Phƣơng pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đài tiếng nói việt nam​ (Trang 42)

Trong quá trình nghiên cứu, một số phƣơng pháp chuyên ngành và cụ thể đƣợc sử dụng nhƣ: tổng hợp, phân tích để làm rõ bản chất, nội dung, yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với ĐVSNCL có thu, cũng nhƣ phƣơng pháp so sánh, đối chứng với các giai đoạn trƣớc về QLTC.

Đối với các tài liệu thu thập bằng phƣơng pháp tại bàn thì đây là những tài liệu thứ cấp cho nên nó đƣợc sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu; sau đó phân chia thành các nhóm theo từng phần phù hợp với đề tài. Bao gồm: những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn hay những tài liệu thu đƣợc đƣợc của Đài TNVN và Văn phòng Đài TNVN.

2.2.1. Phương pháp so sánh

Sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh nguồn thu và chi qua các thời kỳ: Biến động về số tƣơng đối, số tuyệt đối, tỷ trọng… So sánh đối chứng với các năm trƣớc về công tác QLTC tại Văn phòng Đài TNVN.

Tác giả đã sử dụng hai phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối trong luận văn.

- Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối:

Đây là kết quả giữa phép trừ trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc chỉ tiêu kinh tế:

𝛥𝑌 = 𝑌1 − 𝑌0 Trong đó:

ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu kinh tế Y1: Chỉ tiêu năm sau

Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc

Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối dùng để so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu để xem xét tình hình biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích.

- Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối:

Phƣơng pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

𝐷 = 𝑌1 − 𝑌0

𝑌0 ∗ 100

Trong đó:

D: Tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế đƣợc phân tích Y1: Chỉ tiêu năm sau

Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc

Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối dùng để làm rõ tình hình biến động về các chỉ tiêu kinh tế trong giai đoạn 2014-2018. So sánh các chỉ tiêu từ đó đƣa ra các nhận định và đánh giá.

2.2.2. Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê

Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu tổng hợp đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các số liệu tổng hợp trong các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của đơn vị.

Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán theo cách đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích đánh giá số liệu.

Phân tích là phƣơng pháp dùng để chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và phân tích.

Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê dựa trên các số liệu hiện có của Văn phòng Đài TNVN đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Là phƣơng pháp phân tích phổ biến trong kinh tế đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu, nhằm phân tích từng nội dung qua tổng hợp, đánh giá, nhận xét, các kết quả ở từng nội dung nghiên cứu, sẽ giúp đƣa ra một cách nhìn toàn diện về những vấn đề có liên quan đến nâng cao công tác QLTC tại Văn phòng Đài TNVN.

2.3. Quy trình nghiên cứu

- Vấn đề cần nghiên cứu: Quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam

- Cơ sở nghiên cứu khoa học:

+ Lý luận về quản lý tài chính tại ĐVSNCL.

- Đánh giá thực trạng:

+ Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam thông qua việc thống kê xử lý và đánh giá số liêụ thu thập đƣợc.

- Giải pháp và định hƣớng phát triển:

+ Đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chƣơng3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

3.1.Tổng quan về Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam

3.1.1 Khái quát về Đài TNVN

Đài TNVN là Đài Phát thanh quốc gia, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các CTPT.

Theo Nghị định số 83/2005/NĐ-CP ngày 18/7/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài TNVN,Đài TNVN có trách nhiệm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:

- Trình Chính phủ, TTCP chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các dự án quan trọng của Đài TNVN; tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt;

- Trình TTCP ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; - Tham gia xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam;

- Quản lý các dự án ĐT & XD thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực phát thanh theo yêu cầu của Chính phủ, TTCP;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lƣơng; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài TNVN;

- QLTC, thiết bị, vật tƣ, CSVC của Đài TNVN theo quy định của pháp luật và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nƣớc giao;

- Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, TTCP và các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Đài TNVN

LÃNH ĐẠO ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

KHỐI QUẢN LÝ

- Ban Thƣ ký biên tập - Ban Tổ chức cán bộ - Ban Thi đua- Khen thƣởng - Ban Kế hoạch - Tài chính - Ban Hợp tác Quốc tế - Ban Kiểm tra - Văn phòng

- Văn phòng đảng uỷ, công đoàn

KHỐI BIÊN TẬP

- Ban Thời sự

- Ban Kinh tế KH&CN - Ban Văn hóa Xã hội - Ban Văn học – Nghệ thuật - Ban Âm nhạc

- Ban Bạn nghe đài - Ban Phát thanh Dân tộc - Ban Biên tập Đối ngoại - Báo Tiếng nói Việt Nam - Báo Điện tử VOV News

TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ

- Văn phòng Đảng ủy - Văn phòng Công Đoàn - Liên chi hội Nhà báo

- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ

KHỐI CƠ QUAN THƢỜNG TRÚ

- Khu vực Tây Bắc (Sơn La) - Khu vực Miền Trung (Đà Nẵng) - Khu vực Tây Nguyên (Đắc Lắc) - TP. Hồ Chí Minh

- Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ)

- Thái Lan (Băng Kok) - Trung Quốc (Bắc Kinh) - Liên Bang Nga (Matxcơva) - Cộng hòa Pháp (Paris) - Nhật Bản (Tokyo) - Mỹ, Lào, Campuchia

KHỐI TRƢỜNG

- Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I

- Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II

KHỐI DOANH NGHIỆP

- Tổng công ty EMICO - Công ty BDC

- Trung tâm quảng cáo và Dịch vụ Phát thanh

- Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ phát thanh

KHỐI KỸ THUẬT

- Trung tâm Âm thanh

- Trung tâm Kỹ thuật phát thanh - Trung tâm RITC

KHỐI QUẢN LÝ DỰ ÁN

3.1.2.Khái quát về Văn phòng Đài TNVN

a) Vị trí và chức năng

Văn phòng Đài TNVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài TNVN, thực hiện chức năng tham mƣu tổng hợp tình hình giúp Tổng Giám Đốc trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả mọi hoạt động của Đài TNVN; tổ chức các hoạt động chung của Đài TNVN; bảo đảm cơ sở vật chất cho bộ máy làm việc của cơ quan.

Văn phòng là đơn vị dự toán cấp 2, có con dấu riêng, có tài khoản riêng.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn

Văn phòng Đài TNVN có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch kinh tế, tài chính theo phân cấp; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do TGĐ giao.

- Đề xuất với TGĐ việc thay đổi, bãi bỏ hoặc bổ sung quy chế hoạt động của Đài khi cần thiết.

- Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ xây dựng công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ và thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

- Trực tiếp quản lý về tổ chức cán bộ, hồ sơ tài liệu, tài sản của Văn phòng và thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách đãi ngộ, thi đua – khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Cơ cấu tổ chức và Lãnh đạo

Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đài TNVN gồm có 6 phòng: - Phòng Thƣ ký tổng hợp

- Phòng Hành chính - Phòng Quản trị

- Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng Bảo vệ và Đội xe.

Lãnh đạo Văn phòng do Chánh Văn phòng phụ trách, giúp việc Chánh Văn phòng có các Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng quy định cụ thể nhiệm vụ của các đơn vị nêu trên; xây dựng quy chế hoạt động của Văn phòng với các đơn vị có liên quan trình TGĐ phê duyệt.

d) Quy trình quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN:

 Về công tác quản lý nguồn thu sự nghiệp

Văn phòng Đài TNVN lập dự toán thu sự nghiệp hàng năm gửi Ban Kế hoạch Tài chính Đài TNVN và cơ quan tài chính, thuế cấp trên theo đúng mẫu biểu, thời gian quy định đƣợc cơ quan chức năng hƣớng dẫn.

Quá trình tổ chức thu sự nghiệp thực hiện chủ yếu tại Phòng Kế hoạch Tài chính của Văn phòng Đài TNVN; bảo đảm phản ánh đƣợc đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoản thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vào sổ kế toán, báo cáo tài chính, không đƣợc để ngoài sổ kế toán.Hạch toán phản ánh đầy đủ chi phí phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Xác định chênh lệch thu chi từ hoạt động dịch vụ, sự nghiệp, thực hiện phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi theo đúng chế độ tài chính quy định (trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng).

 Về quản lý sử dụng kinh phí

Việc lập dự toán do Phòng Kế hoạch Tài chính thực hiện trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nƣớc, dự toán phải bảo đảm chi tiết theo từng nội dung chi, thuyết minh rõ cơ sở căn cứ tính toán từng nội dung chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

3.2.Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam

3.2.1.Thực trạng quản lý thu của Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam

3.2.1.1. Thực trạng quản lý thu từ ngân sách nhà nước và Đài Tiếng Nói Việt Nam của Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam

Đặc thù hoạt động của Văn phòng Đài TNVN trong thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc giao là thực hiện chức năng tham mƣu tổng hợp tình hình giúp Tổng Giám Đốc trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành thống nhất, có hiệu lực, hiệu quả mọi hoạt động của Đài TNVN; tổ chức các hoạt động chung của Đài TNVN; bảo đảm cơ sở vật chất cho bộ máy làm việc của cơ quan. Trong thời gian vừa qua và trong tƣơng lai, nguồn kinh phí NSNN cấp để đầu tƣ phát triển và đảm bảo cho hoạt động thƣờng xuyên của Văn phòng Đài TNVN vẫn là nguồn thu chủ yếu, đáp ứng phần lớn nhu cầu chi thƣờng xuyên của Văn phòng Đài TNVN. NSNN hàng năm giao cho Văn phòng Đài TNVN đƣợc căn cứ trên cơ sở tình hình thực hiện dự toán NSNN trong 2 năm liền kề, căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao hàng năm và cân đối với tổng nguồn thu sự nghiệp của Đài TNVN.

Tổng hợp dự toán NSNN đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao hàng năm cho Văn phòng Đài TNVN đƣợc thể hiện qua Bảng số liệu 3.1

Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn thu của Văn phòng Đài TNVN

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung Năm

2014

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % so 2014 Số tiền % so 2015 Số tiền % so 2016 Số tiền % so 2017 1 Kinh phí thƣờng xuyên 73.125 85.428 16,82 90.983 6,5 98.027 7,74 104.244 6,34 1.1 Nguồn kinh phí NSNN 53.170 59.378 11,68 60.815 2,42 62.036 2,01 62.817 1,25

1.2 Nguồn kinh phí Đài TNVN cấp 16.366 21.672 32,42 24.727 14,1 29.210 18,13 33.241 13,8

1.3

Nguồn kinh phí từ thu sự nghiệp và thu hoạt động SXKD của Văn phòng Đài TNVN

3.589 4.378 21,89 5.441 24,28 6.781 24,62 8.186 20,7

2 Kinh phí không thƣờng xuyên 8.000 12.000 50 14.000 16,67 17.000 21,43 17.000

Tổng số (1 + 2) 81.125 97.428 19,75 105.983 8,25 115.027 9,52 121.244 5,4

Nguồn dự toán NSNN chi sự nghiệp của Văn phòng Đài TNVN trong những năm vừa qua về cơ bản đều đƣợc đảm bảo và năm sau tăng lên so với năm trƣớc. Trong đó:

- Nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc cấp từ ngân sách nhà nƣớc của Văn phòng Đài TNVN tăng đều qua các năm, do lộ trình tăng lƣơng cơ sở của Nhà nƣớc (từ 01/07/2013 mức lƣơng cơ sở tăng từ 1.050.000đ lên 1.150.000đ, từ 01/05/2016 mức lƣơng cơ sở tăng từ 1.150.000đ lên 1.210.000đ, từ 01/07/2017 mức lƣơng cơ sở tăng lên 1.300.000, từ 01/07/2018 tăng lên 1.390.000), tăng dần tỷ lệ đóng BHXH thuộc trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động (năm 2014 là 17% quỹ tiền lƣơng tiền công, từ năm 2015 trở đi tăng lên 18%).

Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm tăng ngân sách qua các năm giảm dần từ 11,68% vào năm 2015 còn 2,01% vào năm 2017 và mức tăng thấp nhất là 1,25% vào năm 2018, nguyên nhân chính dochƣơng trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 và ảnh hƣởng trực tiếp đến đến nguồn ngân sách của Đài TNVN nói chung và Văn phòng Đài TNVN nói riêng là kế hoạch cải cách tài chính công. Với chủ trƣơng xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp nhằm phát huy quyền chủ động, tính sáng tạo, khai thác tối đa nguồn lực tài chính của các đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý tài chính mới gắn trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng nguồn lực của Nhà nƣớc, huy động nội lực để bù đắp nguồn ngân sách Nhà nƣớc ở một số lĩnh vực hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, nguồn kinh phí đƣợc cấp từ NSNN của Văn phòng Đài TNVN qua các năm vẫn tăng nhƣng mức tăng đang giảm dần.

Đài TNVN và Văn phòng Đài TNVN đã nhanh chóng nâng cao chất lƣợng xây dựng và bảo vệ kế hoạch ngân sách hàng để có thể duy trì đƣợc nguồn kinh phí NSNN hỗ trợ chi hoạt động thƣờng xuyên trong những năm

tới. Ngoài ra, Đài TNVN chung và Văn phòng Đài TNVN nói riêng cần có những biện pháp tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

- Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên (nguồn kinh phí chi sự nghiệp có tính chất đầu tƣ):

Văn phòng Đài TNVN là chủ đầu tƣ các dự án về đầu tƣ thiết bị và xây dựng, chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo Đài TNVN về việc thiết kế, triển khai thực hiện và hiệu quả đầu tƣ của các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại văn phòng đài tiếng nói việt nam​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)