Ẩm thực An Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong vị an nam trong thơ tản đà (Trang 37 - 45)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.4. Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua đời sống xã hội

1.4.1. Ẩm thực An Nam

Một trong những nét độc đáo làm nên bản sắc An Nam chính là ẩm thực của người An Nam. So với các nước phương Tây, ta thuộc nền nông nghiệp lúa

nước, bởi vậy, trong bữa ăn thường ngày của người An Nam chúng ta không thể thiếu cơm gạo. Ngoài cơm gạo là phổ biến, người Việt ta còn rất chú trọng tới các loại gia vị góp phần giúp mâm cơm người Việt thêm phong phú, đậm đà. Cũng chính bởi nét độc đáo đó mà ẩm thực của người An Nam ta ít nhiều có những nét khác biệt so với bất cứ quốc gia và khu vực nào trên thế giới.

Thi sĩ của núi Tản sông Đà từng được coi là người “sành điệu” vào hàng bậc nhất trong nghệ thuật ẩm thực:

Thú ăn chơi cũng gọi rằng, Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian? (Thú ăn chơi)

Nói đến sự ăn, đối với Tản Ðà không phải là gặp sao ăn vậy như ta vẫn làm. Ông không những đã nâng ăn lên thành nghệ thuật mà còn kèm theo triết lý “Ăn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ thuật viết văn”. Ngoài việc viết văn ông luôn nghĩ cách chế biến, gia giảm thế nào cho các món ăn được tinh xảo hơn. Có khá nhiều giai thoại thú vị về tài ẩm thực của Tản Đà, kể cả chuyện ông rán đậu hay ngâm măng ớt cũng phải theo công thức. “Những món ăn do tự tay thi sĩ chế biến như được thổi vào đó niềm đam mê và tình yêu đối với ẩm thực An Nam, nên nếu gặp những người biết thưởng thức nữa thì quả thực đó là sự gặp gỡ giữa những người tri âm tri kỉ, mà theo Tản Đà: Có món ăn ngon mà không có người biết ăn cùng ăn cũng bực mình như có bài văn hay đọc cho người không biết nghe văn. Sự ngon đối với Tản Đà là một sự hạn hữu ở trong đời. Muốn ăn ngon cần phải có nhiều điều kiện như: “Đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon và người cùng ăn phải ngon”. Bởi ông quan niệm, có cái ăn đã không dễ, để được ăn ngon còn khó hơn rất nhiều! Muốn ăn ngon cũng cần lắm bao công phu, tâm huyết. Vì đã nâng sự ăn lên nghệ thuật mà món ăn thiếu một múi chanh hay quả ớt cũng làm

ông khó chịu như đọc một câu văn lạc điệu” [40]. Ngẫm lại, cách đây gần trọn thế kỉ mà người thi sĩ của sông núi ấy đã làm phong phú thêm vị giác và thị giác chúng ta bằng các món ăn như: Nem gà, cá nhồi cá, cá dầm dấm, cá bọc lá chuối nướng, lòng cá, tôm rán, ớt ngâm, đậu rán... trong những công thức chế biến hết sức cầu kì, thậm chí có phần phiền phức, mới thấy, quả là thi sĩ đã có tầm nhìn xa trông rộng, đi trước thời đại.

Nhưng thú ăn chơi của Tản Đà cũng không phải là cao lương mĩ vị quá xa xỉ, tốn kém; mà đơn giản chỉ là những thức quà đặc trưng của mỗi vùng quê, thậm chí chỉ là cơm vừng, nem dê hay chén rượu nồng:

Cơm vừng thơm khác kiểu cơm thường. Nem dê, ngon béo lạ thường,

Rượu ngon chuốc chén, hai chàng cùng xơi.

(Lưu Nguyễn vào Thiên Thai) Thi sĩ đã từng tổng hợp lại những món ăn dân dã, mộc mạc, mang phong vị làng quê của mỗi vùng miền trong một bài thơ dài:

Thú ăn chơi cũng gọi rằng, Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian.

Hà tươi cửa biển Tu Ran,

Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà. (Thú ăn chơi)

Từ ngọn rau bí Thuận An, đến ngọn rau sắng chùa Hương; từ chén cà xứ Nghệ đến bát mắm Long Xuyên; từ anh hát xẩm đến chị làng chài, đều tỏa đượm những màu sắc tình ý thực đậm đà, quyến rũ trong văn thơ ông. Hà tươi, nước mắm, cà muối, cá tra, trà xanh, rau bí, cơm tàu, bánh chưng xanh, sơn

dương, sò huyết, cá đối, lợn rừng, là những đặc sản từ Bắc chí Nam, khi đi vào thơ Tản Đà trở nên như quen, như lạ, đánh thức các giác quan du khách gần xa.

Nước mắm là một thức gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Để có được bát mắm thơm ngon đúng vị, người dân phải trải qua thời gian ngâm ủ, bảo quản công phu, qua nhiều công đoạn. Nếu để ý, ta sẽ thấy trong mâm cơm người Việt, bao giờ bát nước mắm cũng được đặt ở vị trí trung tâm. Chính bản thân điều này đã nói lên giá trị kết nối của bát nước mắm đối với những thành viên trong gia đình. Vị mặn đậm đà, thơm ngon của mắm như hội tụ bao tinh túy của đất trời và lòng người.

Với mỗi người An Nam, món cà muối không còn xa lạ, thậm chí đã trở nên quá đỗi thân thuộc trong mâm cơm người bình dân. Từ trong truyền thuyết Thánh Gióng, quả cà muối của dân ta đã góp phần nuôi Gióng lớn khôn, trở thành chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh, đủ sức, đủ tài xông vào phá tan thế giặc, giải phóng quê hương; đến quả cà dầm tương trong câu ca quen thuộc, thấm đượm nghĩa tình chung thủy sắt son:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

(Ca dao)

Trong thơ của Tản Đà, một lần nữa quả cà muối được nâng lên thành đặc sản của một vùng quê, đại diện cho tình làng nghĩa xóm giản dị, mộc mạc mà đậm đà, vương vấn.

Bài thơ đã góp phần tổng kết lại thú ăn chơi của Tản Đà, cũng là tổng hợp những đặc sản ẩm thực và thú chơi độc đáo của mỗi vùng quê trên đất nước ta. Trên báo Thanh niên, số ra ngày 8/5/2010, tác giả Hà Đình Nguyên có phân tích về bài thơ này của Tản Đà, chúng tôi xin phép được trích lược một đoạn như sau: "... Chính Tản Đà cũng đã nhiều lần "định nghĩa" về ẩm thực: "Đồ ăn

không ngon thời không ngon. Chỗ ăn không ngon thời không ngon. Không có người cùng ăn cho ngon thời không ngon..." hoặc: "Ăn là tất cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ thuật viết văn". Nói chuyện văn chương ông cũng ví von với chuyện ẩm thực: "Văn chương có giống như mâm gỏi. Đĩa cá lạng, đĩa dấm ngọt thời người thường dễ ăn. Còn miếng mắt, miếng xương phải đợi con nhà gỏi... Văn chương có giống như thịt chim: xào, thuôn nướng, chả thì dễ chín, hấp cách thủy lửa không đến mà nhừ hơn...". Bài thơ kết thúc bằng mấy vần thơ tâm tư:

"Nay về Bất Bạt quê nhà,

Sông to, cá nhớn lại là thứ ngon.

Vắng bạn bè, có vợ con,

Xa xôi xã hội, vuông tròn thất gia.

Đó là sự trở về trong không khí quê hương Bất Bạt (Làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ) của Tản Đà để thưởng thức món cá sông quê, đặc biệt, được sống trong tình cảm gia đình, bên vợ con tề tựu. Để rồi, ông lại được tiếp thêm sức mạnh và tâm huyết cho những chuyến du hí “ăn chơi”, đi khám phá những miền đất mới và thưởng thức thêm những đặc sản của núi sông, đất nước.

Cứ mỗi độ xuân về, du khách thập phương lại nô nức trảy hội chùa Hương, nơi "bầu trời cảnh bụt" để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, mong cho cả một năm mới an khang, thịnh vượng, lòng chúng ta lại bâng khuâng nhớ tới mấy câu thơ của thi sĩ Tản Ðà:

Nước non muôn dặm đường trường, Hỡi ai “rau sắng chùa Hương” biết cùng?

(Qua cầu Hàm Rồng hứng bút)

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa. Mình đi, ta ở lại nhà,

Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

(Muốn ăn rau sắng chùa Hương) Xung quanh bài thơ này, có một giai thoại khá đặc biệt về Tản Đà, chuyện kể rằng: Tản Đà rất thích món rau sắng. Nửa đời Nam Bắc Tây Đông nhưng Tản Đà vẫn dành thời gian một năm đôi lần về thăm quê hương rau sắng (quê vợ ông). Một dạo vì quá bận cho việc ra đời một tờ báo, Tản Đà (lúc này là chủ bút), không về được Chùa Hương. Và bài thơ ngắn trên được đăng trên báo trong hoàn cảnh ấy. Ít lâu sau thi sĩ nhận được một bó rau sắng vẫn còn tươi được gửi từ nhà dây thép Phủ Lý. Người gửi không hề ghi địa chỉ mà chỉ có bài thơ họa lại thơ Tản Ðà, với dòng chữ "Ðỗ tang nữ bái tặng" (Người con gái hái dâu họ Ðỗ tặng):

Kính dâng rau sắng chùa Hương, Tiền đò đỡ tốn, con đường đỡ xa.

Không đi thì gửi lại nhà,

Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.

Chuyện thơ, chuyện rau trở thành giai thoại của làng văn. Tại sao thi sĩ Tản Ðà lại muốn ăn rau sắng đến vậy? Thực ra, trong các món ẩm thực của người Việt, rau sắng là món ăn cao quý. Nó quý bởi nó hiếm, chỉ mùa xuân mới có và chỉ có ở một số nơi. Nó quý bởi nó ngon và bổ. Các nhà khoa học khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong rau sắng đã chỉ ra loại rau này lành tính, không nóng cũng không lạnh. Ăn vào thấy ngon miệng, người già yếu thấy khỏe ra. Rau sắng có hai loại: loại dây và loại cây. Loại dây leo chằng chịt như cây sắn dây, gốc chỉ bằng ngón chân cái, nhưng mọc rất khỏe. Nó bám vào các

cây khác và leo trên vách đá. Người đi hái rau sắng phải là người có kinh nghiệm và có sức khỏe để leo trèo và đề phòng rắn độc cắn hoặc đá lở. Ðồng thời phải biết phân biệt đâu là chỗ có rau sắng giữa bạt ngàn bụi cây trong rừng. Cây sắng dây mọc rất tốt, lá non và to như lá chè tươi nhưng mềm mại hơn. Loại này rẻ so với loại rau sắng cây. Khi có sấm là sẽ già mau, ăn mất ngon. Rau sắng nấu canh suông, ngon nhất là nấu với mắm tép. Mắm tép phải cho vào nước lạnh. Bát canh múc lên vừa có vị thơm ngọt của cây rau vùng sơn cước, lại vừa có vị ngọt đượm của mắm tép vùng đồng bằng. Còn nấu lẫn với những thứ khác như cua đồng, thịt nạc, các loại cá thì nấu với cá chối là tuyệt [56]. Vậy ngót một thế kỷ nay rau sắng nổi tiếng vì ngon hay nổi tiếng bàithơRau sắng Chùa Hương của Tản Đà? Nhưng hình như từ đó rau sắng nổi tiếng ở khắp ba kỳ.

Hay như việc được biếu món “hà” (còn gọi là hà biển, có họ với cua và tôm hùm), là loài đọng vật chân khớp đặc biệt, sinh sống ở vùng nước mặn, thường là vùng nước nông và thủy triều. Hà biển có hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn ưa thích của nhiều người) [56], cũng làm nhà thơ sung sướng thưởng thức:

Thức ăn đến nó là thanh,

Mở ra chỉ một múi chanh vắt vào. Nuốt trôi mát ruột làm sao,

Lâu nay mới thoả ước ao ăn hà. Cám ơn anh bếp cho quà,

Gia Long số bảy, người nhà ông Lan.

Ngẫm, cái sự "ăn chơi" của thi sĩ Tản Đà cách đây gần một thế kỷ quả là đáng nể! Trong bài Tản Đà, một kiếm khách (Tao Đàn 1939), nhà văn Nguyễn Tuân kể rằng: Có một hôm, những người đang tắm biển ở bãi tắm Sầm Sơn bỗng giật mình vì thấy Tản Đà bơi một mình ra mũi Kẻ Cổ Rùa, nơi chỉ có những người bơi tài và mạo hiểm mới dám ra. Tưởng để làm gì, hóa ra ông cố bơi ra đấy để "nhậu" tại trận. Ngồi trên tảng đá sống trâu, ông tháo bầu rượu dắt ở thắt lưng ra, mở nút và tu ừng ực, rồi lấy mũi dao nhọn nạy những con hàu đang bám vào đá, tợp chúng với rượu một cách ngon lành giữa một vùng đỏ ối bóng tà dương... "Bữa tiệc rượu" có một không hai này của Tản Đà đã in đậm trong trí Nguyễn Tuân để tác giả “Vang bóng một thời” kể lại bằng một giọng văn hết sức hào sảng, khoái hoạt.

Từ bối cảnh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, với đại đa số nhân dân An Nam lúc bấy giờ, ăn chỉ cầu no chứ sao dám cầu ngon. Nhưng Tản Đà lại hướng tới chuyện ăn uống như một nét đẹp ẩm thực. Từ đó, nâng chuyện ăn uống lên tầm nghệ thuật. Đối với Tản Đà thì nghệ thuật ăn uống thật độc đáo. Bởi niềm đam mê ẩm thực An Nam cộng với quan điểm có phần khác biệt, đi trước thời đại nên ông tìm tòi cách chế biến để biến những thứ thực phẩm bình thường, dân dã thành những món ăn ngon độc đáo. Khi trở thành nghệ thuật, những món ăn đó sẽ đem lại niềm khoái cảm thẩm mĩ sâu sắc cho thi nhân, giúp tinh hoa của ông phát tiết để cống hiến cho đời những tác phẩm văn thơ trác tuyệt.

Nhà phê bình Hoài Nam trong bài viết Tản Đà trong mắt người cùng thời

có nhấn mạnh: “Dấu ấn rất đậm nét mà Tản Đà - trong vai một người của cuộc đời thực, để lại trong kí ức những người cùng thời không gì khác hơn là sự ăn uống và cái cung cách ăn uống có phần lạ đời của ông...”. Phải chăng, chính những thói quen và quan niệm ăn uống đặc biệt được nâng lên thành nghệ thuật của Tản Đà đã giúp ông có được cái nhìn say mê với những món ăn dân dã,

mộc mạc của làng quê. Hơn hết, đó chính là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong con người thi sĩ Tản Đà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong vị an nam trong thơ tản đà (Trang 37 - 45)