5. Đề nghị:
2.2.3. Phân tích thực trạng huy động vốn tại PGD Gia Nghĩa
Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động tại chỗ chính là nguồn tiền gửi, nguồn vốn từ Hội sở là nguồn vốn đi vay (mua lại vốn từ Hội Sở), còn lại là nguồn vốn khác. Mục đích của bài báo cáo này là tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại PGD Gia Nghĩa nên ta chỉ xét đến phần nguồn vốn huy động tại chỗ. Vì đây là phần vốn mà PGD thực sự huy động từ nền kinh tế.
a. Phân theo đối tượng.
Có 2 đối tượng chủ yếu gửi tiền là cá nhân và tổ chức. Trong khu vực thị xã Gia Nghĩa, đối tượng cá nhân gửi tiền là dân cư trong khu vực, tiểu thương và nông dân có tiền nhàn rỗi còn đối tượng tổ chức là những doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương. Bảng số liệu huy động vốn theo đối tượng như sau:
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng từ năm 2013 – 2015.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
1. Cá nhân 44.668.237.089 78,35% 82.097.717.847 70,13% 123.648.377.634 63,17%
2. Tổ chức 12.342.914.269 21,65% 34.967.329.703 29,87% 72.090.703.629 36,83%
Tổng cộng 57.011.151.358 100% 117.065.047.550 100% 195.739.081.263 100%
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Biểu đồ 2.2: Tốc độ huy động vốn theo đối tượng từ năm 2013 – 2015.
Ta có nhận xét chung về tình hình huy động vốn theo đối tượng của PGD Gia Nghĩa như sau: Trong 3 năm hoạt động nhìn chung nguồn tiền gửi tăng mạnh, lượng tiền gửi của các đối tượng khác nhau đều tăng. Nguồn tiền gửi từ cá nhân luôn chiếm tỷ trong cao, tuy nhiên tỷ trọng trong nguồn vốn giảm dần qua các năm, ngược lại nguồn tiền gửi từ nhóm tổ chức có tỷ trọng tăng qua từng năm. Cụ thể, nguồn tiền từ cá nhân giảm dần từ 78,35% năm 2013 xuống 70,13% năm 2014 và 63,17% năm 2015, tuy nhiên lượng tiền huy động được từ nhóm này tăng liên tục từ 44.668.237.089 đồng năm 2013 lên 82.097.717.847 đồng và 123.648.377.634 đồng năm 2015. Nguồn tiền từ tổ chức cũng liên tục tăng về số lượng cũng như tỷ trọng,
năm 2013 huy động được 12.342.914.269 đồng chiếm tỷ trọng 21,65%, năm 2014 huy động tăng đạt 34.967.329.703 đồng chiếm tỷ trọng 29,87% và năm 2015 số tiền huy động là 72.090.703.629 đồng chiếm tỷ trọng 36,83%. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên chứng tỏ PGD Gia Nghĩa đã tạo được niềm tin cho khách hàng, nâng cao vị thế và hình ảnh cho ngân hàng.
b. Phân theo thời gian.
Phân theo thời gian ta có gửi tiền không kỳ hạn và có kỳ hạn. Trong gửi tiền có kỳ hạn thường có những kỳ hạn chủ yếu là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Chi tiết thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2013 – 2015
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1. Không kỳ hạn 15.575.446.551 27,32% 35.271.698.827 30,13% 67.216.800.506 34,34% 2. Có kỳ hạn 41.435.704.807 72,68% 81.793.348.723 69,87% 128.522.280.757 65,66% 3 tháng 12.713.486.753 22,30% 25.567.006.385 21,84% 40.185.233.383 20,53% 6 tháng 11.772.802.755 20,65% 22.979.868.834 19,63% 35.937.695.320 18,36% 9 tháng 9.030.566.375 15,84% 16.763.714.809 14,32% 25.955.002.175 13,26% 12 tháng 4.110.504.013 7,21% 8.557.454.976 7,31% 14.328.100.748 7,32% > 12 tháng 3.808.344.911 6,68% 7.925.303.719 6,77% 12.116.249.130 6,19% Tổng cộng 57.011.151.358 100% 117.065.047.550 100% 195.739.081.263 100%
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông) Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Biểu đồ 2.4: Tốc độ huy động vốn có kỳ hạn từ năm 2013 – 2015.
Từ những số liệu có trên ta có thể thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian, nguồn vốn có kỳ hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng rất lớn, gần như nguồn vốn hoạt động kinh doanh đến từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Trong năm 2013 nguồn vốn có kỳ hạn huy động được 41.435.704.807 đồng chiếm tỷ trọng 72,68% gấp gần 3 lần nguồn vốn không kỳ hạn, năm 2013 nguồn vốn không kỳ hạn huy động được là 15.575.446.551 đồng (chiếm tỷ trọng 27,32%). Qua năm 2014 khoảng cách này đã dần thu hẹp khi nguồn vốn có kỳ hạn tiếp tục tăng lên 81.793.348.723 đồng tăng hơn 2 lần so với thời điểm năm 2013 chiếm tỷ trọng 69,87% trong cơ cấu nguồn vốn gấp hơn 2 lần so với nguồn vốn không kỳ hạn, năm 2014 vốn không kỳ hạn huy động được tăng nhanh lên mức 35.271.698.827 đồng chiếm tỷ trọng 30,13%. Không dừng lại ở đó năm 2015 tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn tiếp tục tăng mạnh
vốn có kỳ hạn, nguồn vốn có kỳ hạn năm 2015 huy động được là 128.522.280.757 đồng vẫn có xu hướng tăng nhưng mức tăng không bằng nguồn vốn không kỳ hạn nên tỷ trọng giảm xuống rõ rệt. Đây là những con số đáng mừng, vì nguồn vốn cần cho hoạt động kinh doanh liên lục tăng giúp PGD có những chiến lược kinh doanh thuận lợi.
Nguồn vốn có kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn, kỳ hạn càng dài nguồn vốn càng ổn định. Qua bảng số liệu và biểu đồ, nhìn chung tỷ trọng những kỳ hạn ngắn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm còn tỷ trọng kỳ hạn trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.
Kỳ hạn 3 tháng là kỳ hạn ngắn mà PGD huy động từ dân cư. Tỷ trọng của nó giảm nhẹ qua các năm từ 22,30% năm 2013 xuống 21,84% năm 2014 và 20,53% năm 2015. Ứng với tỷ trọng đó là số tiền thực tế huy động được qua các năm lần lượt là 12.713.486.753 đồng năm 2013, 25.567.006.385 đồng năm 2014 và 40.185.233.383 đồng năm 2015, nguồn vốn năm sau tăng cao hơn năm trước tuy nhiên tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là 101,10% còn năm 2015 so với năm 2014 đã giảm xuống còn 57,18%. Kỳ hạn 3 tháng thu hút nhiều khách hàng quan tâm.
Số tiền huy động được từ kỳ hạn 6 tháng lần lượt qua các năm là 11.772.802.755 đồng (2013), 22.979.868.834 đồng (2014) và 35.937.695.320 đồng (2015). So với kỳ hạn 3 tháng thì kỳ hạn 6 tháng năm 2013 chiếm tỷ trọng thấp hơn (20,65%) nhưng tỷ trọng này giảm xuống còn 19,63% năm 2014 và 18,36% năm 2015. Tốc độ tăng trưởng trong huy động năm 2014 so với 2013 rất cao, lên đến 95,19% nhưng qua năm 2015 tốc độ tăng này đã giảm xuống còn 56,39%. Qua đó cho ta thấy kỳ hạn 6 tháng vẫn được khá nhiền khách hàng quan tâm.
Kỳ hạn 9 tháng, năm 2013 PGD huy động được 9.030.566.375 đồng chiếm tỷ trọng 15,84%. Qua năm 2014 nguồn vốn ở kỳ hạn này huy động được 16.763.714.809 đồng tăng 85,63% so với năm 2013 nhưng tỷ trọng trọng cơ cấu nguồn vốn giảm xuống còn 14,32%. Năm 2015 huy động tăng 54,83 so với năm 2014, con số huy động vốn năm 2015 là 25.955.002.175 đồng chỉ chiếm 13,26%. Tuy số tiền huy động được vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng trong nguồn vốn giảm đều qua các năm.
Kỳ hạn 12 tháng được huy động cụ thể như sau, năm 2013 PGD chỉ huy động được 4.110.504.013 đồng, chiếm tỷ trọng 7,21%. Nhưng qua năm 2014 tốc độ tăng lên đến 108,19%, số tiền huy động được gấp 2 lần so với năm 2013, cụ thể số tiền huy động được ở năm 2014 là 8.557.454.976 đồng chiếm 7,31% tỷ trọng nguồn vốn huy động. Năm 2015 PGD huy động được 14.328.100.748 tăng 67,43%, tuy nhiên tỷ trọng trong nguồn vốn chỉ tăng lên 0,01% (chiếm 7,32%). Qua đó ta có thể thấy mức độ quan tâm của khách hàng tỷ lệ nghịch với thời gian gửi tiền vào ngân hàng, những kỳ hạn càng cao thì nhu cầu càng giảm.
Những kỳ hạn trên 12 tháng rất ít được khách hàng quan tâm vì thời gian gửi tiền quá lâu trong khi nhu cầu của họ thì không thể đoán trước được, cụ thể: năm 2013 huy động được 3.808.344.911 đồng chỉ chiếm tỷ trọng 6,68%. Năm 2014 số tiền huy động được gấp 2 lần so với năm 2013 (tăng 108,10%), tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chỉ tăng nhẹ lên mức 6,77%. So với năm 2014 mức tăng năm 2015 thấp hơn, số tiền huy động được 12.116.249.130 đồng tăng 52,88%, số tiền huy đồng tăng gấp rưỡi so với năm 2014 và tỷ trọng 6,19%.
Giai đoạn 2013 – 2015, cơ cấu nguồn vốn của PGD Gia Nghĩa có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là tiền gửi không kỳ hạn tăng dần tỷ trọng, đến năm 2015 chỉ còn bằng chưa đầy 1/2 lần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ trọng của những khoản tiết có kỳ hạn giảm dần, kỳ hạn ngắn thường có lượng khách hàng quan tâm nhiểu hơn. Và lượng tiền huy động được tăng đều qua các năm cho thấy những chiến lược kinh doanh của PGD đã đạt được những hiệu quả nhất định.
c. Phân theo mục đích
Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng thường là để đảm bảo an toàn cho món tiền dành dụm được cũng như đảm bảo khả năng sinh lời cho món tiền khi mà khách hàng không có khả năng kinh doanh hoặc không muốn mạo hiểm kinh doanh nhưng vẫn muốn sinh lời từ khoản tiền đó. Ngoài ra khách hàng gửi tiền vào ngân hàng còn vì mục đích nhờ ngân hàng thanh toán những khoản chi tiêu của mình. Để thấy rõ hơn ta có bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn theo mục đích từ năm 2013 – 2015.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1. Thanh toán 11,607,470,416 20.36% 29,640,870,040 25.32% 60,992,297,721 31.16%
2. Tiết kiệm 45,403,680,942 79.64% 87,424,177,510 74.68% 134,746,783,541 68.84%
Tổng cộng 57,011,151,358 100% 117,065,047,550 100% 195,739,081,263 100%
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Biểu đồ 2.5: Tốc độ huy động động vốn theo mục đích từ năm 2013 – 2015.
Dựa vào số liệu thu thập được ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn tỷ trọng nguồn vốn dùng để tiết kiệm lên đến 79,64% năm 2013 gấp gần 4 lần so với nguồn vốn thanh toán (20,36%). Năm 2014 tỷ trọng nguồn vốn tiết kiệm giảm nhẹ xuống còn 74,68% gấp gần 3 lần tỷ trọng nguồn vốn thanh toán. Đến năm 2015 nguồn vốn dùng để thanh toán tăng lên mức 31,16% bằng khoảng ½ lần so với nguồn vốn tiết kiệm. Và nhìn vào biểu đồ trực qua ta thấy tốc độ tăng của nguồn vốn là rất cao. Qua đó ta thấy được cơ cấu nguồn vốn của PGD ổn định. Đảm bảo hoạt động và chi trả cho khách hàng.