4.3.2.1.Hoàn thiện đề án cơ chế tài chính đặc thù:
Qua đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN cho thấy với mức thu, chi hiện tại của Văn phòng thì nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị chƣa cân đối đƣợc thu – chi hoạt động thƣờng xuyên; Cụ thể nguồn thu từ quảng cáo hỗ trợ tuyên truyền còn ít do phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao và chƣa có đơn giá cụ thể về các dịch vụ trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.
Vì vậy, Đài TNVN hƣớng tới lập đề án đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt cho thực hiện cơ chế tài chính đặc thù. Khi đó Đài TNVN đƣợc quyền chủ động quyết định đơn giá dịch vụ trong lĩnh vực phát thanh truyền hình cao hơn, sẽ có điều kiện tăng chi phí; nâng cao chất lƣợng phát thanh phát sóng. Thực tiễn cho thấy Đài Truyền hình Việt Nam đã dƣợc Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính đặc thù, đây là cơ sở để Đài Truyền
hình Việt Nam tăng nguồn thu đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
4.3.2.2. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của quy chế thu chi nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ của Đài TNVN cần đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và cụ thể hơn, giúp Lãnh đạo Đài TNVN và Lãnh đạo Văn phòng Đài TNVN quản lý, điều hành công việc có kế hoạch, cân đối đƣợc nguồn lực, phát triển đơn vị bền vững; Trong đó cần thực hiện một số giải pháp:
i) Nâng cao nhận thức đúng về vai trò của quy chế chi tiêu nội bộ là hệ thống các quy phạm, quy tắc bắt buộc tất cả mọi ngƣời trong đơn vị nghiêm túc thực hiện theo quy chế, đảm bảo nguồn vốn cho chi thƣờng xuyên và có tích luỹ chi đầu tƣ phát triển.
ii) Thực hiện tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng quy chế, lấy ý kiến tham gia xây dựng quy chế của tất cả các đơn vị trong Đài TNVN và tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để thông qua. Quy định mức chi phải đảm bảo cân đối thu - chi và có tích lũy để Đài TNVN phát triển, ổn định thu nhập cho cán bộ, nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình.
iii) Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn và kiểm tra thực hiện quy chế. - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các đơn vị và cá nhân trong Đài TNVN và Văn phòng Đài TNVN thực hiện quy chế.
- Thƣờng xuyên đánh giá, bổ sung chỉnh sửa quy chế cho phù hợp với thực hiện và các chính sách chế độ của Nhà nƣớc khi thay đổi.
Quản lý tài chính hiệu quả không chỉ bao gồm việc thu đúng, thu đủ mà còn thể hiện ở việc huy động đƣợc các nguồn thu tiềm năng và bền vững để tạo ra giá trị lớn. Tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc quản lý tài chính cần phải đƣợc thực hiện đồng bộ ở cả hai khía cạnh thu và chi để có thể sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực của Đài TNVN.
4.3.2.3 Hoàn thiện quy trình, nội dung kiểm tra, giám sát
- Đài TNVN cần thiết lập một hệ thống giám sát và thẩm định theo hai hƣớng: Kiểm soát theo chiều dọc và kiểm soát theo chiều ngang. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo chiều dọc có nghĩa là thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo cơ cấu tổ chức quản lý dọc từ trên xuống các bộ phận và cá nhân theo sự phân công phân nhiệm cho từng cá nhân. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo chiều ngang là việc xây dựng các cơ chế, thủ tục kiểm soát thông qua các quy trình nghiệp vụ.
Các đơn vị thuộc Đài TNVN cần phải xác định các chức năng cơ bản, mục tiêu và rủi ro của từng quy trình, từ đó đƣa ra các cơ chế kiểm soát áp dụng phù hợp với quy trình đó. Kết hợp lại sẽ có đƣợc mạng lƣới kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với mọi thành viên và mọi hoạt động trong Đài, đảm bảo kiểm soát trên toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực không bị chồng chéo hoặc bỏ trống, đảm bảo sự phân chia tách bạch giữa các chức năng; đảm bảo sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các quá trình thực hiện công việc.
- Hàng năm, Đài TNVN cần thƣờng xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện công tác tài chính kế toán. Đội ngũ kiểm toán nội bộ là những ngƣời có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán để công tác kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua công tác kiểm toán giúp cho các đơn vị phát hiện ra đƣợc những thiếu sót, kịp thời thực hiện chấn chỉnh lại những sai sót trong công tác quản lý tài chính và đƣa công tác quản lý tài chính tại Đài TNVN đi vào nề nếp theo đúng quy định của Nhà nƣớc.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển một cách toàn diện của Đài TNVN thì công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN ngày càng phức tạp, nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị trong Đài TNVN; đồng thời quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN là công việc có tính liên tục và lâu dài đảm bảo phục vụ yêu cầu của Đài TNVN nói riêng và Đảng và Chính phủ nói chung. Nâng cao công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN là vô cùng quan trọng, bởi Văn phòng là đơn vị tham mƣu cho Lãnh đạo Đài TNVN về các công tác quản lý tài chính. Với mong muốn góp một phần công sức của mình vào công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam” với mong muốn tìm ra nguyên nhân và đƣa ra giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
Bằng cơ sở khoa học và thực tiễn, đề tài đã đi sâu tìm hiểu, hệ thống hóa, chọn lọc và rút ra những vấn đề cơ bản về lý luận và kinh nghiệm cần thiết, làm cơ sở cho việc phân tích, kiến nghị tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN, đi sâu, tìm hiểu phân tích làm rõ những mặt đƣợc, những mặt chƣa đƣợc và các nguyên nhân cũng nhƣ hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về phƣơng pháp luận và thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN, đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN. Bên cạnh những giải pháp là một số kiến nghị lên cơ quan cấp trên để đảm công tác quản lý tài chính đạt kết quả cao nhất.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập tài liệu có liên quan, trình độ và khả năng nghiên cứu còn hạn chế cũng nhƣ kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân, bản luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy, cô giáo cũng nhƣ đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. Bộ Tài chính, 2010.Thông tư số 97/2010/TT-BTC, ngày 06/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Bộ Tài chính, 2016.Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 về việc quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức dối tác công tu và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
c. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015.Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 về việc Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp.
d. Dƣơng Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009. Giáo trình quản lý tài chính công. Học viện Tài chính: Nhà xuất bản Tài chính.
e. Chính phủ, 2015.Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công.
f. Vũ Cƣơng, 2012. Giáo trình Kinh tế và Tài chính công. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
g. Nguyễn Thị Hạnh, 2015. Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
h. Nguyễn Thị Hƣơng, 2015. Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
i. Nguyễn Tấn Lƣợng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
j. Quốc hội, 2013. Luật Đấu thầu. k. Quốc hội, 2010.Luật Viên chức 2010.
m. Phạm Chí Thanh, 2011. Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. n. Nguyễn Quang Thu, 2015. Quản Trị Tài Chính căn bản. Tp.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
o. Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (chủ biên), 2015. 70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam – Đài Tiếng nói Việt Nam.
p. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2009.Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế.Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.