CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị chất lượng, chất lượng sản phẩm
1.2.5. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
1.2.5.1. Tổng quan về hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
Từ năm 1987, ISO đã ban hành hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm đưa ra các nguyên tắc quản trị, các công cụ và hướng dẫn cho tổ chức nhằm đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cũng như việc cải tiến chất lượng.
Hiện nay tại Việt Nam tổng cục tiêu chuẩn đo lường đã chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO bao gồm các tiêu chuẩn chính sau:
(1) ISO 9001: 2008: Đưa ra các yêu cầu của một hệ thống quản trị chất lượng. (2) ISO 9000: 2005: Bao gồm các khai niệm và ngôn ngữ cở bản trong quản trị chất lượng.
(3) ISO 9004: 2005: Hướng dẫn triển khai một hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả hơn.
(4) ISO 19011: 2001: Đưa ra hướng dẫn về đanh giá hệ thống quản trị chất lượng và môi trường.
Các tiêu chuẩn ISO 9000 được xây dựng dựa trên 8 nguyên tắc: - Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng
- Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
- Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người - Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình - Nguyên tắc 5: Tính hệ thống
- Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Các lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 được phân loại thành lợi ích bên trong và bên ngoài:
Bảng 1.2. Những lợi ích phổ biến nhất từ việc áp dụng ISO 9000
Nguồn: [9, tr40]
Lợi ích bên ngoài Lợi ích bên trong
Gia nhập thị trường mới Cải thiện hình ảnh tổ chức Tăng trưởng thị phần
Chứng chỉ ISO 9000 như một công cụ tiếp thị
Cải thiện quan hệ với khách hàng Cải thiện sự hài lòng của khách hàng Cải thiện giao tiếp với khách hàng
Tăng năng suất
Tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm
Nâng cao nhận thức chất lượng
Định nghĩa trách nhiệm và nghĩa vụ nhân sự
Cải thiện thời gian giao hàng Cải thiện tổ chức nội bộ
Giảm sản phẩm không phù hợp Giảm khiếu nại của khách hàng Cải thiện thông tin nội bộ Nâng cao chất lượng sản phẩm Nâng cao lợi thế cạnh tranh Động lực thúc đẩy nhân sự