0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AS​ (Trang 55 -64 )

CHƢƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN AS

4.3. Áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH kiểm toán AS

4.3.2 Thực hiện kiểm toán

4.3.2.1 Thử nghiệm cơ bản

Sau khi đánh giá được hệ thống KSNB hoạt động như thế nào, KTV bắt đầu vào cuộc kiểm toán và phải thực hiện những thủ tục sau để đáp ứng nhu cầu của cơ sở dẫn liệu.

Các thử nghiệm cơ bản sau:

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các thử nghiệm cơ bản

Loại Thử nghiệm Mục tiêu kiểm toán

Thủ tục phân tích

So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, bất động sản đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn.

Hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác.

Thu thập bảng tổng hợp biến động từng loại TSCĐ theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.

Hiện hữu, quyền, đánh giá.

Thử nghiệm chi tiết

TSCĐ.

Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tăng trong kì. Hiện hữu, đầy đủ, đánh giá.

Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp với TSCĐ. Quyền.

Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ. Đầy đủ.

Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận giảm TSCĐ trong kì.

Hiện hữu.

Xem xét việc trình bày, công bố trên BCTC. Trình bày và công bố.

4.3.2.2 Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên tiến hành phân tích các chỉ số liên quan tới TSCĐ của công ty TNHH XXXX năm 2016 để xác định khoản mục nào có thể xảy ra rủi ro cao nhất.

Bảng 4.5: Tỷ trọng khoản mục TSCĐ của công ty TNHH XXXX

Chỉ tiêu %

TSCĐ/Tổng tài sản 45,3%

TSCĐ hữu hình/Tổng TSCĐ 98,7%

TSCĐ thuê tài chính/Tổng TSCĐ 0%

Nhà cửa, vật kiến trúc/TSCĐ hữu hình 0%

Máy móc thiết bị/TSCĐ hữu hình 96%

Phương tiện vận tải, truyền dẫn/TSCĐ hữu hình 0%

Thiết bị, dụng cụ quản lý/TSCĐ hữu hình 4%

TSCĐ chiếm 45,3% trên tổng tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ này tương khá cao, cho nên khoản mục TSCĐ là khoản mục trọng yếu.

Đối với TSCĐ hữu hình ta thấy loại tài sản Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất cao. Vì vậy cần lưu ý nhiều về việc tăng giảm và trích khấu hao của loại tài sản này.

4.3.2.3 Thử nghiệm chi tiết A. Đối với TSCĐ

Công việc thực hiện: đối chiếu số dư đầu kì trên cân đối phát sinh với báo cáo kiểm toán năm 2015, đối chiếu số dư cuối kỳ giữa bảng cân đối phát sinh với sổ cái và sổ chi tiết. Đối chiếu tổng thể với chi tist từng loại tài sản.

Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ ( trƣớc kiểm toán ) trên giấy làm việc

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy số dư đầu kỳ và cuối kỳ đều khớp với báo cáo kiểm toán năm trước và trên bảng cân đối phát sinh với sổ cái. Kiểm toán cũng đã đối chiếu số liệu chi tiết từ loại khoản mục TSCĐ là TSCĐ hữu hình và TSCĐ cho thuê tài chính đều đã khớp với BCTC năm 2015.

Kiểm toán viên sẽ đọc lướt sổ cái để xem có nghiệp vụ bất thường (hạch toán lạ, diễn giải bất thường) để đảm bảo mục tiêu ghi chép chính xác. Công ty Kiểm toán AS thường sử dụng công cụ Privot table trong Excel để công việc được tiến hành dễ dàng.

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp tăng giảmTSCĐ ( trong kiểm toán ) trên giấy làm việc

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Sau khi sử dụng công cụ Privot Table của Excel để lọc sổ Nhật kí chung và sổ cái với mục đích tìm những tài khoản đối ứng bất thường, hạch toán lạ, diễn giải bất thường.

Thì nhìn vào bảng trên, ta thấy không phát sinh nghiệp vụ bất thường, kiểm toán viên bắt đầu kiểm tra chứng từ gốc của TSCĐ. Thông thường kiểm toán viên sẽ kiểm tra 100% chứng từ gốc đối với nghiệp vụ phát sinh tăng giảm TSCĐ.

Bảng 4.8 Bảng kê chi tiết tăng TSCĐ

B. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ

Kiểm toán viên cũng sẽ kiểm tra tương tự như TSCĐ, lập bảng số liệu tổng hợp trước kiểm toán. Đối chiếu hao mòn lũy kế đầu kỳ khớp với báo cáo kiểm toán 2015, đối chiếu hao mòn lũy kế cuối kỳ giữa bảng cân đối phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết của hao mòn TSCĐ.

Bảng 4.9 Bảng tổng hợp phát sinh hao mòn TSCĐ

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Tương tự như TSCĐ, kiểm toán viên đọc lướt sổ cái để đảm bảo mục tiêu ghi chép chính xác. Sau khi dùng công cụ Privot table trên excel, kiểm toán viên đã tổng hợp được kế toán trích khấu hao TSCĐ vào hai bộ phận là Bộ phận Phân xưởng sản xuất và bộ phận Quản lý doanh nghiệp.

Bảng 4.10 Bảng tổng hợp chi tiết phát sinh hao mòn TSCĐ

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Kiểm toán viên sẽ kiểm tra phương pháp tính khấu hao. Năm nay doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Tiếp theo, dựa vào bảng tính khấu hao TSCĐ mà công ty TNHH XXXX cung cấp KTV sẽ tiến hành xác định thời gian tính khấu hao của TSCĐ có phù hợp với khung thời gian của thông tư 45/2013/TT-BTC ( xem thêm ở phụ lục 1) hay không và tiến hành tính lại khấu hao

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS) (Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Sau khi tính lại khấu hao nếu KTV phát hiện có chênh lệch thì KTV sẽ thảo luận với kế toán của công ty TNHH XXXX tìm hiểu lí do và đưa ra bút toán điều chỉnh nếu có trong bảng tổng hợp lỗi như hình dưới đây

Bảng 4.12 Bảng tổng hợp lỗi

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

C. Tiến hành đưa ra số liệu cuối cùng sau khi thưc hiện thử nghiệm chi tiết kiểm toán

Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ hoàn thành thuyết minh TSCĐ ở mẫu giấy làm việc như hình sau:

Bảng 4.13 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ – hữu hình (sau kiểm toán)

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Sau khi hoàn thành xong bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ, KTV sẽ tiến hành hoàn thành Biểu chỉ đạo

Bảng 4.14 Biểu chỉ đạo

(Nguồn : Tài liệu kiểm toán công ty Kiểm toán AS)

Đây là bảng tổng hợp sau kiểm toán, bảng này giúp kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có cái nhìn tổng quát và đưa ra kết luận một cách chính xác nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AS​ (Trang 55 -64 )

×