5. Đề nghị:
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Hội sở Sacombank
Năm 1991, 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia trải qua quá trình sát nhập và hình thành nên ngân hàng TMCP Thương Tín Sài Gòn hay còn gọi với tên giao dịch quốc tế là Sacombank. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, với khởi điểm 3 tỷ đồng vốn điều lệ, 100 tỷ đồng tổng tài sản và 100 cán bộ nhân viên, qua 24 năm hoạt động ngân hàng đã có những bước tiền thần kỳ để đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Tính đến thời điểm 04/03/2016 vốn chủ sở hữu đạt 22.182 tỷ đồng, vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng; nguồn nhân lực trên 15.600 cán bộ nhân viên; mạng lưới hoạt động 583 điểm giao dịch, gồm 572 chi nhánh, phòng giao dịch tại 48 tỉnh thành Việt Nam và 2 ngân hàng con cùng 9 chi nhánh trực thuộc tại Lào và Campuchia.
Với thành tích và quy mô đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín hiện xếp ở vị trí thứ 5 sau 4 ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Argibank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinabank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Là ngân hàng đứng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Phòng giao dịch Gia Nghĩa
Nằm trên quốc lộ 14, cách Tp. Hồ Chí Minh 225 km, cách Tp. Buôn Mê Thuột 120km Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Thị xã Gia Nghĩa có diện tích 283,74 km2, dân số 54.517 người, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cũng như nằm trong kế hoạch mở rộng mạng lưới khắp các tỉnh Tây Nguyên của Sacombank. Vì vậy sự ra đời của Phòng giao dịch Gia Nghĩa là điều tất yếu.
Ngày 04/07/2012: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Phòng giao dịch Gia Nghĩa (trực thuộc Chi
nhánh Đăk Nông) tại địa chỉ số 90 Trương Định, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động PGD Gia Nghĩa.
Chức năng.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Phòng giao dịch là hoạt động huy động vốn và cho vay. Ngân hàng có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, các tổ chức tư nhân, các cá nhân, hộ kinh doanh, nông dân với các đặc trưng:
- Phòng giao dịch Gia Nghĩa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp lệnh của Ngân hàng Nhà nước.
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi của khách hàng bằng tiền VNĐ. - Sử dụng vốn: Cung cấp tín dụng, đầu tư, chuyển vốn về Hội Sở.
- Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, nhận thanh toán cước điên thoại, tiền điện, … cho khách hàng.
- Cung cấp những dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, cùng những dịch vụ khác dành cho khách hàng.
Nhiệm vụ.
- Là cầu nối nền tài chính quốc gia.
- Là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.
- Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của PGD Gia Nghĩa.
Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch bao gồm: - Trưởng phòng giao dịch.
- Phó phòng.
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của phòng giao dịch.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Trưởng phòng giao dịch: là người chịu trách nhiệm chung trong mọi hoạt động của phòng giao dịch; trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành các nghiệp vụ kinh doanh và cấp tín dụng trong phạm vi được cho phép theo quy định.
- Phó phòng: là người đứng đầu một bộ phận của PGD. Chỉ đạo, giám sát nhân viên làm việc theo đúng quy trình tại bộ phận do mình quản lý.
- Bộ phận dịch vụ khách hàng:
Chuyên viên khách hàng: thực hiện những nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn lực của xã hội, thực hiện giải ngân hồ sơ tín dụng cho khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, quản lý dư nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau khi cho vay.
Chuyên viên tư vấn: Thực hiện, giám sát, điều phối khu vực sảnh giao dịch. Tư vấn, giải đáp thông tin khách hàng và bán hàng tại chỗ.
Trưởng Phòng Giao Dịch
Bộ Phận Dịch Vụ Khách Hàng (Phó Phòng)
Bộ Phận Kế Toán & Quỹ (Phó Phòng) Chuyên Viên Khách Hàng Chuyên Viên Quản Lý Tín Dụng Giao Dịch Viên Giao Dịch Viên Quỹ Nhân Viên Hỗ Trợ Thủ Quỹ Chuyên Viên Tư Vấn
Chăm sóc khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Thực hiện công tác báo cáo các chỉ tiêu theo chức năng đảm trách.
Chuyên viên quản lý tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ về quy trình triển khai phán quyết tín dụng. Có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát hồ sơ tín dụng, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ.
Nhân viên hỗ trợ: Thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm. Thực hiện công tác tiếp nhận, giám sát áp tải hàng hóa cầm cố/thế chấp. Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra định kỳ hàng hóa cầm cố/thế chấp tại kho quản chấp.
- Bộ phận kế toán và quỹ:
Giao dịch viên: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo nhu cầu khách hàng, chuyển tiền từ các ngân hàng trong và ngoài hệ thống, mở tài khoản cho khách hàng có nhu cầu và các dịch vụ thanh toán khác.
Giao dịch viên quỹ: Thu chi tiền mặt, tài sản có giá trị, giấy tờ có theo phân công ủy quyền. Kiểm đếm, đóng bó, giao nhận và vận chuyển tiền mặt đúng quy định
Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phù hợp phát sinh, đảm bảo việc thực hiện chính xác, kịp thời chế độ kho quỹ. Phát hiện tiền giả và ngăn chặn kịp thời, xác định loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đăk Nông – PGD Gia Nghĩa. Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đăk Nông – PGD Gia Nghĩa. 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Gia Nghĩa từ năm 2013 -
2015.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào và ngân hàng không phải là điều ngoại lệ. Hơn nữa, ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy mục tiêu đạt lợi nhuận cao mà rủi ro thấp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi ngân hàng. Để rõ hơn về kết quả kinh doanh của phòng giao dịch Gia Nghĩa trong thời gian qua ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD Gia Nghĩa từ năm 2013 – 2015. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 I. Tổng doanh thu 21.742.170.202 33.160.780.648 46.871.760.912 1. Hoạt động tín dụng 20.965.356.103 31.448.034.155 44.612.487.904 2. Dịch vụ thanh toán và quỹ 733.787.464 1.653.425.230 2.165.231.056 3. Thu nhập bất thường 29.368.741 36.535.107 58.615.169 4. Hoạt động khác 13.657.894 22.786.156 35.426.783
II. Tổng chi phí 18.149.339.626 25.806.374.451 35.746.261.986
1. Lãi huy động 4.560.892.103 9.365.203.804 15.659.126.501 2. Lãi điều hòa vốn 9.367.236.503 11.726.458.706 14.365.156.708 3. Chi phí điều hành 3.985.361.215 4.332.453.504 5.032.165.475 4. Nộp thuế và phí 79.286.301 105.361.203 263.214.598 5. Chi phí khác 156.563.504 276.897.234 426.598.704
III. Lợi nhuận 3.592.830.576 7.354.406.197 11.125.498.926
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Bảng 2.2: So sánh tình hình hoạt động kinh doanh của PGD Gia Nghĩa từ năm 2013 – 2015 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 Chênh lệch % Chênh lệch % I. Tổng doanh thu 11.418.610.446 52,52% 13.710.980.265 41,35% 1. Hoạt động tín dụng 10.482.678.052 50,00% 13.164.453.750 41,86% 2. Dịch vụ thanh toán và quỹ 919.637.766 125,33% 511.805.826 30,95% 3. Thu nhập bất thường 7.166.366 24,40% 22.080.062 60,44% 4. Hoạt động khác 9.128.262 66,84% 12.640.627 55,48%
II. Tổng chi phí 7.657.034.825 42,19% 9.939.887.535 38,52%
1. Lãi huy động 4.804.311.701 105,34% 6.293.922.697 67,21% 2. Lãi điều hòa vốn 2.359.222.203 25,19% 2.638.698.002 22,50% 3. Chi phí điều hành 347.092.289 8,71% 699.711.971 16,15% 4. Nộp thuế và phí 26.074.902 32,89% 157.853.395 149,82% 5. Chi phí khác 120.333.730 76,86% 149.701.470 54,06%
Nhận xét:
Về doanh thu: Nguồn thu chủ yếu của Phòng giao dịch là từ hoạt động tín dụng, bên cạnh đó còn có những nguồn thu từ dịch vụ thanh toán và quỹ, thu nhập bất thường và từ những nguồn khác. Nhìn chung, tình hình doanh thu 3 năm của phòng giao dịch tăng mạnh. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể mức tăng năm 2014 so với 2013 là 52,52% sang năm 2015 mức tăng này là 41,35% so với năm 2014. Ứng với mức tăng năm 2014 là 11.418.610.446 đồng và năm 2015 là 13.710.980.265 đồng. Tổng doanh thu của Phòng giao dịch không ngừng tăng qua các năm cho thấy hoạt động tín dụng luôn đạt kết quả tốt.
Về chi phí: Song hành với doanh thu, tổng chi phí cũng liên tục tăng lên. Cụ thể mức tăng năm 2014 so với 2013 là 7.657.034.825đồng, tăng 42,19% qua năm 2015 mức tăng này là 9.939.887.535 đồng ứng với tỉ lệ tăng 38,52%. Trong nguồn chi phí này phải kể đến lãi điều chuyển vốn, do nguồn vốn huy động được chưa cao nên sự thiếu hụt trong nguồn vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Phòng giao dịch liên tục tăng nhưng mức tăng không đều qua các năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 7.354.406.197 đồng tăng 3.761.575.621 đồng so với năm 2013, ứng với tỷ lệ tăng 104,70%. Năm 2015 tỷ lệ tăng lợi nhuận giảm xuống còn 51,28% so với năm 2014, cụ thể con số tăng là 3.771.092.730 đồng so với năm 2014 và đạt lợi nhuận 11.125.498.926 đồng. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để duy trì ổn định hoạt động kinh doanh và Phòng giao dịch Gia Nghĩa đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch luôn có lãi, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng chi phí. Để có kết quả trên là do sự cần cù, nhiệt tình của tập thể cán bộ nhân viên của PGD, làm việc hiệu quả, không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó khu vực Gia Nghĩa vẫn là vùng đất thuần nông, nguồn huy động từ nông dân là rất ít chủ yếu huy động từ tiểu thương, hộ kinh doanh và cán bộ nhân viên trên địa bàn nên nguồn vốn huy động không cao, dẫn
đến lượng vốn huy động từ Hội sở vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
2.2.2. Tình hình nguồn vốn tại PGD Gia Nghĩa.
Đối với ngân hàng, nguồn vốn là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại và quyết định sự tồn tại là phát triển của ngân hàng.
Nguồn vốn kinh doanh của PGD Gia Nghĩa chủ yếu là nguồn vốn vay của Hội sở, nguồn vốn huy động tại chỗ và những nguồn khác. Trong những năm qua, PGD Gia Nghĩa luôn quan tâm đến các biện pháp gia tăng nguồn vốn. Để rõ hơn ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của PGD Gia Nghĩa từ năm 2013 – 2015
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
1. Vốn huy động 57.011.151.288 31,31% 117.065.047.550 42,99% 195.739.081.263 50,79%
2. Vốn Hội sở 117.090.456.288 64,31% 146.580.733.825 53,83% 179.564.458.850 46,60%
3. Vốn khác 7.970.722.430 4,38% 8.664.907.008 3,18% 10.064.330.950 2,61%
Tổng nguồn vốn 182.072.330.005 100,00% 272.310.688.383 100,00% 385.367.871.063 100,00%
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông) Đơn vị tính: triệu đồng
Tình hình nguồn vốn của Phòng giao dịch Gia Nghĩa tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn huy động được là 182.072.330.005 đồng. Qua năm 2014 nguồn vốn huy động tăng 49,56% so với năm 2013, ứng với 272.310.688.383 đồng. Và tốc độ tăng của năm 2015 năm 2014 là 41,52%, nguồn vốn huy động năm 2015 lên đến 385.367.871.063 đồng. Nhìn vào đây ta có thể khẳng định tình hình nguồn vốn của Phòng giao dịch Gia Nghĩa phát triển theo chiều hướng tốt, nguồn vốn liên tục tăng, điều này thể hiện uy tín cũng như quy mô của PGD không ngừng lớn mạnh.
Nhìn sâu hơn ta có thể thấy tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi theo từng năm. Nếu trong năm 2013 vốn huy động của Hội sở (64,31%) chiếm tỷ trọng hơn gấp đôi vốn huy động tại chỗ (31,31%) thì qua năm 2014 khoảng cách này đã rút ngắn xuống còn 53,83% vốn Hội sở và 42,99% vốn huy động tại chỗ. Không dừng lại ở đó, trong năm 2015 nguồn vốn huy động tại chỗ đã tăng mạnh để chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn (50,79%) còn tỷ trọng nguồn vốn từ Hội sở giảm xuống còn 46,60%. Còn lại số ít là tỷ trọng của nguồn vốn khác, chỉ chiếm từ 2 – 5% trong cơ cấu nguồn vốn. Do PGD chỉ mới thành lập năm 2012 nên trong cơ cấu nguồn vốn nguồn vốn Hội sở luôn chiếm tỷ trọng cao, nhưng sau vài năm hoạt động tốt tỷ trọng nguồn vốn này giảm dần và không còn là nguồn vốn chủ lực.
2.2.3. Phân tích thực trạng huy động vốn tại PGD Gia Nghĩa.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn huy động tại chỗ chính là nguồn tiền gửi, nguồn vốn từ Hội sở là nguồn vốn đi vay (mua lại vốn từ Hội Sở), còn lại là nguồn vốn khác. Mục đích của bài báo cáo này là tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại PGD Gia Nghĩa nên ta chỉ xét đến phần nguồn vốn huy động tại chỗ. Vì đây là phần vốn mà PGD thực sự huy động từ nền kinh tế.
a. Phân theo đối tượng.
Có 2 đối tượng chủ yếu gửi tiền là cá nhân và tổ chức. Trong khu vực thị xã Gia Nghĩa, đối tượng cá nhân gửi tiền là dân cư trong khu vực, tiểu thương và nông dân có tiền nhàn rỗi còn đối tượng tổ chức là những doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương. Bảng số liệu huy động vốn theo đối tượng như sau:
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng từ năm 2013 – 2015.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
1. Cá nhân 44.668.237.089 78,35% 82.097.717.847 70,13% 123.648.377.634 63,17%
2. Tổ chức 12.342.914.269 21,65% 34.967.329.703 29,87% 72.090.703.629 36,83%
Tổng cộng 57.011.151.358 100% 117.065.047.550 100% 195.739.081.263 100%
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: PGD Gia Nghĩa – Chi nhánh Đăk Nông)
Biểu đồ 2.2: Tốc độ huy động vốn theo đối tượng từ năm 2013 – 2015.
Ta có nhận xét chung về tình hình huy động vốn theo đối tượng của PGD Gia Nghĩa như sau: Trong 3 năm hoạt động nhìn chung nguồn tiền gửi tăng mạnh, lượng tiền gửi của các đối tượng khác nhau đều tăng. Nguồn tiền gửi từ cá nhân luôn chiếm tỷ trong cao, tuy nhiên tỷ trọng trong nguồn vốn giảm dần qua các năm, ngược lại nguồn tiền gửi từ nhóm tổ chức có tỷ trọng tăng qua từng năm. Cụ thể, nguồn tiền từ cá nhân giảm dần từ 78,35% năm 2013 xuống 70,13% năm 2014 và 63,17% năm 2015, tuy nhiên lượng tiền huy động được từ nhóm này tăng liên tục từ 44.668.237.089 đồng năm 2013 lên 82.097.717.847 đồng và 123.648.377.634 đồng năm 2015. Nguồn tiền từ tổ chức cũng liên tục tăng về số lượng cũng như tỷ trọng,
năm 2013 huy động được 12.342.914.269 đồng chiếm tỷ trọng 21,65%, năm 2014 huy động tăng đạt 34.967.329.703 đồng chiếm tỷ trọng 29,87% và năm 2015 số tiền huy động là 72.090.703.629 đồng chiếm tỷ trọng 36,83%. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên chứng tỏ PGD Gia Nghĩa đã tạo được niềm tin cho khách hàng, nâng cao vị thế và hình ảnh cho ngân hàng.
b. Phân theo thời gian.