182,5 134,8 - Chủ đầu tư trình Tr.đ 21.070 38.459 51.829 182,5 134,8 - Kết quả thẩm định Tr.đ 20.185 36.921 49.808 182,9 134,9 3 Cắt giảm Tr.đ 885 1.538 2.021 173,8 131,4 - Tỷ lệ cắt giảm % 4,2 4,0 3,9
(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên)
Việc lập dự án đầu tư vẫn còn một số bất cập nên việc thẩm định dự án đầu tư là vô cùng quan trọng. Thẩm định dự án đầu tư công trình giao thông nông thôn đã theo đúng quy hoạch nông thôn mới, đề án nông thôn mới, tính khả thi, độ chính xác của dự toán và thiết kế công trình, tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm bảo dự án đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương, không gây lãng phí nguồn vốn ngân sách.
Qua bảng 3.6 cho thấy, tổng số dự án trong giai đoạn 2015-2017 tăng qua các năm, với mức tăng lần lượt qua các năm là 137,5% và 227,3%, số dự án tăng do từ năm 2016 là năm đầu tiên thành phố thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 nên nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn tăng và năm 2017, thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên, bổ sung thêm 4 xã (Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên, Sơn Cẩm) về thành phố. Tổng mức đầu tư của dự án do chủ đầu tư trình thẩm định qua các năm đều bị cắt giảm là do: Áp giá vật tư, vật liệu chưa đúng với Thông báo giá của Liên Sở Tài chính - Xây dựng; dự toán chưa đúng so với thiết kế. Tuy nhiên, tỷ lệ cắt giảm qua
các năm đều giảm do chủ đầu tư đã có kinh nghiệm hơn trong quá trình quản lý dự án, sát sao hơn trong quá trình khảo sát, lập dự án đầu tư.
d. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn hàng năm được phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổng hợp, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê chuẩn để tổ chức triển khai thực hiện, bao gồm: Kế hoạch phân bổ xi măng hỗ trợ của tỉnh và kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.
* Kế hoạch phân bổ xi măng hỗ trợ của tỉnh để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn.
Bảng 3.7: Phân bổ xi măng của tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017
STT Chủ đầu tư Xi măng hỗ trợ năm 2015 Xi măng hỗ trợ năm 2016 Xi măng hỗ trợ năm 2017 Khối lượng (Tấn) Thành tiền (Tr.đ) Khối lượng (Tấn) Thành tiền (Tr.đ) Khối lượng (Tấn) Thành tiền (Tr.đ) TỔNG CỘNG 1.650 2.323 4.327 6.182 4.238 5.277
1 UBND xã Quyết Thắng 150 211 500 714
2 UBND xã Cao Ngạn 251 353 937 1.338 257 320
3 UBND xã Phúc Trìu 150 211 500 714 480 598
4 UBND xã Phúc Xuân 250 353 450 643 466 580
5 UBND xã Tân Cương 150 211 600 858 169 210
6 UBND xã Thịnh Đức 549 773 400 572 480 598
7 UBND xã Phúc Hà 150 211 940 1.343
8 UBND xã Sơn Cẩm - - - - 1.276 1.589
9 UBND xã Đồng Liên - - - - 532 662
10 UBND xã Huống Thượng - - - - 178 222
11 UBND xã Linh Sơn - - - - 400 498
Thực hiện chủ trương của tỉnh về hỗ trợ xi măng đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, UBND thành phố Thái Nguyên đã phân bổ xi măng chi tiết đến từng công trình do UBND các xã làm chủ đầu tư.
Số liệu bảng 3.7 cho thấy, tổng số xi măng hỗ trợ 3 năm 2015 - 2017 của tỉnh Thái Nguyên cho Thành phố là 10.215 tấn để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn các xã, tương đương với tổng vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 13.782 triệu đồng (đạt khoảng 20% trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình). Do năm 2016, thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nên năm 2017, khối lượng xi măng của tỉnh hỗ trợ cho thành phố có giảm đi.
* Thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn
Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017 là 66.103 triệu đồng, trong đó:
- Vốn Trái phiếu Chính phủ: 5.278 triệu đồng, chiếm 8%.
- Vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 1.516 triệu đồng, chiếm 2,3%.
- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 10.650 triệu đồng, chiếm 16,1%. - Vốn ngân sách thành phố: 48.659 triệu đồng, chiếm 73,6%.
Để đảm bảo tiêu chí không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2016, thành phố Thái Nguyên đủ điều kiện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, thành phố đã rất tích cực trong triển khai thực hiện Chương trình. Trong các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố như: Trụ sở Đảng ủy, UBND xã; trường học; y tế; đường giao thông; nhà văn hóa... thì công trình đường giao thông chiếm phần lớn. Tổng nguồn vốn nhà nước cho đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn từ năm 2015 đến 2017 đều tăng lần lượt 126,8% và 187,7%; đặc biệt là nguồn vốn ngân sách
thành phố năm 2017 tăng 237,1% so với năm 2016, số lượng công trình được bố trí kế hoạch năm 2017 tăng 28,6% so với năm 2016, một phần phản ánh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2017
STT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 I Nguồn vốn Triệu đồng 66.103 14.225 18.031 33.947 126,8 187,7 1 Vốn TPCP Triệu đồng 5.278 4.541 737 16,2 - 2 Vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Triệu
đồng 1.516 217 1.299 - 598,6 3 Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ Triệu
đồng 10.650 634 8.016 2.000 1.264 25 4 Vốn ngân sách thành phố Triệu đồng 48.659 9.050 9.061 30.548 100,1 337,1 II Số công trình được bố trí kế hoạch Công trình 211 67 63 81 94 128,6
1 Công trình đã quyết toán Công
trình 54 24 18 12 75 66,67 2 Công trình hoàn thành chưa
quyết toán
Công
trình 84 20 23 41 115 178,3 3 Công trình đang thực hiện Công
trình 52 15 17 20 113,3 117,6 4 Công trình chuẩn bị đầu tư Công
trình 21 8 5 8 62,5 160
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên) d. Lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình:
Số liệu bảng 3.9 có thể thấy, hầu hết các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố đều áp dụng hình thức lựa chon nhà thầu xây dựng qua đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu (quy định theo Luật Đấu thầu năm 2013) để tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Bảng 3.9: Công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2017
STT Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%)
2016/2015 2017/2016
1 Đấu thầu rộng rãi 6 8 14 133,3 175
2 Chỉ định thầu 1 2 8 200 400
3 Tổ đội thi công/nhân
dân tự làm 1 1 3 100 300
Tổng số 8 11 25 137,5 227,3
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố)
Theo Hướng dẫn số 1478/SGTVT-QLĐTXD ngày 10/10/2012 về việc áp dụng thiết kế điển hình, quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu mặt