sự nghiệp công lập
1.4.1. Chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Hệ thống chế độ, chính sách của Nhà nƣớc nói chung, Luật NSNN nói riêng quy định nội dung cũng nhƣ phƣơng thức quản lý tài chính ở các ĐVSNCL.
Trước hết, Luật NSNN quy định các khoản mục chi và chế độ chi mà theo đó các ĐVSNCL phải thực hiện đúng theo các định mức của Nhà nƣớc.
Thứ hai, chế độ lƣơng, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác liên quan đến ngƣời lao động trong các ĐVSNCL phải tuân thủ đúng các quy định chung trong chế độ, chính sách của Nhà nƣớc.
Thứ ba, quyền hạn, trách nhiệm của ĐVSNCL lập đƣợc quy định tại chế độ tổ chức của hệ thống chính trị quốc gia cũng nhƣ đƣợc quy định trong chế độ phân cấp đối với từng cấp cụ thể.
Có thể nói, chế độ chính sách của Nhà nƣớc tác động trực tiếp đến công tác quản lý tài chính của các ĐVSNCL. Nếu chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đầy đủ, đồng bộ, hợp lý thì công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL có thể thực hiện công khai mình bạch. Nếu chế độ, chính sách của Nhà nƣớc bất cập thì công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL sẽ chắp vá, rời rạc và khó thực hiện.
1.4.2. Đặc điểm của ngành
Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiến đến công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL. Do đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị là khác nhau dễn đến mô hình quản lý tài chính của đơn vị cũng sẽ khác nhau.
Các ĐVSNCL nằm trong từng ngành sẽ đƣợc đơn vị chủ quản ngành đó thiết lập cho những cơ chế quản lý tài chính nội bộ phù hợp với hệ thống định mức thu - chi áp dụng riêng trong ngành. Cơ chế quản lý này vừa phải cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, vừa phải đáp ứng các yêu cầu riêng của ngành, phù hợp với những yêu cầu quản lý đặc thù mà Nhà nƣớc đã quy định, sao cho công tác quản lý tài chính của ĐVSNCL đƣợc chặt chẽ hơn.
Một số ngành có những chính sách quản lý tài chính đặc thù tăng tính tự chủ, năng động, sáng tạo về quản lý tài chính của ĐVSNCL trong ngành đó. Một số ngành lại có xu hƣớng hạn chế quyền tự chủ về tài chính cho các ĐVSNCL trực thuộc ngành mình.
Hơn nữa, môi trƣờng ngành chính là nơi diễn ra các hoạt động của ĐVSNCL, đó cũng là nơi tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ do ĐVSNCL cung cấp. Do vậy môi trƣờng ngành cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ĐVSNCL nói chung và việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nói riêng.
Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền nhƣ các đài phát thanh - truyền hình, văn hóa, nghệ thuật, thể thao... thì quản lý tài chính theo chế độ
nhà nƣớc có thuận lợi hơn, tuy nhiên thƣờng vấp phải vấn đề lạc hậu của định mức, chính sách do các cơ quan ban hành chính sách.
Đối với các ĐVSNCL cung cấp dịch vụ và sản phẩm chịu sự cạnh tranh của cơ sở tƣ nhân nhƣ giáo dục, y tế.. thì quản lý tài chính buộc phải thay đổi nhanh hơn theo cơ chế thị trƣờng, nếu không ĐVSNCL sẽ không thể tồn tại đƣợc. Bởi vậy, các ĐVSNCL cung ứng sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh phải thực hiện cải cách, nâng cao công tác quản lý tài chính để có thể tồn tại và phát triển hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.
1.4.3. Năng lực quản lý tài chính của ĐVSNCL
1.4.3.1. Năng lực của bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCL
Năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong các ĐVSNCL đƣợc quyết định bởi sức mạnh tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vàkỹ năng quản lý của các cán bộ quản lý tài chính tại ĐVSNCL.
Bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCLcần đƣợc tổ chức đồng bộ, tinh gọn ở tất cả các khâu sao cho mức độ chuyên môn hóa đƣợc thực hiện hợp lý sẽ tạo điều kiện tiền đề cần thiết để thực hiện tự chủ tài chính hiệu quả. Ngƣợc lại, bộ máy quản lý tài chính tại ĐVSNCL không chuyên môn hóa, thiếu sự phối hợp, thiếu đồng bộ sẽ cản trở quá trình thực hiện công tác QLTC ở các ĐVSNCL không hiệu quả.
Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất của bộ máy QLTC, là khâu trọng yếu trong việc xử lý thông tin và đề ra các quyết định QLTC. Trình độ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến tất cả các quyết định QLTC, qua đó quyết định đến sự thành, bại của công tác QLTCtại đơn vị.
Đối với cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ QLTC có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thì sẽ đƣa ra đƣợc những biện pháp QLTC phù hợp, kịp thời và chính xác, làm cho hoạt động QLTC đạt hiệu quả hơn. Ngƣợc lại, nếu cán bộ quản lý cấp trên trình độ yếu kém thì công tácQLTC sẽ kém hiệu quả.
Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính, nếu đội ngũ này có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thì công tácQLTC sẽ đƣợc tuân thủ nghiêm túc đúng với các quy địnhQLTC của Nhà nƣớc. Nếu các ĐVSNCL không có một đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính chuyên nghiệp, thì sẽ phải đối mặt với việc sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị kém hiệu quả, lãng phí.
1.4.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ của ĐVSNCL
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo công tác quản lý tài chính tuân thủ đúng các quy định pháp luật, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện sai sót nhằm thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của đơn vị.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của lãnh đạo đơn vị đối với hệ thống kiểm soát nội bộ. Môi trƣờng kiểm soát đƣợc đề cao sẽ giúp ĐVSNCL giảm thiểu những sai phạm trong công tác QLTC.
Hệ thống kế toán là những quy định về tài chính kế toán và các thủ tục liên quan mà đơn vị áp dụng để thực hiện công tác kế toán. Hệ thống kế toán là công nghệ mà hoạt động QLTC ở ĐVSNCL phải tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo đúng các chuẩn mực theo quy định của Nhà nƣớc.
Thủ tục kiểm soát là các quy định do lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu quản lý hiệu quả. Thủ tục kiểm soát đƣợc tuân thủ sẽ giúp cho cán bộ QLTC phát hiện kịp thời các sai lầm để khắc phục.
ĐVSNCL có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu thì công tác quản lý tài chính sẽ đƣợc thuận lợi. Hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo cho
công tác quản lý tài chính đƣợc quan tâm thƣờng xuyên; các thủ tục kiểm tra, kiểm soát đƣợc thiết lập đầy đủ, đồng bộ, giúp đơn vị phát hiện sai sót kịp thời, ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động quản lý tài chính.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập dựa vào tài liệu đã đƣợc công bố trên sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết ngành, trang Website của ngành, mạng Internet nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới công tác QLTC của ĐVSNCL. Thu thập từ các cơ quan Nhà nƣớc, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về chủ trƣơng chính sách bao gồm các nghị quyết Trung ƣơng, Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Tài chính liên quan đến công tác QLTC tại ĐVSNCL.
Số liệu về kết quả thu từ NSNN, thu sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên đƣợc tổng hợp từ báo cáo tài chính qua các năm , phần mềm Misa dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp, các báo cáo tổng kết năm, báo cáo giao ban báo chí tuyên truyền phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLTCtại Văn phòng Đài TNVN.
2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin
Trong quá trình nghiên cứu, một số phƣơng pháp chuyên ngành và cụ thể đƣợc sử dụng nhƣ: tổng hợp, phân tích để làm rõ bản chất, nội dung, yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với ĐVSNCL có thu, cũng nhƣ phƣơng pháp so sánh, đối chứng với các giai đoạn trƣớc về QLTC.
Đối với các tài liệu thu thập bằng phƣơng pháp tại bàn thì đây là những tài liệu thứ cấp cho nên nó đƣợc sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu; sau đó phân chia thành các nhóm theo từng phần phù hợp với đề tài. Bao gồm: những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn hay những tài liệu thu đƣợc đƣợc của Đài TNVN và Văn phòng Đài TNVN.
2.2.1. Phương pháp so sánh
Sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh nguồn thu và chi qua các thời kỳ: Biến động về số tƣơng đối, số tuyệt đối, tỷ trọng… So sánh đối chứng với các năm trƣớc về công tác QLTC tại Văn phòng Đài TNVN.
Tác giả đã sử dụng hai phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối trong luận văn.
- Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối:
Đây là kết quả giữa phép trừ trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc chỉ tiêu kinh tế:
𝛥𝑌 = 𝑌1 − 𝑌0 Trong đó:
ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu kinh tế Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc
Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối dùng để so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu để xem xét tình hình biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích.
- Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối:
Phƣơng pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
𝐷 = 𝑌1 − 𝑌0
𝑌0 ∗ 100
Trong đó:
D: Tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế đƣợc phân tích Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc
Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối dùng để làm rõ tình hình biến động về các chỉ tiêu kinh tế trong giai đoạn 2014-2018. So sánh các chỉ tiêu từ đó đƣa ra các nhận định và đánh giá.
2.2.2. Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê
Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu tổng hợp đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các số liệu tổng hợp trong các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của đơn vị.
Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp bao gồm: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán theo cách đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích đánh giá số liệu.
Phân tích là phƣơng pháp dùng để chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và phân tích.
Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê dựa trên các số liệu hiện có của Văn phòng Đài TNVN đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích.
2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Là phƣơng pháp phân tích phổ biến trong kinh tế đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu, nhằm phân tích từng nội dung qua tổng hợp, đánh giá, nhận xét, các kết quả ở từng nội dung nghiên cứu, sẽ giúp đƣa ra một cách nhìn toàn diện về những vấn đề có liên quan đến nâng cao công tác QLTC tại Văn phòng Đài TNVN.
2.3. Quy trình nghiên cứu
- Vấn đề cần nghiên cứu: Quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam
- Cơ sở nghiên cứu khoa học:
+ Lý luận về quản lý tài chính tại ĐVSNCL.
- Đánh giá thực trạng:
+ Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam thông qua việc thống kê xử lý và đánh giá số liêụ thu thập đƣợc.
- Giải pháp và định hƣớng phát triển:
+ Đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chƣơng3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
3.1.Tổng quan về Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam
3.1.1 Khái quát về Đài TNVN
Đài TNVN là Đài Phát thanh quốc gia, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các CTPT.
Theo Nghị định số 83/2005/NĐ-CP ngày 18/7/2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài TNVN,Đài TNVN có trách nhiệm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
- Trình Chính phủ, TTCP chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các dự án quan trọng của Đài TNVN; tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt;
- Trình TTCP ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; - Tham gia xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam;
- Quản lý các dự án ĐT & XD thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực phát thanh theo yêu cầu của Chính phủ, TTCP;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lƣơng; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài TNVN;
- QLTC, thiết bị, vật tƣ, CSVC của Đài TNVN theo quy định của pháp luật và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nƣớc giao;
- Thực hiện chế độ báo cáo với Chính phủ, TTCP và các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Đài TNVN
LÃNH ĐẠO ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
KHỐI QUẢN LÝ
- Ban Thƣ ký biên tập - Ban Tổ chức cán bộ - Ban Thi đua- Khen thƣởng - Ban Kế hoạch - Tài chính - Ban Hợp tác Quốc tế - Ban Kiểm tra - Văn phòng
- Văn phòng đảng uỷ, công đoàn
KHỐI BIÊN TẬP
- Ban Thời sự
- Ban Kinh tế KH&CN - Ban Văn hóa Xã hội - Ban Văn học – Nghệ thuật - Ban Âm nhạc
- Ban Bạn nghe đài - Ban Phát thanh Dân tộc - Ban Biên tập Đối ngoại - Báo Tiếng nói Việt Nam - Báo Điện tử VOV News
TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
- Văn phòng Đảng ủy - Văn phòng Công Đoàn - Liên chi hội Nhà báo
- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
KHỐI CƠ QUAN THƢỜNG TRÚ
- Khu vực Tây Bắc (Sơn La) - Khu vực Miền Trung (Đà Nẵng) - Khu vực Tây Nguyên (Đắc Lắc) - TP. Hồ Chí Minh
- Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (Cần Thơ)
- Thái Lan (Băng Kok) - Trung Quốc (Bắc Kinh) - Liên Bang Nga (Matxcơva) - Cộng hòa Pháp (Paris) - Nhật Bản (Tokyo) - Mỹ, Lào, Campuchia
KHỐI TRƢỜNG
- Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I
- Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II
KHỐI DOANH NGHIỆP
- Tổng công ty EMICO - Công ty BDC
- Trung tâm quảng cáo và Dịch vụ Phát thanh
- Trung tâm bồi dƣỡng nghiệp vụ