Cảnh sắc bốn mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong vị an nam trong thơ tản đà (Trang 27)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.3.2. Cảnh sắc bốn mùa

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu lại phân bố thành các vùng riêng biệt. Miền Bắc gồm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam thường có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Sự đa dạng của khí hậu đã tạo ra sự phong phú, độc đáo của cảnh sắc thiên nhiên nước Nam ta. Không

biết tự bao giờ, vẻ đẹp bốn mùa đã đi vào thơ ca, nhạc, họa với đầy đủ những những nét tinh túy nhất.

Khi tìm hiểu cảnh sắc bốn mùa An Nam trong thơ Tản Đà, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 376 bài thơ của ông, kết quả thu được, có tới 65 bài thơ tả mùa, cụ thể: 40 bài viết về mùa xuân, 3 bài viết về mùa hạ, 20 bài viết về mùa thu và 2 bài viết về mùa đông [Phụ lục 1].

Trong thơ Tản Đà, mỗi nét quê đều được trải dài trong sắc xuân, hơi thu, trên không gian của đồng ruộng, cánh cò, của dòng sông, bến nước, cánh bèo, của cánh diều, của bóng nhạn, bóng hạc hay bóng trăng thu. Một tiếng ếch kêu, một tiếng cuốc gọi cũng đau đáu một nỗi niềm quê hương đất nước. Điều đó lý giải vì sao, trong nhiều bài thơ của Tản Đà, không có câu thơ tả mùa nào nhưng người đọc vẫn nhận ra dấu hiệu của mùa qua những tín hiệu và hình ảnh đặc trưng.

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trở đi trở lại trong thơ Tản Đà. Mỗi mùa mỗi sắc vẻ đặc trưng nhưng có lẽ điểm chung dễ nhận thấy trong hầu hết những bài thơ viết về bốn mùa là tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó và giao hòa với cảnh vật, đặc biệt là những tâm tư thầm kín.

Mùa xuân vốn là mùa của lộc non đâm chồi, vạn vật sinh sôi, là mùa của

những náo nức yêu thương, của hi vọng và sự sống ngập tràn. Với mỗi người An Nam, mùa xuân gắn liền với những khoái cảm thẩm mĩ về sự tinh khôi, thuần khiết, của sự khởi đầu nhiều hi vọng, chờ mong. Mùa xuân gieo hạt, để chờ đón sự sinh sôi, hứa hẹn mùa màng bội thu. Xuân đến thường gợi ý vị về sự đoàn viên, sum vầy, sung túc và khát vọng về cuộc sống tương lai. Từ lâu, mùa xuân đã trở thành nguồn đề tài bất tận cho người nghệ sĩ thỏa chí sáng tạo. Thi sĩ Tản Đà đã dành hẳn một tập Tản Đà xuân sắc để gửi hồn mình vào tình xuân mỗi khi Tết đến. Ông đã viết hàng loạt bài thơ về mùa xuân như: Gặp xuân, Xuân cảm, Xuân sầu, Nhớ xuân, Khóc xuân, Xuân tứ, Ngày xuân chúc

quốc dân, Ngày xuân thơ rượu… Trong thơ Tản Đà, sắc xuân hiện diện với tất cả dáng vẻ đặc trưng:

Tin xuân đến ngọn cây đào, Bảo cho hoa biết ra chào Chúa Xuân.

Mỗi năm xuân đến một lần,

Thiều quang chín chục xoay vần chẳng sai. (Vui xuân)

Chỉ một cành đào khoe sắc thắm, một cánh én chao liệng, đã đủ cho ta thấy xuân đến cạnh bên. Chúa Xuân ngự trị, ban phát niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài. Trong tâm hồn của con người luôn khát khao sống và hòa nhập, mùa xuân không còn chỉ là một mùa trong năm, mà còn trở thành chủ thể trữ tình để nhà thơ gửi gắm tâm tư:

Non sông như vẽ cỏ hoa tươi, Xuân mới năm nay đã đến rồi. Chín chục thiều quang giời ngó lại, Bốn nghìn lịch sử nước trôi xuôi. (Tân xuân cảm)

Hơi xuân, khí xuân ngập tràn khắp nơi nơi, làm cho cảnh vật tốt tươi, căng tràn sức sống:

Oanh én cỏ hoa mừng đón rước, Oanh gọi đầu cành, hoa cười xuân. Cỏ rợn chân giời, én liệng nước, Vạn vật đắc ý, người thanh tân. (Mừng xuân)

Tình xuân vì thế cũng nảy nở trong lòng người, đó có thể là nỗi nhớ “quan hà” trong cảnh xa xứ:

Giời xuân hoa thắm non xanh, Lơ thơ tóc trắng, một mình vào ra. Bắc Nam nhớ bước quan hà, Xa xa ngàn dặm đâu là cố nhân?

(Ngày xuân nhớ cảnh nhớ người xưa)

Cánh én đưa thoi gợi ý niệm về sự chảy trôi không ngừng của thời gian, thời gian vũ trụ và thời gian tâm cảm như hòa làm một trong tâm hồn người thi sĩ đa sầu, đa cảm:

Đầu xuân đã thấy thoi đưa én, Cuối chạp rồi xem tuyết điểm mai.

Còn Gặp xuân là gặp được bầu bạn, tri kỉ, tình xuân vì thế cũng thêm thắm thiết, lan tỏa:

Gặp xuân ta giữ xuân chơi, Câu thơ chén rượu là nơi đi về. Hết xuân, cạn chén, xuân về,

(Gặp xuân)

Tác giả Lê Xuân từng nhận định: “Mùa xuân của đất trời cứ theo quy luật của tạo hóa, tới rồi lại đi. Nó hiện hữu trên hoa đào, hoa mai khoe sắc, trên cánh én liệng giữa trời xanh, hay trên má gái chưa chồng. Với Tản Đà là còn rượu, còn thơ trước đã rồi mới còn xuân mãi. Nhưng nếu không còn mùa xuân thì thơ và rượu cũng trở nên vô nghĩa. Thế mới biết sắc xuân trong thơ ông

mãnh liệt biết dường nào! Bầu rượu túi thơ là niềm vui thanh cao, nguồn thi hứng của biết bao tao nhân mặc khách ngày trước” [54]:

Còn thơ, còn rượu, còn xuân mãi, Còn mãi xuân, còn rượu với thơ.

(Ngày xuân thơ rượu).

Bởi vậy, khi con cuốc ra rả gọi hè về, lòng thi nhân chợt chênh vênh, nuối tiếc chút dư vị của mùa xuân vương sót:

Ai khuyên con cuốc nó đừng kêu, Xuân đã qua rồi cứ gọi theo. Sao cứ lo ro trong bụi rậm, Lại còn eo óc với trời cao!

(Mắng con cuốc tiếc xuân)

Điều đáng nói trong những vần thơ viết về mùa xuân của Tản Đà là mối quan hệ giữa “sắc xuân” và “tình xuân”. Tất cả hiện diện trong hơi xuân, khí xuân đậm đà phong vị An Nam. Phải chăng, khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp chính là nguồn thi hứng bất tận để thi nhân gửi gắm tâm sự thời thế, vần xoay.

Mùa hạ: Nếu như mùa xuân hiện diện với những nét đặc trưng, trong cách

miêu tả trực tiếp của thi sĩ, thì cảnh sắc mùa hạ lại được miêu tả gián tiếp qua hình ảnh dòng sông, cánh diều, hoa sen,... Những hình ảnh đó xuất hiện trở đi trở lại rất nhiều, thành những môtíp quen thuộc trong thơ Tản Đà [Phụ lục 3].

Có câu thơ như tiếng reo vui mãn nguyện của thi nhân khi bắt gặp một đóa sen đầu hạ nở sớm:

Một đóa kia kìa nở trước tiên.

(Hoa sen nở trước nhất ở đầm)

Gắn với tuổi thơ mỗi người, gợi kí ức, hoài niệm, khát khao, ước vọng là những cánh diều no gió trong bầu trời mùa hạ:

Con đường vô ngạn khách đông tây, Ta nhớ ai mà mãi đứng đây.

Nước dợn sông Đà con cá nhảy, Mây trùm non Tản cái diều bay.

(Quê nhà chơi mát cảm hứng).

Âm thanh ra rả của tiếng cuốc kêu hay tiếng ve ngâm cũng gợi lên không gian mùa hạ:

Tiếc xuân, cuốc đã gọi hè, ai thương. Chàng ve khóc đòi ăn sương...

(Ếch mà)

Phải chăng cái oi nồng ngột ngạt vốn có của mùa hạ cũng trở nên dịu dàng hơn trong con mắt và tâm hồn đắm say của thi nhân.

Mùa thu: Bên cạnh mùa xuân thì mùa thu cũng xuất hiện với tần số dày

đặc trong thơ Tản Đà [Phụ lục 3]. Đặc trưng mùa thu An Nam là bầu trời trong xanh, thoáng đãng; tiết trời nhẹ nhàng, dễ chịu. Thu là mùa của hương cốm nồng nàn hòa trong đắm say hoa sữa. Thu là mùa của sắc hoa phơi phới khoe màu; mùa của lòng người xốn xang, dịu dàng. Với nhiều người, nhất là người nghệ sĩ đa sầu, đa cảm, mùa thu thường gợi cảm xúc buồn man mác, dịu ngọt. Viết về thu là cả một thách thức không hề nhỏ, bởi Đông, Tây, kim, cổ, đã có nhiều bài trở thành tuyệt tác. Ta hẳn không thể quên sắc thu trong Truyện Kiều

Trên cơ sở kế thừa tinh hoa của những nhà thơ lớp trước, Tản Đà lựa chọn cho mình một hướng đi khác biệt, độc đáo, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc khi viết về đề tài mùa thu An Nam.

Thu đến, mang theo khí thu và tiết thu nhẹ nhàng, xua tan bầu không khí ngột ngạt, oi nồng của mùa hạ:

Từ vào thu đến nay, Sương thu lạnh. Trăng thu bạch, Khói thu xây thành.

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh.

(Cảm thu, tiễn thu)

Thu là khúc giao mùa giữa hạ và đông. Trời thu mát mẻ, trong xanh, hơi thu lành lạnh. Ta chứng kiến một cuộc chuyển mình của đất trời trong khoảnh khắc vạn vật đất trời thay áo mới:

Trận gió thu phong rụng lá vàng, Lá rơi hàng xóm, lá bay sang.

(Gió thu)

Lòng người vì thế cũng trở nên dịu nhẹ, man mác, chất chứa nhiều tâm sự. Điều đáng nói, hơi thu và khí thu ấy là chất xúc tác khiến cho tình thu hòa quyện trong lòng thi sĩ.

Tác giả Đỗ Hà, trên báo Văn nghệ Vĩnh Phúc nhận định: “Trước cách mạng tháng Tám (năm 1945), cả dân tộc còn chìm trong cảnh lầm than, nô lệ, nước mất nhà tan, dưới gót giầy thực dân, bao trùm lên các bài thơ thu của Tản Đà trong thời gian này là tâm trạng chung của những người dân mất nước.

“Những rơi rụng biến đổi, mai một của thiên nhiên và cuộc đời khiến Tản Đà luôn mang trong lòng nỗi buồn man mác mỗi độ thu sang. Người buồn nên nhìn cảnh vật đâu đâu cũng buồn, cũng nhuốm màu tê tái. Trời thu ảm đạm, gió thu hiu hắt, lòng ngổn ngang trăm mối muộn phiền. “Cảm thu, tiễn thu” ra đời khi đó, là một trong những bài thơ hay nhất của người thi sĩ núi Tản sông Đà” [8]:

Sắc đâu nhuộm ố quan hà, Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương.

Nào người cố lý tha hương, Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?

Vẫn trong mạch cảm xúc về mùa thu buồn, ở một bài thơ khác, tác giả miêu tả:

Vàng bay mấy lá năm già nửa,

Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng! (Gió thu)

Bài thơ nói chuyện gió thu, nhưng dường như đó chỉ là cái cớ để thi nhân giãi bày tâm sự. Màu vàng của lá phong báo hiệu trời đã sang thu mà người thiếu phụ ấy sớm quên lời thề ước xưa với tình nhân!

Ở một bài thơ khác, mùa thu cũng được Tản Đà nhắc đến như một chất xúc tác gợi nỗi buồn vô định, khó tả trong lòng người:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi. Cung quế đã ai ngồi đó chửa, Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Thơ Tản Đà có không ít bài nói về nỗi buồn. Không buồn sao được khi mang thân phận người dân mất nước. Đó phải chăng cũng là nỗi buồn chung của thời đại. Có điều, những văn nghệ sĩ như Tản Đà thường nhạy cảm hơn nên nỗi buồn vì thế cũng thấm thía và dai dẳng hơn. Nhiều lần, thi sĩ muốn thoát tục lên tiên, lánh xa trần thế nhiễu nhương, đảo điên. Ý muốn có phần táo bạo là được lên cung trăng với chị Hằng, có lẽ cũng chỉ có ở Tản Đà. Gọi chị Hằng là chị và xưng em - Tản Đà như muốn nối gần khoảng cách thân tình. Nhưng hơn thế, ta thấy được cái ngông độc đáo trong tư tưởng của thi nhân. Buồn nhưng không bi lụy, đó là nỗi buồn của nhà nho ưu thời mẫn thế, đồng thời là của một trí thức bắt kịp xu thế thời đại. Điều này, hoàn toàn phù hợp với phong thái và phong cách thơ Tản Đà.

Mùa đông: xuất hiện với tần số ít hơn cả trong thơ viết về bốn mùa của

thi sĩ Tản Đà, mùa đông vẫn có được những nét đặc trưng vốn có. Mùa đông An Nam là nét đặc trưng của miền Bắc và Bắc Trung Bộ, thường kéo dài từ tháng mười đến hết tháng mười hai âm lịch hằng năm. Lúc này, tiết trời chuyển từ mát mẻ sang se lạnh và đỉnh điểm là buốt giá. Vạn vật, cây cối đã trút hết lá, bỏ lại cành cây trơ trụi, khẳng khiu trong gió rét. Đêm đông dường như cũng dài hơn, lòng người vì thế dường như cũng mang nhiều tâm sự, đặc biệt là thi nhân:

Trăm năm nghĩ đời người có mấy, Một đêm đông sao thấy dài thay.

Đêm trường nghĩ vẩn vơ lo, Cái lo vô tận bao giờ là xong.

(Đêm đông hoài cảm)

Cũng trong mạch cảm xúc về nỗi lo canh cánh của đấng nam nhi trong buổi đông về. Ở một bài thơ khác, Tản Đà giãi bày:

Lo đời chưa đã lại lo đông, Lo mãi cho mình hủ chẳng xong. Mặt nước khói tan chìm vía cá, Đầu non sương phủ rạn thân tùng.

(Hủ nho lo mùa đông)

Đằng sau nỗi lo mùa đông của Tản Đà là nỗi lo dân nước trước cảnh lầm than nô lệ. Đó là nỗi buồn lo của một con người có nhân cách và cốt cách.

Khi khảo sát thơ bốn mùa của Tản Đà, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với bài thơ “Đề tranh ở nhà một quan án sát, họ Mai”. Đây thực chất là chùm thơ bốn bài, viết theo thể thơ vặt (một thể thơ của Tản Đà). Nguyên văn chùm thơ như sau:

Cưỡi ngựa đi thăm bạn (Xuân)

Xanh xanh cỏ mọc chân trời, Xăm xăm trên ngựa nọ người đâu ta?

Tri âm ai đó? Dặm đường còn xa.

Trên ao sen chơi hoa (Hạ)

Hỏi hoa, hoa chẳng nói, Trông hoa hoa lại cười. Hoa nô cũng giống chơi bời, Yêu hoa hoa có yêu người hay không?

Nước xanh càng tỏ thức hồng.

Người cũng chưa già, Trăng cũng chưa già

Sông thu một khúc mặn mà cả hai. Trần ai, trăng hỡi yêu ai?

Đốt lò sưởi xem sách (Đông)

Tuyết sương lạnh ngắt sự đời, Đốt lò hương hỏi chuyện người đời xưa.

Chuyện xưa còn đó trơ trơ, Người xưa còn biết bây giờ là đâu?

Điểm độc đáo trong chùm thơ là cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được tác giả khéo vịnh. Trong cảnh có người, người lồng trong cảnh, chuyện người chuyện cảnh quấn quýt. Đó thực sự là bức tranh tâm cảm, bức tranh tứ bình nên thơ nên họa.

Như vậy, mỗi hình ảnh được gợi tả trong thơ Tản Đà, từ những tên đất, tên làng đến cảnh sắc bốn mùa xuân, hạ, thu, đông... đều thấm đẫm phong vị làng quê thân thuộc, gần gũi, mang hồn cốt và thần thái An Nam. Mỗi người đều có thể bắt gặp hình ảnh của mình, của làng quê mình trong mỗi tứ thơ Tản Đà. Điều đó, khiến ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm gắn bó với làng quê xứ sở. Và phải chăng, đó cũng là sự đồng điệu, tri âm giữa các thế hệ bạn đọc với tâm hồn thi nhân.

1.4. Phong vị An Nam qua đời sống xã hội

1.4.1. Ẩm thực An Nam

Một trong những nét độc đáo làm nên bản sắc An Nam chính là ẩm thực của người An Nam. So với các nước phương Tây, ta thuộc nền nông nghiệp lúa

nước, bởi vậy, trong bữa ăn thường ngày của người An Nam chúng ta không thể thiếu cơm gạo. Ngoài cơm gạo là phổ biến, người Việt ta còn rất chú trọng tới các loại gia vị góp phần giúp mâm cơm người Việt thêm phong phú, đậm đà. Cũng chính bởi nét độc đáo đó mà ẩm thực của người An Nam ta ít nhiều có những nét khác biệt so với bất cứ quốc gia và khu vực nào trên thế giới.

Thi sĩ của núi Tản sông Đà từng được coi là người “sành điệu” vào hàng bậc nhất trong nghệ thuật ẩm thực:

Thú ăn chơi cũng gọi rằng, Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian? (Thú ăn chơi)

Nói đến sự ăn, đối với Tản Ðà không phải là gặp sao ăn vậy như ta vẫn làm. Ông không những đã nâng ăn lên thành nghệ thuật mà còn kèm theo triết lý “Ăn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ thuật viết văn”. Ngoài việc viết văn ông luôn nghĩ cách chế biến, gia giảm thế nào cho các món ăn được tinh xảo hơn. Có khá nhiều giai thoại thú vị về tài ẩm thực của Tản Đà, kể cả chuyện ông rán đậu hay ngâm măng ớt cũng phải theo công thức. “Những món ăn do tự tay thi sĩ chế biến như được thổi vào đó niềm đam mê và tình yêu đối với ẩm thực An Nam, nên nếu gặp những người biết thưởng thức nữa thì quả thực đó là sự gặp gỡ giữa những người tri âm tri kỉ, mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong vị an nam trong thơ tản đà (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)